Vai trò của ánh sáng trong quang hợp 1 Đặc tính của ánh sáng

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của ánh sáng lên hoạt động quang hợp và hô hấp của vi tảo skeletonema subsalsum (a cleve) bethge (Trang 36 - 38)

1.3.3.1. Đặc tính của ánh sáng

Ánh sáng là từ phổ thông dùng để chỉ các bức xạ điện từ có bước sóng nằm trong vùng quang phổ nhìn thấy được bằng mắt thường. Ánh sáng có quang phổ trải

đều từ đỏ (700 nm) đến tím (400 nm) là ánh sáng trắng; ánh sáng có bước sóng tập trung tại vùng quang phổ rất hẹp gọi là "ánh sáng đơn sắc".

Ánh sáng có hai tính chất sóng và hạt. Lượng tử ánh sáng hay quang tử có năng lượng: 𝐸 =ℎ𝑣 =ℎ.𝑐/𝜆 h: hằng số Planck = 6,626. 10P -34 P JsP -1 P ; c: tốc độ ánh sáng = 3.10P 8 P msP -1 P ;

λ: bước sóng ánh sáng (nm) (Bùi Trang Việt, 2002, phần I)

Ánh sáng (hoặc ánh sáng có thể nhìn thấy) chỉ là một phần của phổ bức xạ điện từ, như mô tả trong hình (Hình 1.11).

Các loại bức xạ khác biệt ở bước sóng của chúng. Bức xạ có bước sóng từ 750 nm trở lên mang năng lượng quá thấp để tạo các thay đổi trong phản ứng hóa học trung gian, vì vậy, sự hấp thụ năng lượng bức xạ trong phạm vi này sẽ chỉ xuất hiện như hiệu ứng nhiệt. Ngược lại, bức xạ có bước sóng 380 nm và mức dưới mang lại hiệu ứng ion hoá. Giữa 380 và 750 nm, chứa năng lượng đủ để tạo ra các thay đổi hoá học trong các phân tử hấp thụ, xảy ra suốt quá trình quang hợp phổ biến ở vi tảo. Do đó, ánh sáng nhìn thấy là nguồn năng lượng chính cho vi tảo tự dưỡng sản xuất các hợp chất hữu cơ bằng cách sử dụng quá trình quang hợp (Carvalho et al., 2011).

Hình 1.11: Toàn bộ bức xạ điện từ của mặt trời với quang phổ của ánh sáng đơn sắc trong vùng khả kiến

(Carvalho et al., 2011)

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của ánh sáng lên hoạt động quang hợp và hô hấp của vi tảo skeletonema subsalsum (a cleve) bethge (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)