Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo.

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay-kinh nghiệm và giải pháp.docx (Trang 82 - 84)

Bảng 2.6 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ở Bắc Ninh thời kỳ 1997-2005.

3.2.1. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo.

Mục tiêu của xã hội hóa giáo dục là huy động sự tham gia của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổ chức đều được đóng góp cũng như hưởng thụ; động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước; cho phép tổ chức các trường, lớp tư thục ở các ngành học mầm non và dạy nghề, các trường, lớp bán công, dân lập ở các bậc học phổ thông, cao đẳng, đại học để vừa mở rộng qui mô giáo dục, vừa thu hút sự đóng góp tài chính của nhân dân; Xã hội hóa giáo dục đào tạo là làm cho giáo dục đào tạo đáp ứng được yêu cầu đa dạng, phong phú của xã hội, của từng ngành, từng địa phương, phát triển đa dạng, mềm dẻo và gắn với tiến trình phát triển KT-XH, đồng thời thu hút được nhiều nguồn lực tham gia xây dựng và phát triển sự nghiệp Giáo dục đào tạo, tạo nên sự gắn kết giữa cá nhân với xã hội, giữa xã hội với ngành giáo dục đào tạo. Muốn vậy Bắc Ninh cần:

-Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể về tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề. Quan tâm tạo điều kiện cho mọi người được học tập và học tập suốt đời thông qua việc xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng tại các địa phương, các trung tâm dạy nghề. Tôn vinh nghề dạy học và tăng cường đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Củng cố Hội đồng Giáo dục và Hội khuyến học các cấp. Tiếp tục đẩy mạnh việc lập và sử dụng có hiệu quả quỹ khuyến học (chú ý tăng cường đối với dạy nghề), quỹ

-Huy động mọi nguồn lực và tăng cường trách nhiệm đối với đào tạo NNL. Bằng cách đó giải quyết những bức xúc về NNL, khắc phục những bất cập về đào tạo NNL ở Bắc Ninh hiện nay nhằm thực hiện mục tiêu KT-XH của tỉnh đề ra. Tỉnh cần có cơ chế nhằm khuyến khích đầu tư các cơ sở dạy nghề trong các thành phần kinh tế. Một mặt tỉnh đầu tư phát triển quy mô dạy nghề công lập, tăng đầu tư cho các quỹ khuyến công, khuyến nông và mặt khác coi trọng, khuyến khích phát triển các cơ sở đào tạo bán công, tư thục, cơ sở dạy nghề trong doanh nghiệp để tạo lập một hệ thống dạy nghề liên hoàn gắn lý thuyết với thực hành ở cả ba cấp trình độ: bán lành nghề-lành nghề-trình độ cao. Việc đào tạo lao động có trình độ lành nghề và trình độ cao cần phân công cho các trường dạy nghề, các trường THCN và cao đẳng kỹ thuật có chức năng dạy nghề, việc đào tạo trình độ bán lành nghề giao cho các trung tâm dạy nghề, các cơ sở dạy nghề ngắn hạn của tập thể và tư nhân trong các làng nghề với những chương trình linh hoạt.

-Kêu gọi bà con Việt kiều, các nhà doanh nghiệp trẻ thành đạt trong tỉnh tài trợ cho các trường và các trung tâm dạy nghề dưới các hình thức như: hỗ trợ về tài chính và trang thiết bị dạy học, quỹ khuyến học, học bổng…

-Để giải quyết thỏa đáng mối quan hệ cung cầu về nhân lực và thực hiện các mục tiêu về giải quyết việc làm, gắn đào tạo với sử dụng NNL, cần:

+ Có nhận thức mới: coi Giáo dục đào tạo, một lĩnh vực dịch vụ có thu. Trên cơ sở thừa nhận thị trường lao động, tất yếu phải thừa nhận sản phẩm dịch vụ giáo dục đào tạo là hàng hóa công cộng và do đó tất yếu phải vận dụng cơ chế thị trường và đặt nó trong xu hướng toàn cầu hóa. Song cũng cần thấy rằng, sản phẩm giáo dục đào tạo là hàng hóa công cộng đặc biệt. Tính đặc biệt của nó là ở chỗ gắn trực tiếp với con người, gắn với ý thức xã hội, do đó gắn với mục tiêu "trồng người" như Bác Hồ đã dạy và khi vận dụng cơ chế thị trường phải chịu sự chi phối của định hướng xã hội chủ nghĩa và tính chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Bằng cách đó thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục-đào tạo, góp phần giải quyết những bất cập trong lĩnh vực đào tạo hiện nay.

+Thực hiện mô hình liên kết giữa Uỷ ban Nhân dân tỉnh - doanh nghiệp và các cơ sở sử dụng nhân lực - người học, với phương châm nhà nước hỗ trợ, nhà doanh nghiệp giúp đỡ và gia đình người học đóng góp.

+Bắc Ninh cần có cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cho đào tạo nghề dưới hình thức trường tư để giải quyết những bất cập hiện nay.

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay-kinh nghiệm và giải pháp.docx (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w