Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (ĐVĐĐ) gồm 4 bước:
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 22 Bước 1: Xác định và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ.
+ Lựa chọn các chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ.
Xác định các chỉ tiêu phân cấp của bản đồ ĐVĐĐ có ý nghĩa đảm bảo tính chính xác của bản đồ ĐVĐĐ và phản ánh đúng điều kiện đất đai đối với nhu cầu của các loại hình sử dụng đất. Cơ sở lựa chọn chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ phụ thuộc vào phạm vi chương trình ĐGĐĐ như: phạm vi vùng lãnh thổ, tỉnh, huyện... và phụ thuộc vào mối quan hệ giữa yêu cầu đánh giá đất (chi tiết, bán chi tiết, tổng thể...) với tỷ lệ bản đồ cần thể hiện. Ví dụ: để ĐGĐĐ cho một vùng với mức độ chi tiết trên bản đồ 1:25.000 thì các yếu tố cần thiết cho việc xây dựng bản đồ ĐVĐĐ gồm: đất, độ dốc, địa hình tương đối, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, độ phì nhiêụ.. ở các tỷ lệ bản đồ 1/5.000 hay lớn hơn thì ngoài các yếu tố xây dựng bản đồ ĐVĐĐ kể trên còn có thêm các yếu tố thể hiện mức độ chi tiết hơn của quá trình ĐGĐĐ như: Độ dày tầng canh tác, điều kiện sản xuất, chế độ mặn, phèn...
+ Phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ.
Dựa vào yêu cầu, mục đích của chương trình đánh giá đất, kết hợp với các nguồn tài liệu sẵn có hoặc bổ sung thêm để lựa chọn được chỉ tiêu phân cấp phù hợp với mục đích, yêu cầu sử dụng đất và mức độ thích hợp đất đaị
Bước 2: Xây dựng các bản đồ đơn tính.
Bản đồ đơn tính là bản đồ chỉ thể hiện duy nhất một yếu tố đơn lẻ, mỗi yếu tố đó là một chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ đã được lựa chọn (loại đất, độ dày tầng đất, địa hình, độ dốc, lượng mưa, điều kiện tưới, tiêụ..). Trong xây dựng bản đồ ĐVĐĐ, ở các mức độ và phạm vi nghiên cứu khác nhau, chủ đề thể hiện của các bản đồ đơn tính cũng khác nhaụ
Bước 3: Xây dựng bản đồ ĐVĐĐ.
Các bản đồ đơn tính được biên soạn trên cùng một phép chiếu
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 23 một công cụ đắc lực trong việc xây dựng bản đồ ĐVĐĐ. GIS thực hiện phép chồng ghép nhanh chóng, có độ chính xác cao đồng thời hỗ trợ nhiều phép xử lý, phân tích không gian (Spatial Analysis) phức tạp nhưng lại rất thuận tiện. Phần mềm GIS quản lý các ĐVĐĐ đã tạo bằng các đơn vị không gian
(Polygons trong kỹ thuật Vector và Grid Cells trong kỹ thuật Raster) và mô tả
chúng bằng các trường dữ liệu thuộc tính (Attribute Data Fields). Bước 4: Mô tả bản đồ ĐVĐĐ.
Theo “Sổ tay điều tra, phân loại đánh giá đất” của các tác giả Tôn Thất Chiểu, Lê Thái Bạt, Nguyễn Khang và Nguyễn Văn Tân (1999) [10], các ĐVĐĐ được mô tả theo các chỉ tiêu thể hiện các đặc điểm (đặc tính, tính chất) của đơn vị đất đai đó. Nội dung và mức độ chi tiết mô tả các ĐVĐĐ tùy thuộc vào các chỉ tiêu lựa chọn và phân cấp của mỗi loại ĐVĐĐ.
Trong mô tả bản đồ ĐVĐĐ, phải chỉ rõ được: + Số ĐVĐĐ, diện tích từng đơn vị.
+ Số khoanh, diện tích, mức độ phân tán... của từng ĐVĐĐ.
+ Mô tả các đặc điểm (đặc tính, tính chất) của từng ĐVĐĐ (Đặc điểm khí hậu, địa hình, sử dụng đất và đặc điểm đất).
Xây dựng bản đồ ĐVĐĐ là bước đầu tiên, không thể thiếu trong quy trình đánh giá đất đai theo FAỌ Bản đồ ĐVĐĐ là cơ sở, xuất phát điểm cho toàn bộ quá trình đánh giá đất đaị