Để tăng nhanh số lượng và tỷ lệ lao động có trình độ học vấn tốt nghiệp THCS thì khó có thể thực hiện được các mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế cũng như giải quyết việc làm cho người lao động trong những năm tới (Xem bảng 2. 3).
Bảng số 2.3. Trình độ học vấn phổ thông ở Bắc Ninh thời kỳ 1997-2005.
Đơn vị tính: %
Thời gian
Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2005
Không biết chữ 4,46 4,12 3,08 3,10 1,07
Chưa tốt nghiệp tiểu học 15,02 15,00 14,07 13,32 6,20 Đã tốt nghiệp tiểu học 24,26 25,78 25,09 24,71 26,53 Đã tốt nghiệp THCS 44,51 44,03 44,92 44,46 45,59 Đã tốt nghiệp THPT 11,75 11,07 12,12 14,41 20,61
Nguồn: UBND tỉnh Bắc Ninh năm 2005 [17] .
Kinh phí đầu tư cho giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bắc Ninh tăng hàng năm, từ năm 1997 đến 2005: “Năm 1997: 101.833 triệu đồng, năm 1998: 133.552 triệu đồng, năm 1999: 143.843 triệu đồng, năm 2000: 183.671 triệu đồng, năm 2005: 387.511 triệu đồng” [21, tr. 296].
Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung và Bắc Ninh nói riêng đã đòi hỏi đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất kinh doanh để nhanh chóng đưa trình độ kỹ thuật, công nghệ lên trình độ tiên tiến, hiện đại, khôi phục, phát triển và khai thác có hiệu quả các ngành, nghề trong nền kinh tế. Trong bối cảnh đó phát triển đào tạo sẽ góp phần đáp ứng được nhu cầu đa dạng về NNL cho nền sản xuất xã hội, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm và tự tạo việc làm của người lao động.
Trong nhiều năm qua hoạt động đào tạo NNL ở tỉnh Bắc Ninh đã đạt được những thành tựu đáng kể sau đây:
2.3.1.1. Giáo dục phổ thông, số lượng và chất lượng được nâng cao.
Tính đến nay hệ thống trường, lớp được xây dựng rộng khắp trong toàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu học tập của nhân dân với các loại hình công lập, ngoài công lập, phương thức chính qui và không chính qui. Bắc Ninh là tỉnh đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ thông cơ sở. Trong toàn tỉnh có 312 trường phổ thông(trong đó có 30 trường THPT), với 223.535 học sinh, trong đó học sinh THPT là 47.238 học sinh. Tính bình quân cứ một vạn dân có 2.263 học sinh. Năm học 2004-2005 toàn tỉnh có 223.528 học sinh tốt nghiệp các cấp, riêng THPT có 47.231 học sinh. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp là 99%, chất lượng giáo dục được cải thiện, số học sinh giỏi của tỉnh hằng năm đều tăng, qua các khối.(Xem bảng 2.4).
Bảng 2.4. Tỷ lệ học sinh giỏi trong giáo dục phổ thông ở Bắc Ninh.
Đơn vị tính: %
Năm học
Khối 2001-2002 2002-2003 Tỷ lệ học sinh giỏi2003-2004 2004-2005
Khối tiểu học 16,6 22,43 33,47 33
Khối THCS 7,1 10,19 14,76 18,9
Khèi THPH 1,66 2,41 3,01 3,51
Số học sinh giỏi THPT 2001-2005 đạt giải quốc gia: Năm học 2001-2002 có 51 em; 2002-2003 có 50 em; 2003-2004 có 41 em, 2004-2005 có 38 em, trong đó có một học sinh đạt huy chương bạc quốc tế năm 2001. Số học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hằng năm ngày càng tăng: năm học 2001-2002 có 2.739 em, 2002-2003 có 2.913 em, 2003-2004 có 3.422 em, 2004-2005 có 3.917 em. Hầu hết các trường THCS và THPT đều tổ chức cho học sinh được học nghề (95%). Cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục có nhiều chuyển biến, xoá bỏ hoàn toàn lớp học tranh tre và tình trạng học 3 ca.
