Tạo nhiều việc làm mới để có thể toàn dụng lao động.

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay-kinh nghiệm và giải pháp.docx (Trang 86 - 88)

Bảng 2.6 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ở Bắc Ninh thời kỳ 1997-2005.

3.2.4. Tạo nhiều việc làm mới để có thể toàn dụng lao động.

Có thể nói, tạo nhiều việc làm là một nhiệm vụ bức bách ở Bắc Ninh hiện nay khi số lao động chưa có việc làm và số lao động bổ sung ngày càng gia tăng và chủ yếu lại tập trung ở nông thôn. Để tạo việc làm thu hút được nhiều lao động cần tập trung thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Một là, chuyển dịch và phát triển cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn trên cơ sở các lợi thế của địa phương, nhanh chóng hiện thực hóa các dự án đầu tư vào tỉnh, do đó đầu tư phát triển khu vực nông thôn, đẩy nhanh đô thị hóa, phát triển ngành nghề sẽ làm tăng nhu cầu lao động tại chỗ, tăng việc làm, nhanh chóng giảm thiểu số lao động chưa có việc làm và số lao động có việc làm không đầy đủ, thời gian nông nhàn của nông dân, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn đồng thời gắn được lao động với đất đai tài nguyên của tỉnh. Muốn vậy cần:

-Nhanh chóng thực hiện việc giải phóng mặt bằng, hoàn thiện hành lang pháp lý và xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất để các dự án đầu tư của các doanh nghiệp trong, ngoài nước vào tỉnh được thực thi có hiệu quả.

-Cho phép các tổ chức, cá nhân thuê đất lâu dài, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để họ yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh hình thành nên các khu công nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn.

- Phát triển kinh tế hộ gia đình, làng nghề, phát triển kinh tế trang trại đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp nông thôn.

- Tạo điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất (chuyển một phần hợp lý diện tích trồng lúa sang làm vườn hoặc nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao).

Hai là, đẩy mạnh việc khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống và tạo nghề mới, một hướng đi hiệu quả, vừa tận dụng được nguồn lao động trong khu vực nông nghiệp nông thôn, vừa khai thác được nguồn tài nguyên phong phú đa dạng đối với tạo việc làm. Việc phát triển làng nghề ở Bắc Ninh không chỉ tạo việc làm cho người lao động mà còn có thể thu hút thời gian của lao động phụ góp phần tiết kiệm thời gian, tăng thêm thu nhập, giảm thiểu các tệ nạn xã hội. Muốn vậy cần ưu tiên giải quyết về vốn đặc biệt là nguồn vốn lãi suất thấp hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết mặt bằng. Mở rộng thị trường, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để bảo đảm số lượng và chất lượng tốt cho phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm trong các làng nghề.

Ba là, khuyến khích phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh quy mô vừa và nhỏ, bởi đây là khu vực kinh tế năng động, hiệu quả hoạt động khá cao, đóng góp đáng kể vào GDP của tỉnh, tạo nhiều việc làm và thu hút NNL đáng kể hiện nay. Năm 2001 khu vực này đã thu hút tạo thêm việc làm cho 5.500 lao động. Năm 2002 tạo việc làm thêm cho 6.000 lao động. Năm 2003 tạo việc làm cho 7.000 lao động. Muốn vậy, Uỷ ban Nhân dân tỉnh cần khuyến khích, hỗ trợ khu vực này về vốn thông qua hình thức bảo lãnh tín dụng và vay vốn ưu đãi từ quỹ phát triển, về thông tin kỹ thuật, mặt bằng sản xuất, bảo đảm sự bình đẳng và tạo niềm tin cho các chủ đầu tư, có thể giảm thuế trong thời gian đầu khi sản xuất các mặt hàng mới có hiệu quả kinh tế cao.

Bốn là, đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Trong nhiều năm qua xuất khẩu lao động được coi là một định hướng quan trọng, mũi nhọn trong việc tạo việc làm cho hiệu quả cao, nhưng hiện nay xuất khẩu lao động đang gặp khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu mà tỉnh đề ra năm 2004 (1.200 lao động). Số lao động đưa sang nước bạn làm việc còn ít, không tương xứng với tiềm năng lao động rất dồi dào của tỉnh, trong khi đó nhu cầu lao động ở nước bạn vẫn rất lớn (như Hàn Quốc, Đài Loan). Vì vậy, cần tập trung tuyên truyền giáo dục nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nhận lao động, nâng cao sự hiểu biết về phong tục tập quán, khả năng giao tiếp ngoại ngữ, nâng cao ý thức chấp hành các nguyên tắc trong hợp tác lao động cho người lao động. Hình thành và hoàn thiện mạng lưới chuyên đào tạo NNL cho xuất khẩu. Tập trung đào tạo, chuẩn bị NNL có tay nghề và chất lượng cao (bởi trong số lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài mới chỉ có 4% lao động chất lượng cao còn lại là lao động phổ thông) đáp ứng thị trường lao động của khu vực và thế giới, nhất là các ngành xây dựng, điện tử, tin học. Mặt khác cần thực hiện tốt chính sách cho vay vốn thế chấp để người lao động có cơ hội đi xuất khẩu lao động với mức chi phí thấp, duy trì giữ vững thị trường truyền thống và xây dựng các thị trường mới.

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay-kinh nghiệm và giải pháp.docx (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w