Xây dựng mới và tăng cường cơ sở vật chất cho các trường dạy nghề, các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, trung tâm kỹ thuật tổng hợp.

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay-kinh nghiệm và giải pháp.docx (Trang 84 - 85)

Bảng 2.6 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ở Bắc Ninh thời kỳ 1997-2005.

3.2.2. Xây dựng mới và tăng cường cơ sở vật chất cho các trường dạy nghề, các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, trung tâm kỹ thuật tổng hợp.

nghề, các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, trung tâm kỹ thuật tổng hợp.

Trong quá trình đổi mới, hệ thống dạy nghề được cơ cấu lại theo hướng tăng cường cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực cho thị trường lao động trong tỉnh và xuất khẩu lao động; việc phát triển hệ thống các trường đào tạo công nhân kỹ thuật nhằm thu hút phần lớn số học sinh phổ thông của tỉnh không đủ điều kiện vào học cao đẳng, đại học, đào tạo họ trở thành lực lượng lao động kỹ thuật bảo đảm cung cấp cho các ngành kinh tế theo yêu cầu CNH-HĐH và phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu lao động kỹ thuật là việc làm cần thiết hiện nay ở Bắc Ninh. Để tạo điều kiện cho con em Bắc Ninh, nhất là con em các gia đình khó khăn có cơ hội học tập và thực hiện tốt phân luồng học sinh, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động. Tỉnh Bắc Ninh cần:

-Tăng cường đầu tư cho giáo dục - đào tạo, coi nó là đầu tư cho phát triển. Trong giai đoạn hiện nay và sắp tới tỉnh cần tăng dần ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đào tạo (hơn 15%) và đặc biệt chú ý tới các trường THCN và dạy nghề.

-Xây dựng trường dạy nghề thứ hai và mở thêm một số trung tâm dạy nghề tại các khu công nghệ cao và các vùng nông thôn để giảm số lao động đào tạo nghề ngắn hạn, tăng số lao động được đào tạo dài hạn. Phấn đấu mỗi huyện có một trung tâm dạy nghề với cơ sở vật chất phù hợp, đáp ứng yêu cầu cập nhật các nghề mới.

-Đối với các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và trung tâm kỹ thuật tổng hợp, nhất thiết phải được đầu tư thêm các trang thiết bị dạy nghề để học sinh có điều kiện rèn luyện làm quen với các thao tác kỹ năng nghề nghiệp, khắc phục tình trạng học "chay" ở một số trung tâm như hiện nay. Đồng thời phát động phong

trào thi đua tự tạo thiết bị dạy học, khơi dậy tinh thần sáng tạo vượt khó khăn trong giảng dạy và học tập.

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay-kinh nghiệm và giải pháp.docx (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w