2.3.1.2. Thực trạng đào tạo đại học, cao đẳng, THCN và dạy nghề.
-Kết quả những năm gần đây điều tra cho thấy trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động ở Bắc Ninh.(Xem bảng 2.5):
Bảng 2.5.Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động ở Bắc Ninh thời kỳ 1997-2005.
Đơn vị tính: %
Thời gian
Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2005
Không có chuyên môn kỹ thuật 92,96 90,40 90,40 88,23 67,11 Trình độ sơ cấp và CNKT
không bằng 1,88 4,07 3,27 4,05 19,02
CNKT có bằng 1,13 1,59 1,78 2,40 4,14
Trung học chuyên nghiệp 2,64 2,43 2,50 2,71 5,54 Cao đẳng và đại học trở lên 1,39 1,51 2,05 2,61 4,19
Tổng số 100 100 100 100 100
Nguồn: UBND tỉnh Bắc Ninh năm 2005[17] .
Như vậy, số người chưa được đào tạo nghề còn rất cao chiếm 67,11% lực lượng lao động của tỉnh. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ rất thấp: 32,89% (năm 2005) và qua các năm tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chuyển biến rất chậm, năm 1997 là 7,04%, năm 1998: 9,60%, năm 1999: 9,60%, năm 2000: 11,77%, năm 2005 là:32,89% ..
Chất lượng lao động chuyên môn kỹ thuật của tỉnh còn nhiều bất cập. Lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Chưa được đào tạo đủ trình độ quy định, năng lực thích ứng với việc làm trong nền kinh tế chuyển đổi còn yếu.
Tỷ lệ lao động chuyên môn kỹ thuật còn thấp, cơ cấu đào tạo mất cân đối với nhu cầu sử dụng.
Xét trong tổng số lao động chuyên môn kỹ thuật năm 2005 của tỉnh, cơ cấu như sau: sơ cấp và CNKT không bằng: 19,03%; CNKT có bằng: 4,14%, cao đẳng và đại học trở lên: 4,19%.
Tính gộp cả sơ cấp, CNKT không bằng và có bằng là một bậc để so sánh với bậc THCN và bậc cao đẳng, đại học (kể cả sau đại học), cơ cấu đào tạo CNKT/THCN/ cao đẳng, đại học là 2,4/1/1; nghĩa là ứng với 1 lao động có trình độ cao đẳng, đại học thì có 1 lao động trình độ THCN và 2,4 lao động trình độ sơ cấp, CNKT. So với các nước có mức GDP bình quân đầu người từ 200-300 USD là 7/2/1 thì thấy cơ cấu lao động chuyên môn kỹ thuật của tỉnh hiện nay là bất hợp lý. Sự bất hợp lý này có nguyên nhân bắt nguồn từ sự bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo của tỉnh trong thời gian vừa qua.
Ngoài ra, nguyên nhân khách quan của tình trạng này là do 88,78% dân cư và 87% lực lượng lao động ở tỉnh đang làm việc trên địa bàn nông thôn, nơi mà công việc lao động sản xuất chưa đặt ra yêu cầu bức xúc về đào tạo nghề; chỉ có 29,69% người lao động ở nông thôn đã trải qua đào tạo nghề nghiệp, trong khi đó con số này ở thành thị là 52,88%.
Trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, tỷ lệ CNKT còn thấp, chỉ có dưới 5% so với toàn bộ lực lượng lao động của tỉnh. Điều đáng lưu ý là trong đó hơn một nửa CNKT tuy đã được đào tạo nhưng không có bằng. Rõ ràng, đào tạo nghề đang là vấn đề bức xúc đối với lực lượng lao động không chỉ ở nông thôn mà ở cả thành thị.
