3.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: đề tài được thực hiện giới hạn trên các loại đất đang sản xuất nông nghiệp và các loại đất có tiềm năng khai thác, mở rộng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp hàng năm của huyện với tổng diện tích được xác định thông qua bản đồ hiện trạng sử dụng đất là 39.139 hạ
- Địa điểm nghiên cứu: đề tài được tiến hành nghiên cứu tại huyện Ngeun, tỉnh Sayaboury, CHDCND Làọ
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hộị Các bản đồ và các nghiên cứu từ trước đến nay về đất huyện Ngeun.
- Nghiên cứu đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các loại hình sử dụng đất (LUT) phục vụ xác định các chỉ tiêu đưa vào xây dựng bản đồ đơn vị đất đaị
- Xây dựng các bản đồ đơn tính như: bản đồ đất, độ dốc, tầng dày, đá lẫn, chế độ tưới, độ phì....
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho huyện Ngeun ở tỷ lệ 1/50.000 theo hướng dẫn của FAỌ
- Định hướng sử dụng đất hợp lý trên các đơn vị đất đai căn cứ vào kết quả đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các LUT đã lựa chọn đáp ứng nhu cầu của địa phương.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 32
3.3. Phương pháp áp dụng trong nghiên cứu
3.3.1. Điều tra, thu thập, xử lý các tài liệu số liệu đã có
Để thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu cần thiết cho nghiên cứu của đề tài, các phương pháp điều tra cơ bản sau được áp dụng:
- Phương pháp thu thập các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên đất đai (đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, tình hình sử dụng đất), điều kiện kinh tế xã hội (cơ sở kinh tế, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, định hướng thị trường).
- Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp nông hộ về tình hình sản xuất, các đặc tính và tính chất đất đai nhằm lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đaị
Sau khi thu thập, xử lý để ra phương hướng, yêu cầu khảo sát, phúc tra, bổ sung ngoài thực địạ
3.3.2. Điều tra thực địa
- Về sử dụng đất: điều tra tình hình sản xuất của nông hộ và phỏng vấn nông hộ về sử dụng đất trên các đơn vị khác nhau và các LUT khác nhau theo mẫu phiếu điều tra đánh giá đất đaị
- Về tình hình sản xuất nông nghiệp: điều tra hiện trạng sử dụng đất, loại hình sử dụng đất, quy mô nông trại, chế độ đầu tư, năng suất cây trồng, kỹ thuật canh tác, hiệu quả kinh tế, v v.
- Khảo sát và chỉnh lý bản đồ đất huyện Ngeun.
3.3.3. Xây dựng các bản đồ đơn tính
- Bản đồ đất: kế thừa bản đồ đất do Viện Thổ nhưỡng Nông hóa xây dựng năm 2003 có chỉnh lý bổ sung vùng nghiên cứụ
- Bản đồ độ dốc được xây dựng bằng nội suy và phân tích các dữ liệu điểm của phần mềm SURFER và ARCVIEW.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 33 - Các bản đồ đơn tính khác được xây dựng thông qua xác định, phân cấp chỉ tiêu phù hợp với nhu cầu chi tiết đề tài đặt ra bao gồm: bản đồ khả năng tưới, thành phần cơ giới, độ dầy tầng đất và độ phì nhiêu tự nhiên.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất: trên cơ sở bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2003 của địa phương, tiến hành bổ sung và chỉnh lý các kiểu sử dụng đất bằng điều tra thực địa để xây dựng bản đồ.
3.3.4. Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Theo phương pháp của FAO với quy trình như sau:
Bước 1: Xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đaị
Bước 2: Xây dựng các bản đồ đơn tính.
Bước 3: Xây dựng bản đồ đơn vị đất đaị
Bước 4: Mô tả bản đồ đơn vị đất đaị
- Bản đồ đơn vị đất đai: sử dụng phần mềm ARC/INFO để xử lý, chồng ghép các bản đồ đơn tính như: bản đồ đất, độ dốc, bản đồ thành phần cơ giới, độ dày tầng đất mịn, khả năng tưới, bản đồ độ phì nhiêu tự nhiên, v.v… để xây dựng bản đồ đơn vị đất đaị
- Bản đồ làm cơ sở đề xuất sử dụng đất hợp lý: dựa vào các tài liệu về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, bản đồ đất, bản đồ đơn vị đất đai, các yếu tố kinh tế - xã hội và định hướng phát triển của tỉnh và huyện, tiến hành đề xuất, đưa ra phương án sử dụng đất hợp lý cho điều kiện của địa phương.
Các loại bản đồ được xây dựng ở tỷ lệ 1:50.000 cho khu vực nghiên cứu của huyện và được sử dụng kỹ thuật GIS để xây dựng, in ấn và lưu trữ.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 34