3. Đất trồng cỏ chăn nuôi 23 130,67 4 Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 26 4,
4.5.1. Lựa chọn phân cấp chỉ tiêu các yếu tố
Do đặc điểm tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội, các vùng khác nhau mang các đặc thù khác nhau, nên không thể có quy định chung về số lượng các chỉ tiêu cũng như số lượng đơn vị đất đaị Việc xác định hoàn toàn phụ thuộc vào sự vận dụng sáng tạo trong điều kiện cụ thể.
Theo hướng dẫn của FAO, các yếu tố xây dựng bản đồ ĐVĐĐ cần được đảm bảo các điều kiện như sau:
- Có thể kế thừa trong các tài liệu hiện có hoặc có khả năng bổ sung và dễ dàng quan sát được trên thực tế.
- Có thể gộp thành các nhóm yếu tố, chỉ tiêu có mối quan hệ tương đối giống nhau đối với từng loại sử dụng đất.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 51 - Là các yếu tố tương đối bền vững, không có triển vọng thay đổi nhanh do các biện pháp quản lý, trừ khi có những biện pháp cải tạo lớn.
Để xác định các chỉ tiêu phân cấp trong xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Ngeun, đã dựa vào các căn cứ sau: điều kiện tự nhiên, đặc điểm, tính chất và những nguồn dữ liệu có khả năng khai thác được. Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất trong vùng nghiên cứu, đối chiếu với những nguồn tư liệu có thể thu thập về: thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất, điều kiện tưới tiêu kết hợp với điều tra khảo sát ngoài thực địa để xem xét, cân nhắc lựa chọn các yếu tố có thể lựa chọn cho việc xác định các ĐVĐĐ cho huyện Ngeun, các chỉ tiêu sau đã được sử dụng để xây dựng bản đồ ĐVĐĐ.
4.5.1.1. Loại đất - Ký hiệu: So
Loại đất là một yếu tố tổng hợp, khái quát được đặc tính chung của một vạt đất. Loại đất phản ánh hàng loạt chỉ tiêu lý, hóa tính cơ bản của đất. Mỗi một loại đất được hình thành nên dưới tác động của một số quá trình hình thành đất đặc trưng, do đó có tính chất. Trong quá trình ĐGĐĐ cho huyện Ngeun ở tỷ lệ bản đồ 1:50.000, đã sử dụng các loại đất ở cấp phân vị thứ ba (đơn vị đất phụ) để xây dựng bản đồ ĐVĐĐ.
4.5.1.2. Độ dốc - Ký hiệu: Sl
Để đánh giá được tiềm năng đất đai vùng đồi núi thì yếu tố độ dốc là một yếu tố khá quan trọng vì độ dốc liên quan đến việc bố trí cơ cấu cây trồng và chế độ canh tác. Huyện Ngeun là một huyện miền núi của tỉnh Sayabourỵ Chính vì vậy, độ dốc là một chỉ tiêu được lựa chọn để xây dựng bản đồ ĐVĐĐ. Dựa vào bản đồ địa hình của huyện, độ dốc được chia thành 6 cấp;
1. Bằng phẳng: 0 - 3O 4. Dốc: 15O - 20O 2. Lượn sóng: 3O - 8O 5. Khá dốc: 20O - 25O 3. Hơi dốc: 8O - 15O 6. Rất dốc: > 25O
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 52
4.5.1.3. Độ dày tầng đất mịn - Ký hiệu: De
Độ dày tầng đất mịn liên quan đến khả năng phát triển của bộ rễ cây trồng, từ đó ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng phát triển của cây, đặc biệt là đối với cây ăn quả và cây lâu năm khác. Lấy theo độ dày thực tế của tầng đất mịn, nhìn chung đất huyện Ngeun có 4 cấp độ dày được xác định;
Cấp 1: dày trên 100 cm Cấp 3: 50 - 75 cm Cấp 2: 75 - 100 cm Cấp 4: 0 - 50 cm
4.5.1.4. Thành phần cơ giới - Ký hiệu: Te