Hệ thống màng lưới các cơ sở đào tạo đã được hình thành và ngày càng mở rộng. Tính đến năm 2005, trên địa bàn tỉnh có 4 trường cao đẳng và đại học, 9 trường trung cấp của trung ương và của tỉnh, 3 trung tâm giới thiệu việc làm cùng với 103 cơ sở dạy nghề và truyền nghề của cá nhân và tập thể mỗi năm có thể dạy nghề cho khoảng 5.000 người. Trong 62 làng nghề, có 30 làng nghề truyền thống,
32 làng nghề mới. Làng nghề hoạt động ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế. Kết quả điều tra lao động việc làm ở Bắc Ninh năm 2005 cho thấy:
Người lao động được kèm cặp, truyền nghề là 121.430 người chiếm 23,25%. Số người lao động được đào tạo đang làm việc trong các ngành kinh tế là: trong công nghiệp-xây dựng: 152.086 người chiếm 29,12%; số lao động trong ngành, nông nghiệp: 252.262 người chiếm 48,29%; số lao động trong ngành dịch vụ: 118.020 người, chiếm 22,59%.
- Tỷ lệ lao động được đào tạo ở tỉnh Bắc Ninh gần bằng mức bình quân chung của cả nước. Số lao động chưa qua đào tạo đang hoạt động trong các ngành kinh tế là 67,37%.
-Cơ sở dạy nghề do tỉnh quản lý: Trường công nhân kỹ thuật Bắc Ninh, ngành nghề đào tạo gồm: Nhóm nghề điện: điện lạnh, điện XN, vận hành bơm điện, quản lý thuỷ nông, máy nổ, xe máy, nhóm nghề cơ khí: Gò, hàn, tiện, nguội sơ chế, may công nghiệp: Năng lực đào tạo: 450 học sinh/năm, trung bình có 200 học sinh hệ dài hạn (bậc 3/7) và khoảng 100 học sinh hệ ngắn hạn (2/7). Đội ngũ giáo viên 32 người, trong đó Đại học 11, cao đẳng 8, trung cấp 4; công nhân 9. Tỉ lệ học sinh ra trường hàng năm ổn định ở mức 90%.
Trung tâm giới thiệu việc làm có nhiệm vụ: Tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động, đào tạo nghề ngắn hạn cho các đơn vị sử dụng lao động. Năng lực đào tạo 200 người/năm. Ngành nghề đào tạo: May công nghiệp, tin học, ngoại ngữ, sửa chữa xe máy. Tỷ lệ học sinh qua đào tạo: 100%.
Các cơ sở dạy nghề tư nhân: Toàn tỉnh có: 97 cơ sở. Ngành nghề đào tạo chủ yếu: May, điện tử, tin học, mộc dân dụng, mỹ nghệ, cắt tóc, làm đầu...vv. Năng lực đào tạo: từ 300 đến 350 người/năm.
Các cơ sở dạy nghề của Trung ương, quân đội đóng trên địa bàn tỉnh:
Trường công nhân xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn có quy mô đào tạo: 600 học sinh/năm, trong đó học sinh Bắc Ninh là 200, nghề đào
tạo: Nề, điều khiển máy cẩu, máy xúc, kỹ nghệ sắt xây dựng, điện dân dụng, cống thoát nước, mộc dân dụng.
Trường trung học Thuỷ sản: Quy mô đào tạo 200 học sinh/năm (riêng Bắc Ninh 100 học sinh/năm), nghề đào tạo: Công nhân nuôi trồng thủy sản, hải sản.
Trường quản lý kinh tế công nghiệp Từ Sơn: có quy mô đào tạo: 80 - 100 học sinh/năm, số học sinh Bắc Ninh: 80-100 học sinh.
Trung tâm dịch vụ việc làm Quân khu I:có quy mô đào tạo 300 học sinh, số học sinh ở Bắc Ninh chiếm 80%, nghề đào tạo: Lái xe, sửa chữa ô tô.
Như vậy, do chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, Bắc Ninh phấn đấu đến năm 2015 thành tỉnh công nghiệp, thì việc chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế quốc dân đặt ra nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác dạy nghề.