Thị trường lao động.

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay-kinh nghiệm và giải pháp.docx (Trang 30 - 31)

Việc hình thành và quản lý tốt thị trường lao động hiện nay có vai trò quan trọng đối với đào tạo và sử dụng NNL. Nó cung cấp thông tin cho đào tạo NNL để có thể cung ứng nhu cầu nhân lực cả về quy mô, cơ cấu, chất lượng cho CNH, HĐH đồng thời thông qua thị trường lao động, các cơ quan đơn vị kinh tế có điều kiện để tuyển chọn lao động theo yêu cầu của mình. Thông qua thị trường lao động, người lao động tìm được công việc phù hợp với trình độ chuyên môn và sở trường của mình. Do đó cho phép nâng cao hiệu quả sử dụng NNL; xác lập được quan hệ cung-cầu lao động, giảm dần sự mất cân đối giữa đào tạo và sử dụng, khắc phục được tình trạng lãng phí trong đào tạo và sử dụng NNL.

Cơ chế chính sách tuyển dụng NNL: đây là yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả đào tạo và khai thác, sử dụng NNL. Trong cơ chế cũ Nhà nước chủ trương kế hoạch hoá từ việc đào tạo NNL, tuyển dụng, sử dụng cho đến khi thôi việc. Việc thực hiện kéo dài chính sách này đã làm nảy sinh những hiện tượng không tích cực như đào tạo và sử dụng không ăn khớp, dư thừa lao động trình độ đại học, thiếu công nhân lành nghề, triệt tiêu động không kích thích người lao động làm việc có hiệu quả, không khuyến khích nâng cao trình độ tay nghề, chạy theo số lượng trong tuyển dụng lao động mà không chú trọng đến hiệu quả. Quan điểm sử dụng hết nguồn lao động xã hội đã dẫn tới tình trạng tuyển dụng ồ ạt làm cho bộ máy làm việc trở nên cồng kềnh, kém hiệu lực. Việc tuyển dụng theo cơ chế phân công việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, mỗi người đều được nhận một chỗ làm việc như nói trên đã không kích thích được ý thức động cơ của người được đào tạo và dễ rơi vào tình trạng không đúng người đúng việc, hiệu quả lao động thấp.

Với việc tuyển dụng lao động theo cơ chế thị trường, người lao động nào đáp ứng được yêu cầu của đơn vị tuyển dụng thì người đó có việc làm. Cơ chế này đã tạo điều kiện cho người lao động có thể nhận được công việc phù hợp với trình độ năng lực của mình nên hiệu quả lao động cao, đồng thời thông qua việc được nhận thù lao lao động tương xứng với trình độ năng lực, người lao động có ý thức cao

hơn trong việc học tập, rèn luyện nâng cao trình độ và kỹ năng nghề nghiệp và do đó lại làm cho kết quả đào tạo NNL được nâng cao hơn nữa về chất.

Rõ ràng việc đổi mới cơ chế chính sách tuyển dụng lao động là một nhân tố có tác động tích cực tới đào tạo NNL và nâng cao hiệu quả sử dụng NNL trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay-kinh nghiệm và giải pháp.docx (Trang 30 - 31)