Chương 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1.4.2. Hình thái tế bào
Trong điều kiện tối
Từ ngày 1 đến ngày 4, thể sắc tố trong tế bào nhạt màu dần, có xu hướng dồn về một phía của tế bào (Ảnh 3.24, N1, N2, N3, N4). Đến ngày thứ 5, 6, 7 sắc tố trong tế bào còn rất ít, trong chuỗi xuất hiện tế bào chết ngày một nhiều, sắc tố mất hẳn, thành tế bào bị vỡ, nội chất thoát ra ngoài (Ảnh 3.24, N5, N6, N7).
Ảnh 3.24: Hình thái tế bào S. subsalsum (A.Cleve) Bethge trong tối từ ngày 1 đến 7
Dưới cường độ ánh sáng 20 µmol photon.mP -2
P
.sP -1
Ngày thứ nhất sau khi cấy chuyền, chuỗi tế bào dài nhưng thể sắc tố trong tế bào nhỏ (Ảnh 3.25, A). Từ ngày 2 đến ngày 5, sắc tố đậm, chiếm trọn thể tích tế bào, các chuỗi dài có nhiều tế bào đang phân chia (Ảnh 3.25, F, K, P, U). Ngày thứ 6 trong quần thể có hiện tượng hình thành bào tử khôi phục kích thước (Ảnh 3.25, Z). Đến ngày 7, tế bào chết xuất hiện nhiều, quần thể rơi vào pha suy vong nhưng các tế bào sống với sắc tố đậm vẫn chiếm đa số (Ảnh 3.25, AE). So với các nghiệm thức được chiếu sáng với các cường độ ánh sáng khác, số tế bào chết trong chuỗi ít hơn, sắc tố tế bào đậm hơn, quần thể suy vong chậm hơn.
Dưới cường độ ánh sáng 50 µmol photon.mP -2
P
.sP -1
Ngày thứ 1, thể sắc tố đậm, chiếm trọn thể tích tế bào (Ảnh 3.25, B). Sang ngày thứ 2, 3, kích thước tế bào tăng, trong chuỗi có nhiều tế bào đang sinh sản bằng phân chia làm tăng độ dài chuỗi (Ảnh 3.25, G, L). Đến ngày thứ 4, kích thước tế bào khá đều nhau, sắc tố đậm (Ảnh 3.25, Q). Tế bào chết xuất hiện rải rác trong chuỗi vào ngày thứ 5 (Ảnh 3.25, V). Sang ngày thứ 6, 7 tế bào chết xuất hiện nhiều hơn, sắc tố phân mảnh, chuỗi rời rạc (Ảnh 3.25, AA, AF). So với nghiệm thức được chiếu sáng ở cường độ 20 µmol photon.mP
-2P P
.sP -1
P
, sự suy vong của các tế bào trong quần thể diễn ra sớm hơn 1 ngày.
Dưới cường độ ánh sáng 80 µmol photon.mP -2
P
.sP -1
Ngay ngày thứ nhất, các tế bào phân chia mạnh, sắc tố đậm, chiếm trọn thể tích tế bào (Ảnh 3.25, C). Sang ngày thứ 2 kích thước tế bào khá đều nhau, sắc tố đậm, chuỗi tế bào dài, đẹp, trạng thái này kéo dài đến ngày thứ 5 (Ảnh 3.25, H, M, R, W). Quần thể xuất hiện nhiều tế bào chết, thể sắc tố phân mảnh, nhạt màu vào ngày thứ 6, 7 của sự tăng trưởng (Ảnh 3.25, AB, AG).
Dưới cường độ ánh sáng 100 µmol photon.mP -2
P
.sP -1
Hình thái tế bào tương tự như ở nghiệm thức được chiếu sáng với cường độ 80 µmol photon.mP -2 P .sP -1 P
qua các ngày 1, 2, 3 (Ảnh 3.25, D, I, N). Đến ngày thứ 4, 5 trong chuỗi xuất hiện rải rác tế bào chết (Ảnh 3.25, S, X). Tế bào chết tăng lên, quần thể suy vong vào ngày thứ 6, 7 (Ảnh 3.25, AC, AH).