Thành phần cơ giới có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều kiện cho cây trồng phát triển bộ rễ, có liên quan đến mức độ thoáng khí, tốc độ thấm và tiêu thoát nước. Thành phần cơ giới còn liên quan đến độ khó dễ khi làm đất và mức độ thất thoát nước khi tướị Thành phần cơ giới của đất vùng nghiên cứu được lựa chọn dựa theo bảng phân cấp thành phần cơ giới của FAO, gồm 12 cấp như sau:
Bảng 4.4. Phân chia các cấp thành phần cơ giới theo FAO
Thành phần cơ giới Ký hiệu Thành phần cơ giới Ký hiệu
1. Cát S 7. Thịt pha sét và cát SCL
2. Cát pha thịt LS 8. Thịt pha sét và limon SiCL
3. Thịt pha cát SL 9. Thịt pha sét CL
4. Thịt L 10. Sét pha limon SiC
5. Thịt pha limon SiL 11. Sét pha cát SC
6. Limon Si 12. Sét C
4.5.1.5. Mức độ đá lẫn - Ký hiệu: Cr
Mức độ đá lẫn có ảnh hưởng đến khả năng làm đất cũng như sự phát triển của bộ rễ cây trồng và được tính bằng phần trăm theo thể tích. Theo kết quả điều tra, phân tích đất của huyện Ngeun; có 4 mức độ đá lẫn được lựa chọn.
Cấp 1: Không có đá lẫn Cấp 2: 1 - 5 %
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 53
4.5.1.6. Độ phì nhiêu tự nhiên - Ký hiệu: Fe
Mỗi một loại cây trồng có yêu cầu khác nhau về độ phì nhiêu tự nhiên của đất. Trong nghiên cứu này, độ phì nhiêu tự nhiên của đất được tập hợp đánh giá từ các chỉ tiêu hóa học của đất như pH H2O, Dung tích hấp thu trong đất (CEC), Độ no bazơ (BS), Tổng các cation kiềm trao đổi, Cacbon hữu cơ (OC)...
Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu phân cấp và đánh giá độ phì nhiêu tầng mặt Phân cấp độ phì nhiêu tầng mặt TT Chỉ tiêu 1 Cao 2 Trung bình 3 Thấp 1 2 3 Hữu cơ (%) CEC (meq/100g đất) Tổng Ca++, Mg++ (meq/100g đất) > 3,0 > 20 > 12 1 - 3 10 - 20 4 - 12 < 1 < 10 < 4 Nguồn: Hội Khoa học Đất Việt Nam, 1999 [10]
Trên cơ sở đó độ phì nhiêu tự nhiên của đất đánh giá được phân thành 3 cấp dưới đây:
Cấp 1 Độ phì nhiêu cao
Cấp 2 Độ phì nhiêu trung bình Cấp 3 Độ phì nhiêu thấp
4.5.1.7. Khả năng cung cấp nước tưới - Ký hiệu: Ir
Nước tưới là một trong những yếu tố quan trọng trong thâm canh tăng vụ và đề xuất các loại hình sử dụng đất trong quy hoạch vùng sản xuất của huyện. Dựa vào đặc điểm thủy văn và công trình thủy lợi hiện có trong huyện, bản đồ khả năng cung cấp nước tưới được xây dựng và mô tả qua 2 cấp sau:
(i) Được tưới: Có khả năng chủ động được nước tưới cho ít nhất một vụ cây trồng.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 54
4.5.2. Xây dựng các bản đồ đơn tính
Bản đồ đơn tính là bản đồ chỉ thể hiện một hay vài thông tin, chủ đề đơn lẻ nhất định nào đó. Sau khi lựa chọn được các chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ kết hợp với việc thu thập tài liệu, điều tra, khảo sát thực địa, các bản đồ gốc tỷ lệ 1:50.000 được xây dựng, sau đó được số hóa, đưa về hệ tọa độ thực và hoàn thiện trên Hệ thống Thông tin Địa lý - GIS (phần phụ lục).
Các bản đồ điều tra thực địa sau khi đã được tách lớp và số hóa bằng phần mềm Autocad hoặc MicroStation theo chuyên đề, được chỉnh lý bằng phần mềm ARC/INFO kết hợp với các tiện ích khác nhau chạy trong môi trường phần mềm MAPINFỌ..
