Tăng cường vai trò của nhà nước và chính quyền địa phương Bắc Ninh đối với việc đào tạo và sử dụng NNL.

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay-kinh nghiệm và giải pháp.docx (Trang 92 - 97)

Bảng 2.6 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ở Bắc Ninh thời kỳ 1997-2005.

3.2.7.Tăng cường vai trò của nhà nước và chính quyền địa phương Bắc Ninh đối với việc đào tạo và sử dụng NNL.

Ninh đối với việc đào tạo và sử dụng NNL.

3.2.7.1. Đổi mới cơ cấu hệ thống đào tạo, tăng nhanh dạy nghề.

Trong điều kiện hiện nay, lợi thế tương đối về lao động giản đơn đã mất dần ý nghĩa, lợi thế đã thuộc về những quốc gia nào có lực lượng lao động được đào tạo có trình độ ngang tầm với đòi hỏi của công nghệ hiện đại. Vì vậy việc đào tạo NNL ở nước ta phải gắn với sự phát triển của khoa học công nghệ, phải tạo ra

được đội ngũ lao động phù hợp với trình độ công nghệ hiện đại theo hướng tiếp cận nhanh với kinh tế tri thức. Như phần thực trạng đã chỉ rõ, do cơ cấu của NNL qua đào tạo ở nước ta nói chung và ở Bắc Ninh nói riêng đang có sự mất cân đối nghiêm trọng giữa đào tạo đại học, cao đẳng-THCN-dạy nghề. Cho nên trong những năm trước mắt cần phải điều chỉnh cơ cấu đào tạo theo hướng mở rộng quy mô dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu về số công nhân kỹ thuật rất lớn hiện nay. Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho việc khôi phục và phát triển dạy nghề cụ thể là:

-Phát triển và hoàn thiện hệ thống các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề để đáp ứng yêu cầu học nghề cho nhân dân. Khuyến khích các doanh nghiệp mở lớp, mở trường dạy nghề tăng cường hệ thống đào tạo kèm cặp như thợ cả kèm thợ phụ, bồi dưỡng ngoài giờ làm việc theo chuyên ngành gắn với những thay đổi của kỹ thuật công nghệ.

-Nhà nước cần tăng dần tỷ trọng đầu tư từ ngân sách hỗ trợ cho các địa phương, điều chỉnh phân bố cơ cấu ngân sách theo hướng ưu tiên hơn cho lĩnh vực dạy nghề, bên cạnh đó cần khuyến khích huy động các nguồn đóng góp của xã hội cho dạy nghề, cho các quỹ khuyến công, khuyến nông. Có chính sách khuyến khích đội ngũ cán bộ trong các trường đại học,.. cao đẳng, các viện nghiên cứu, các trường dạy nghề, mở rộng quy mô nghiên cứu khoa học, gắn khoa học với sản xuất, giảng dạy với thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và thúc đẩy KT-XH phát triển.

-Uỷ ban nhân dân tỉnh cần tăng cường sự quản lý nhà nước và tăng đầu tư đối với giáo dục đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề nhằm điều chỉnh những hoạt động chệch hướng để nâng cao chất lượng đào tạo, mở mang các mô hình giáo dục đào tạo mới. Có chính sách hỗ trợ về tài chính đối với việc đào tạo NNL cho vùng miền núi.

-Tăng cường mối quan hệ giữa cơ sở sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo NNL dưới sự quản lý của chính quyền Tỉnh, đồng thời có chính sách và định mức

cụ thể để các doanh nghiệp đóng góp cho việc sử dụng lao động theo trình độ đào tạo.

-Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về đào tạo NNL. Huy động vốn đầu tư cho đào tạo nghề thông qua các tổ chức quốc tế UNICEF, UNESCO, WB, và các tổ chức phi chính phủ.

3.2.7.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách đào tạo và sử dụng NNL.

Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế ở nước ta trong thời gian qua cơ chế chính sách sử dụng NNL cũng đã có những đổi mới căn bản theo hướng gắn với cơ chế thị trường. Cơ chế này đã bước đầu phát huy được vai trò tích cực trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng NNL, tuy nhiên nó cũng bộc lộ những hạn chế và gây lãng phí không nhỏ về NNL. Vì vậy cần phải tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách sử dụng để phát huy được vai trò to lớn của NNL trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH theo các nội dung sau đây:

-Thực hiện nhất quán chính sách tuyển dụng và sử dụng lao động theo cơ chế thị trường.

-Có chính sách hỗ trợ cho người sử dụng nhiều lao động và có chính sách khuyến khích cơ sở sử dụng lao động áp dụng công nghệ mới để thu hút và khai thác được NNL đã qua đào tạo khắc phục tình trạng chảy máu chất xám.

- Có chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút nhân tài (những nhà khoa học, các nhà quản lý, kinh doanh giỏi, giáo viên giỏi…) về làm việc ở Bắc Ninh.

Các giải pháp nêu trên đối với đào tạo và sử dụng NNL có mối quan hệ chặt chẽ với nhau đòi hỏi phải được thực hiện một cách đồng bộ. Kết quả của việc thực hiện thể hiện rõ việc nhận thức và giải quyết một cách linh hoạt, đồng bộ mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng NNL, giữa cung và cầu NNL trong từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH ở Bắc Ninh .

KẾT LUẬN

Nghiên cứu đề tài “Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay-kinh nghiệm và giải pháp” tác giả luận văn đã hoàn thành được những mục tiêu đặt ra trong nghiên cứu và có những đóng góp sau:

-Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về đào tạo và sử dụng NNL trơng quá trình CNH, HĐH với việc làm rõ một số khái niệm cơ bản về việc đào tạo và sử dụng NNL, sự cần thiết khách quan của đào tạo và sử dụng NNL trong CNH, HĐH. Đồng thời luận văn cũng làm rõ những nội dung của đào tạo và sử dụng NNL được đào tạo trong phát triển KT-XH cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đào tạo và sử dụng NNL. Luận văn cũng làm rõ tác động của đào tạo và sử dụng NNL đối với sự phát triển kinh tế ở nước ta trong thời gian qua.

-Luận văn đã làm rõ chủ trương của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương về giáo dục, đào tạo và sử dụng NNL. Trên cơ sở đó luận văn đi sâu nghiên cứu và đánh gía thực trạng về đào tạo và sử dụng NNL ở tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua (1997 đến nay). Từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm về giáo dục, đào tạo và sử dụng NNL.

-Xuất phát từ mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh và những yêu cầu đặt ra trong CNH, HĐH, luận văn đã làm rõ phương hướng đào tạo và sử dụng NNL của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. Đó là tiếp tục đào tạo và đào tạo lại NNL cả về số lượng và chất lượng; giải quyết đúng đắn mối quan hệ về NNL và sử dụng có hiệu quả NNL của tỉnh, trong đó đặc biệt là NNL đã qua đào tạo. Để hướng tới giải quyết tốt phương hướng đặt ra trong giáo dục, đào tạo và sử dụng NNL nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương, luận văn đã đưa ra hệ thống giải pháp nhằm tăng thêm tính hiệu quả về giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH của địa phương đó là:Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục và đào tạo; Xây dựng mới và tăng cường cơ sở vật chất cho các trường dạy nghề, các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, trung tâm kỹ thuật tổng hợp; Nâng cao chất

lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý; Tạo nhiều việc làm mới để có thể toàn dụng lao động; Nâng cao hiệu quả sử dụng NNL; Hình thành và phát triển thị trường lao động; Tăng cường vai trò của nhà nước và chính quyền địa phương Bắc Ninh đối với việc đào tạo và sử dụng NNL. Đổi mới cơ cấu hệ thống đào tạo, tăng nhanh dạy nghề. Hoàn thiện cơ chế chính sách đào tạo và sử dụng NNL.

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay-kinh nghiệm và giải pháp.docx (Trang 92 - 97)