Đo cường độ quang hợp và cường độ hô hấp của vi tảo

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của ánh sáng lên hoạt động quang hợp và hô hấp của vi tảo skeletonema subsalsum (a cleve) bethge (Trang 50 - 51)

Chương 2 VẬT LIỆU PHƯƠNG PHÁP

2.2.8.Đo cường độ quang hợp và cường độ hô hấp của vi tảo

Cường độ quang hợp và hô hấp của vi tảo trong dịch nuôi được đo bằng máy Hansatech (Hansatech Intrusments, Norfolk, UK).

Cường độ quang hợp và cường độ hô hấp được tính thông qua lượng oxygen thải ra hay tiêu thụ trong một khoảng thời gian xác định của 1,5 ml mẫu nhờ phần mềm Oxy Lab 32, kết nối trực tiếp với máy đo Hansatech.

Cấu tạo điện cực và nguyên tắc hoạt động của máy Hansatech

Máy Hansatech gồm điện cực Clark và chương trình phần mềm Oxy Lab 32 được cài trên máy tính kết nối với điện cực.

Điện cực Clark do Hansatech thiết kế gồm một cực âm bằng bạch kim dài khoảng 2 mm và một cực dương được nối và nhấn chìm trong chất điện phân. Cả hai cực được đặt trong đĩa plastic, cực âm nằm ở giữa vòm và cực dương nằm quanh một cái rãnh chứa chất điện phân.

Điện cực được bảo vệ bằng một miếng teflon mỏng hoặc màng polythene thấm được oxy và mục đích của vòm là làm kéo căng màng trên bề mặt của cực âm. Màng được giữ ở vị trí ổn định nhờ một vòng O. Màng cũng được thấm một lớp mỏng chất điện phân (dung dịch chứa KCl 1M) trên bề mặt điện cực.

Một mảnh giấy ngăn thường được đặt phía dưới màng để tạo cho vùng chất điện phân giữa cực âm và cực dương đồng nhất. Khi có điện thế nhỏ đi qua các điện cực này, dòng điện lúc đầu không đáng kể và cực âm trở nên phân cực. Khi điện thế tăng lên 600-700 mV, oxygen bị khử ở bề mặt cực âm, lúc đầu cho HR2ROR2R để cho chiều phân cực xoay về hướng thải ra eP

-P P

cho OR2R. Dòng điện sau đó được đo một cách triệt để ở cực âm.

Khi hàm lượng oxygen trong buồng đo thay đổi sẽ làm thay đổi dòng điện. Dựa vào sự chênh lệch điện thế trước và sau quá trình quang hợp sẽ tính được lượng oxygen thải ra của mẫu, từ đó tính được cường độ quang hợp. Ngược lại, dựa trên lượng oxygen bị mất đi, có thể tính được cường độ hô hấp.

Cách tiến hành đo CĐQH và CĐHH được trình bày trong phụ lục 5. CĐQH được đo ở điều kiện: nhiệt độ 25P

o P

C, cường độ ánh sáng 500 µmol photon.mP -2 P .sP -1 P . Đo CĐHH ở cùng điều kiện nhiệt độ và không chiếu sáng.

Sau khi cho mẫu vào buồng đo và thực hiện các thao tác như trong phụ lục, kết quả CĐQH và CĐHH của mẫu được hiển thị trên màn hình. Tiến hành ghi nhận kết quả.

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của ánh sáng lên hoạt động quang hợp và hô hấp của vi tảo skeletonema subsalsum (a cleve) bethge (Trang 50 - 51)