Kết quả thu được các bản đồ đơn tính sau: Bản đồ đất, bản đồ độ dốc, bản đồ khả năng tưới, bản đồ thành phần cơ giới, bản đồ mức độ đá lẫn, bản đồ độ dày tầng đất mịn, bản đồ độ phì nhiêu tự nhiên.
Sau khi biên tập, cơ sở dữ liệu của các bản đồ đơn tính (đất, chế độ tưới, độ dốc,...) được cập nhật, quản lý và thể hiện theo lớp trong GIS.
4.5.2.1. Bản đồ đất (thổ nhưỡng)
Trên cơ sở bản đồ đất toàn huyện theo Viện Thổ nhưỡng Nông hóa [32], căn cứ vào bản đồ hiện trạng sử dụng đất, thông qua việc phúc tra bản đồ ngoài thực, bản đồ đất vùng nghiên cứu được xây dựng chỉnh lý mới với kết quả phân loại đất cho thấy, đất vùng nghiên cứu huyện Ngeun có 8 nhóm đất chính, 18 đơn vị đất và 36 đơn vị đất phụ. Bản đồ thổ nhưỡng được xây dựng trên tỷ lệ 1/50.000. Các loại đất dùng để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai thể hiện qua bảng 4.6.
Nhóm đất phù sa (FL): Có diện tích 663,89 ha; chiếm 0,87 % tổng
DTTN và 1,69 % tổng diện tích đất điều tra (DTĐT) toàn huyện. Căn cứ vào các chỉ tiêu phân loại đất theo FAO - UNESCO, nhóm đất phù sa được chia thành 1 đơn vị đất; 2 đơn vị đất phụ.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 55
Nhóm đất nâu tím (NT): có diện tích 1.286,49 ha; chiếm 1,70 % tổng
DTTN và 2,28 % tổng diện tích đất điều tra (DTĐT) toàn huyện. Nhóm đất nâu tím chỉ có 1 đơn vị đất; 1 đơn vị đất phụ.
Nhóm đất tầng mỏng (LP): có diện tích 613,68 ha; chiếm 0,81% tổng
DTTN và 1,57 % tổng diện tích đất điều tra (DTĐT) toàn huyện. Nhóm đất tầng mỏng có 1 đơn vị đất; 2 đơn vị đất phụ.
Nhóm đất tích vôi (CL): có diện tích 311,59 ha; chiếm 0,41 % tổng
DTTN và 0,80 % tổng diện tích đất điều tra (DTĐT) toàn huyện. Nhóm đất này chỉ có 1 đơn vị đất; 1 đơn vị đất phụ.
Nhóm đất xám (AC): đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong
tổng diện tích đất điều tra, với diện tích 32.718,55 ha; chiếm 43,14 % DTTN và 83,59 % DTĐT. Nhóm đất xám được chia thành 9 đơn vị đất và 22 đơn vị đất phụ.
Nhóm đất đen (LV): có diện tích 2.357,11 ha; chiếm 3,10 % tổng
DTTN và 6,02 % tổng diện tích đất điều tra (DTĐT) toàn huyện. Nhóm đất đen có 1 đơn vị đất; 5 đơn vị đất phụ.
Nhóm đất mới biến đổi (CM): có diện tích 1.062,49 ha; chiếm 1,40 %
tổng DTTN và 2,71 % tổng diện tích đất điều tra (DTĐT) toàn huyện. Nhóm đất này có 2 đơn vị đất; 2 đơn vị đất phụ.
Nhóm đất cát (AR): có diện tích khá lớn, khoảng 125,20 ha; chiếm
0,16 % DTTN và 0,31 % DTĐT. Nhóm đất này được chia thành 1 đơn vị đất và 1 đơn vị đất phụ.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 56
Bảng 4.6. Các loại đất dùng trong xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Mã số FAO - UNESCO - WRB Tên đất Tên đất Việt Nam Ký hiệu Diện tích
(Ha)