tạo và sử dụng NNL của tỉnh Bắc Ninh.
-Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khoá IX, thông qua ngày 06/11/1996 và Chỉ thị số 857/CT-TTg ngày 15/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới, tỉnh Bắc Ninh được tái lập đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính từ 01/01/1997.
-Vị trí địa lý: Tỉnh Bắc Ninh phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Giang, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam và tây giáp thành phố Hà Nội và là cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội(trung tâm giáo dục và đào tạo lớn), nằm trong tam giác phát triển kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, đó là lợi thế đồng thời cũng là thách thức, làm tăng sức cạnh tranh các mặt hàng sản xuất cũng như phát triển giáo dục đào tạo và sử dụng NNL của tỉnh .
-Kết cấu hạ tầng KT-XH ở tỉnh Bắc Ninh đã và đang được nâng cấp, cải tạo, đầu tư tập trung trên hầu hết các lĩnh vực giao thông vận tải, viễn thông, bưu điện … tạo tiền đề cho công nghiệp hoá-hiện đại hoá.
-Cơ cấu kinh tế của tỉnh thay đổi: Năm 2000, công nghiệp-xây dựng cơ bản 35,7%, nông nghiệp 38,0%, dịch vụ 26,3% thì năm 2005 cơ cấu kinh tế là: công nghiệp - xây dựng cơ bản 47,1%, nông nghiệp 25,7%, dịch vụ 27,2%, rõ ràng đang có sự chuyển dịch cơ cấu chuyển dần từ nông nghiệp sang công nghiệp mạnh mẽ có tác động tích cực đến đào tạo và sử dụng NNL.
Tổng sản phẩm (GDP) trong tỉnh năm 2005 đạt 4.785 tỷ đồng (giá so sánh 1994), bình quân đầu người tương đương 525,7 USD. Nhịp độ tăng bình quân hàng năm 14% trong giai đoạn 2000-2005(xem phụ lục 2).
-Giá trị sản suất công nghiệp tăng bình quân 26,1%/năm. Nếu so sánh năm 2005 với năm 1996 (trước ngày tái lập tỉnh) thì gấp gần 11 lần. Tính đến nay trên địa bàn có 20.000 hộ cá thể và 1.369 doanh nghiệp tham gia sản xuất trong ngành công nghiệp.
-Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng bình quân 5,8%/năm(theo giá năm 1994).
-Dịch vụ có bước tiến bộ đáng kể: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 22,4%/năm; khối lượng vận chuyển hàng hoá tăng 21,2%/năm, vận chuyển hành khách tăng 9,25%/năm. Bưu chính viễn thông phát triển cả về số lượng và chất lượng, số máy điện thoại tăng từ 2,5 máy/100 dân năm 2000 lên 17,2 máy/100 dân năm 2005, gấp 5,2 lần.
-Cơ cấu lao động cũng chuyển dịch nhanh theo hướng tích cực: tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp-xây dựng tăng từ 14% năm 2000 lên 29,12% năm 2005, các ngành dịch vụ tăng từ 12,4% lên 22,59%, ngành nông, lâm, thuỷ sản đã giảm từ 73,6% xuống còn 48,29%. Đây là điểm nổi bật nhất và có tính khác biệt của Bắc Ninh so với các tỉnh trong vùng trong cả nước.
-Thu chi ngân sách nhà nước đạt khá: Tổng thu ngân sách nhà nước tăng bình quân hàng năm 34,7%, năm 2005 đạt 1.067 tỷ đồng, gấp 4,4 lần so với năm 2000. Chi cho đầu tư phát triển tăng 31,6%/năm. Tập trung ưu tiên đầu tư cho các nhiệm vụ như giáo dục-đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao.
-Đầu tư phát triển kinh tế xã hội được chú trọng, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội được tăng cường, bộ mặt đô thị và nông thôn ngày cang đổi mới. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm qua đạt trên 12 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm trên 26%, chiếm hơn 40% GDP, trong đó 95% là vốn đầu tư trong nước.
NNL. GDP bình quân đầu người năm 2000 đạt 3,5 triệu đồng, năm 2005 đạt 8,3 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 9,8% năm 2000 xuống còn 3,5% năm 2005. (Chuẩn nghèo-Quyết định 1143/QĐ-LĐ-TBXH, ngày 1/11/2000 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH). Các chương trình đào NNL, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo được thực hiện tốt.
-Hoạt động giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh đã hướng vào mục tiêu ‘nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài’. Quy mô đào tạo ở các cấp, ngành học được mở rộng, đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS năm 2002, đây là nền tảng quan trọng cho việc nâng cao chất lượng NNL của tỉnh trong tương lai. Mạng lưới trường, lớp được mở rộng đáp ứng quy mô tăng lên của các cấp học; trường học được kiên cố hoá, đến nay tỷ lệ kiên cố hoá các trường phổ thông là 72,1%. Hệ thông trường chuẩn quốc gia được xây dựng và hướng tới hiện đại hoá. Hầu hết các xã, phường, thị trấn đều có nhà trẻ, mẫu giáo, trường tiểu học và THCS.
-Bắc Ninh là một vùng đất địa linh nhân kiệt, có lịch sử văn hoá lâu đời, giàu truyền thống văn hiến, khoa bảng, một trung tâm văn hoá của người Việt cổ. nơi sinh ra các anh hùng hào kiệt cho đất Việt nghìn năm lịch sử như: Lý Công Uẩn, Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Quốc Việt...
-Văn hoá-xã hội có nhiều tiến bộ: Sinh hoạt văn hoá quần chúng được tổ chức thường xuyên góp phần giáo dục truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, từng bước phát triển nền văn hoá tiên tiến.
Do nhịp độ tăng trưởng kinh tế luôn giữ ở mức cao, các lĩnh vực xã hội có nhiều tiến bộ nên chỉ số phát triển con người (HDI) ở tỉnh Bắc Ninh đều tăng lên mỗi năm. Nếu như năm 2000 chỉ số phát triển con người của Bắc Ninh ngang bằng với chỉ số HDI của cả nước và xếp thứ 13 trong 61 tỉnh, thành phố (thuộc nhóm có trình độ phát triển trung bình khá) thì đến năm 2005 đạt 0,724 và cao hơn bình quân chung cả nước. Đáng chú ý, chỉ số tuổi thọ, chỉ số tri thức đều cao hơn hẳn mức bình quân chung của cả nước và đứng ở hàng các
tỉnh, thành phố phát triển. Đây chính là động lực để tỉnh Bắc Ninh cùng cả nước vững bước đi trên con đường CNH, HĐH.
-Hoạt động y tế, chăm sóc sức khoẻ, dân số, gia đình và trẻ em được thực hiện tốt. Cán bộ y tế có bước phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng, 100% trạm y tế có bác sỹ, trên 50% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Ngành y tế đã thực hiện đa dạng hoá hình thức khám, chữa bệnh theo Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân. Góp phần đa dạng hoá loại hình chăm sóc sức khoẻ các tầng lớp dân cư, tạo cơ hội bảo đảm sự công bằng trong công tác khám và chữa bệnh, nhằm nâng cao chất lượng NNL.
Như vậy, KT-XH tỉnh Bắc Ninh phát triển sẽ tác động tích cực đến đào tạo