Nhóm đất xám (AC)

Một phần của tài liệu Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, làm cơ sở đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý cho huyện ngeun, tỉnh sayaboury, CHDCND lào (Trang 84 - 87)

1 Areni Eutric FLuvisol Đất phù sa ít chua, cơ giới nhẹ FLeụar 66,67 2 Hapli Eutric FLuvisol Đất phù sa ít chua, điển hình FLeụha 47,

4.6.5. Nhóm đất xám (AC)

Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong tổng diện tích đất điều tra của huyện Ngeun, với diện tích 32.718,71 ha; chiếm 83,60 % DTĐT: phân bố tại hầu hết các tiểu vùng trong huyện. Đây là nhóm đất hình thành tại chỗ, phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau từ dạng bằng thấp, đồi đến địa hình núi caọ Đất phát triển trên các loại đá mẹ hoặc mẫu chất axit hoặc nghèo kiềm.

- Loại đất xám glây: có diện tích 20,62 ha, chiếm 0,05% DTĐT, có 1

ĐVĐĐ là số 11 trên bản đồ, đây là loại đất phân bố ở địa hình thấp, bằng phẳng, chủ động được nước tưới, có tầng đất dày, thành phần cơ giới là thịt pha sét, đá lẫn trung bình, độ phì nhiêu caọ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 76 Loại đất này phù hợp với việc canh tác lúa nước, tuy nhiên vào mùa mưa dễ bị ngập úng, cần chú ý đến tiêu thoát nước.

- Loại đất xám cơ giới nhẹ: có diện tích 250,17 ha, chiếm 0,63%

DTĐT, loại đất này có 2 ĐVĐĐ là số 12 và 13 trên bản đồ; phân bố ở địa hình lượn sóng đến hơi dốc, tưới nhờ nước trời, đất có thành phần cơ giới là thịt pha cát, nhiều đá lẫn, độ phì nhiêu thấp.

Loại đất này đang được sử dụng vào canh tác nương rẫy và một phần được đang là đất rừng thưa, cây bụị Trong quá trình sử dụng cần chú ý các biện pháp bảo vệ đất vì đất dễ bị rửa trôi, xói mòn.

- Loại đất xám đọng nước: có diện tích 161,29 ha, chiếm 0,41%

DTĐT. Loại đất này có 4 ĐVĐĐ từ số 14 đến 17 trên bản đồ. Đất phân bố ở địa hình thấp, bằng phẳng, độ dày tầng đất trung bình, đá lẫn trung bình đến nhiều, độ phì trung bình đến caọ

Loại đất này đang sử dụng chủ yếu vào mục đích canh tác lúa nước, một số vùng có thể chủ động nước tưới vào mùa khô thì có thể trồng thêm rau màụ

- Loại đất xám giàu mùn: có diện tích 3.699,13 ha, chiếm 9,45%

DTĐT. Loại đất này có 6 ĐVĐĐ từ số 18 đến 23 trên bản đồ, phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau từ lượn sóng đến rất dốc, đất có thành phần cơ giới từ thịt pha sét đến thịt pha sét cát, có đá lẫn từ mức ít đến nhiều, có độ phì caọ

Những vùng đất ở độ dốc thấp đang sử dụng chủ yếu vào trồng cây ăn quả và một số cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương, lạc. Những vùng đất ở độ dốc cao hơn chủ yếu là những vùng đất mới được khai hoang thành nương rẫy trồng ngô. Trong sử dụng đất cần có các biện pháp chóng xói mòn đất, đặc biệt là hạn chế việc dùng cơ giới trên những vùng đất dốc.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 77

- Loại đất xám nhiều sỏi sạn: có diện tích 5.940,16 ha, chiếm 15,17%

DTĐT. Loại đất này tạo thành 7 ĐVĐĐ từ số 24 đến 30. Đất phân bố trên các dạng địa hình khác nhau từ bằng phẳng đến khá dốc, có độ dày tầng đất trung bình, thành phần cơ giới từ thịt đến thịt pha sét cát, nhiều đá lẫn, độ phì trung bình.

Những vùng đất thấp đang sử dung vào mục đích trồng lúa nước và một số hoa màụ Những vùng đất cao chủ yếu là đất rừng thưa cây bụị

- Loại đất xám nghèo bazơ: có diện tích 1.451,17 ha, chiếm 3,71%

DTĐT. Loại đất này có 4 ĐVĐĐ từ số 31 đến 34. Đất phân bố trên địa hình lượn sóng đến khá dốc, tầng đất dày, thành phần cơ giới thịt và thịt pha cát, đá lẫn trung bình, độ phì trung bình.

Loại đất này đang sử dụng chủ yếu là canh tác nương rẫy, một phần nhỏ đang sử dụng trồng cây ăn quả như vải, đu đủ.

- Loại đất xám rất chua: có diện tích 11.755,08 ha, chiếm 30,03%

DTĐT. Loại đất này hình thành 17 ĐVĐĐ từ số 35 đến 51: phân bố hầu hết trên các dạng địa hình khác nhau, tầng đất dày, thành phần cơ giới thịt pha sét đến thịt pha sét cát, có đá lẫn, có độ phì từ thấp đến caọ

Những vùng đất thấp đang được sử dụng vào canh tác lúa nước và một số cây màu khác, một số vùng đang làm đồng cỏ tự nhiên và rừng trồng. Những vùng đất dốc đang sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, một số vùng đang canh tác nương rẫy, một số vùng trồng cây ăn quả, vùng rừng trồng hoặc rừng thưa cây bụi tái sinh…

- Loại đất xám màu đỏ: có diện tích 511,36 ha, chiếm 1,30% DTĐT,

loại đất này có 2 ĐVĐĐ là số 52 và 53. Đất phân bố trên địa hình hơi dốc, tầng đất dày, thành phần cơ giới là thịt pha sét, có đá lẫn, độ phì trung bình đến thấp.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 78 loại đất này khá thích hợp với trồng cây công nghiệp lâu năm nên có thể khai thác sử dụng vào trồng cây cao su hoặc trồng gỗ tếch.

- Loại đất xám điển hình: có diện tích 8.929,27 ha, chiếm 22,81%

DTĐT. Loại đất này có 11 ĐVĐĐ từ số 54 đến 64; phân bố trên địa hình từ bằng phẳng đến khá dốc, có tầng đất dày, có thành phần cơ giới thịt pha sét, một số vùng rất nhiều đá lẫn, độ phì trung bình đến khá.

Những vùng đất thấp, chủ động được nước tưới đang được sử dụng vào mục đích trồng lúa nước, một số vùng trồng cây công nghiệp ngắn ngày và rau màụ Những vùng có độ dốc lớn chủ yếu đang là rừng thưa cây bụi, một số vùng đang sử dụng canh tác nương rẫy và cây lấy sợị

Một phần của tài liệu Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, làm cơ sở đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý cho huyện ngeun, tỉnh sayaboury, CHDCND lào (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)