Khảo sát và chọn môi trường nuôi thích hợp 1 Hình thái t ế bào

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của ánh sáng lên hoạt động quang hợp và hô hấp của vi tảo skeletonema subsalsum (a cleve) bethge (Trang 60)

Chương 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.1.2. Khảo sát và chọn môi trường nuôi thích hợp 1 Hình thái t ế bào

Môi trường f/2

Trong môi trường f/2, ngay từ ngày đầu, các tế bào S. subsalsum (A.Cleve) Bethge đã có dạng chuỗi dài, kích thước tế bào trong chuỗi đều nhau (Ảnh 3.7, N1). Đến ngày thứ 2, 3 thể sắc tố đậm và chiếm trọn thể tích tế bào, trong chuỗi xuất hiện ngày càng nhiều tế bào sắp sinh sản vô tính bằng phân đôi, trục cao dài hơn (Ảnh 3.7, N2, N3).

Sang ngày thứ 4, 5 trong chuỗi bắt đầu có xuất hiện tế bào chết, tại vị trí này sẽ đứt ra tạo chuỗi mới, các tế bào trong chuỗi mới tiếp tục phân chia làm tăng số lượng tế bào và độ dài chuỗi, thể sắc tố vẫn đậm và chiếm trọn thể tích tế bào (Ảnh 3.7, N4, N5).

Đến ngày thứ 6, trong chuỗi xuất hiện ngày càng nhiều tế bào chết, tuy nhiên ở các tế bào sống thể sắc tố vẫn đậm (Ảnh 3.7, N6). Sau ngày thứ 6, tế bào bắt đầu nhạt dần, thể sắc tố phân mảnh, quần thể dần bước vào pha suy vong, chuỗi tế bào không còn hình dạng điển hình (Ảnh 3.7, N7, N8).

Môi trường AquilP

*

Trong môi trường này, ngay từ ngày đầu, nhiều tế bào trong chuỗi sinh sản bằng phân chia làm tăng số lượng tế bào trong một chuỗi và tăng độ dài chuỗi (Ảnh 3.8, N1). Sang ngày thứ 2, chuỗi tế bào dài hơn, các tế bào trong chuỗi có kích thước đều nhau, thể sắc tố đậm, chiếm trọn thể tích tế bào (Ảnh 3.8, N2).

Đến ngày thứ 3, 4, 5 các tế bào trong chuỗi tiếp tục phân chia, kích thước tế bào tăng, thể sắc tố đậm, khoảng cách giữa các tế bào thu hẹp (Ảnh 3.8, N3, N4, N5).

Sang ngày thứ 6, 7, trong chuỗi xuất hiện rải rác tế bào chết, tuy nhiên sắc tố của các tế bào còn sống vẫn đậm (Ảnh 3.8, N6, N7).

Sau ngày 7, số tế bào chết trong chuỗi tăng, thể sắc tố phân mảnh, màu sắc tế bào nhạt dần, quần thể dần suy vong (Ảnh 3.8, N8).

Ảnh 3.8: Hình thái S. subsalsum (A.Cleve) Bethge trong môi trường Aquil*

Môi trường DAM

Ngày 1, 2, trong chuỗi xuất hiện rải rác tế bào sinh sản bằng hình thức phân chia làm tăng số lượng tế bào và độ dài chuỗi (Ảnh 3.9, N1, N2). Đến ngày thứ 3 các tế bào trong chuỗi có kích thước khá đều nhau (Ảnh 3.9, N3). Tuy nhiên phải

đến ngày thứ 4, 5 kích thước tế bào mới tăng, thể sắc tố đậm hơn và chiếm trọn thể tích tế bào. Đến ngày 6, trong chuỗi xuất hiện tế bào chết, vị trí đó sẽ đứt ra hình thành chuỗi mới, sắc tố tế bào vẫn còn đậm (Ảnh 3.9, N6).

Ngày 7, 8 số tế bào chết trong chuỗi tăng nhanh, sắc tố nhạt dần, quần thể suy vong nhanh chóng (Ảnh 3.9, N7, N8).

Ảnh 3.9: Hình thái S. subsalsum (A.Cleve) Bethge trong môi trường DAM từ ngày 1

đến ngày 8

Môi trường ESAW

Trong môi trường này, vào ngày thứ 1, thể sắc tố trong tế bào nhạt màu, chuỗi tế bào ngắn (Ảnh 3.10, N1).

Đến ngày thứ 2, 3, 4 sắc tố bắt đầu đậm dần, trong chuỗi xuất hiện các tế bào bắt đầu phân chia. Tuy nhiên, số lượng tế bào trong chuỗi ít hơn so với chuỗi trong môi trường f/2, Aquil*, và DAM (Ảnh 3.10, N2, N3, N4).

Ngày thứ 5, 6, kích thước tế bào tăng, nhưng chuỗi xuất hiện tế bào chết nhiều hơn so với trong môi trường f/2, Aquil*, và DAM, chuỗi tế bào rời rạc, ngắn (Ảnh 3.10, N5, N6).

Đến ngày thứ 7, 8, quần thể bước vào pha suy vong nhanh chóng, tế bào chết trong chuỗi xuất hiện ngày một nhiều, các chuỗi tế bào rời rạc và không còn dạng chuỗi điển hình (Ảnh 3.10, N7, N8).

Ảnh 3.10: Hình thái S. subsalsum (A.Cleve) Bethge trong môi trường ESAW

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của ánh sáng lên hoạt động quang hợp và hô hấp của vi tảo skeletonema subsalsum (a cleve) bethge (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)