Dưới cường độ ánh sáng 140 µmol photon.mP -2
P
.sP -1
Ngày thứ nhất sau khi cấy chuyền, kích thước các tế bào khá đều nhau, sắc tố đậm chiếm trọn thể tích tế bào (Ảnh 3.25, E). Sang ngày thứ 2, 3, số tế bào sinh sản phân chia tăng (Ảnh 3.25, J, O). Đến ngày 4, 5 trong chuỗi xuất hiện tế bào chết (Ảnh 3.25, T, Y). Quần thể suy vong nhanh chóng vào ngày 6, 7 (Ảnh 3.25, AD, AI).
Như vậy, so với đối chứng, ánh sáng ở các cường độ lần lượt 20, 50, 80, 100, 140 µmol photon.mP -2 P .sP -1 P
kích thích thể sắc tố phát triển, nhanh chóng chiếm trọn thể tích tế bào. Tuy nhiên, khi xử lí cường độ ánh sáng càng cao, sự tàn lụi biểu hiện qua hình thái xảy ra càng nhanh.
Ảnh 3.25: Hình thái tế bào S. subsalsum (A.Cleve) Bethge trong môi trường Aquil*
dưới các cường độ chiếu sáng khác nhau
3.1.4.3. Đường cong tăng trưởng
Dưới điều kiện không được chiếu sáng của nghiệm thức đối chứng, vi tảo gần như không tăng trưởng. Mật độ tế bào luôn ở mức thấp và giảm vào các ngày 5, 6, 7 của thí nghiệm (Bảng 3.3, Hình 3.3).
Nhìn chung, đường cong tăng trưởng của S. subsalsum (A.Cleve) Bethge dưới các cường độ ánh sáng 20, 50, 80, 100, 140 µmol photon.mP
-2P P .sP -1 P đều có dạng chữ S với pha tiềm phát rất ngắn. Quần thể vi tảo phát triển nhanh, mật độ tế bào so với đối chứng tăng ngay sau ngày đầu cấy chuyền và cao hơn hẳn trong các ngày còn lại của quá trình tăng trưởng (Bảng 3.3, Hình 3.3).
Ngày thứ nhất và ngày thứ hai, mật độ tế bào dưới các cường độ ánh sáng không khác biệt nhiều. Sự khác biệt chỉ thể hiện rõ ở ngày thứ 3 trở đi (Bảng 3.3).
Khi được chiếu sáng với cường độ 20 µmol photon.mP -2 P .sP -1 P mật độ tế bào đạt cực đại vào ngày thứ 5, cao hơn hẳn so với mật độ cực đại của các nghiệm thức còn lại. Sau đó giảm nhanh và rơi vào pha suy vong ở ngày thứ 6, 7 (Bảng 3.3, Hình 3.3).
Ở các nghiệm thức AS 50 và AS 80, mật độ tế bào đạt cực đại vào ngày 4, giảm vào ngày 5, giảm nhanh và rơi vào pha suy vong hoàn toàn ở ngày 6, 7. So với các nghiệm thức AS 20, AS 100, AS 140, quần thể đạt đỉnh tăng trưởng sớm hơn một ngày (Bảng 3.3, Hình 3.3).
Ở các nghiệm thức AS 100, AS 140, quần thể đạt đỉnh tăng trưởng vào ngày 5, nhưng mật độ tế bào cực đại thấp hơn so với các nghiệm thức AS 20, AS 50 và AS 80. Sau đó, mật độ tế bào giảm nhanh, pha suy vong diễn ra vào ngày 6, 7 (Bảng 3.3, Hình 3.3).
Như vậy, từ đường cong tăng trưởng và hình thái tế bào cho thấy S. subsalsum (A.Cleve) Bethge tăng trưởng tốt dưới cường độ ánh sáng từ 20 – 80 µmol photon.mP -2 P .sP -1 P .
Hình 3.3: Đường cong tăng trưởng của S. subsalsum (A.Cleve) Bethge dưới ảnh hưởng của các cường độ ánh sáng khác nhau
Bảng 3.3: Mật độ tế bào S. subsalsum (A.Cleve) Bethge trong môi trường Aquil* dưới
các cường độ chiếu sáng khác nhau Thời gian tăng trưởng Mật độ tế bào (x10P 4 P tế bào/ml)