Ở CHDCND Lào, việc nghiên cứu về đất cũng đã có từ lâu nhưng chỉ dừng lại ở những nghiên cứu đơn giản và nhằm vào các mục đích riêng rẽ, phục vụ cho từng ngành, từng cơ quan, chưa nghiên cứu một cách có hệ thống. Những năm gần đây có một số công trình nghiên cứu về đất cho vùng sản xuất lúa nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chi tiết, các công trình nghiên cứu ở CHDCND Lào chủ yếu do các nhà khoa học nước ngoài đảm nhiệm.
Những năm đầu thế kỷ XX một số ít về đất được tiến hành bởi một vài nhà nghiên cứư người Pháp (Henry, 1931; Gourou ,1940; Saurin, 1937...).
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 29 Năm 1970, dưới sự giúp đỡ của ông Ceruse và các chuyên gia thuộc Uỷ ban sông Mêkông đã tiến hành điều tra vùng hạ lưu sông Mêkông (bao gồm Lào, Campuchia và Việt Nam) và xây dựng được bản đồ đất - địa mạo tỷ lệ 1:1.000.000.
Năm 1983-1989, dưới sự giúp đỡ của các nhà khoa học đất Việt Nam thuộc Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp cùng với Bộ Nông - Lâm nghiệp Lào đã xây dựng bản đồ đất 1:25.000 cho vùng đồng bằng Vientiane và huyện Nhommalat tỉnh Khammuon, huyện Viêngthông, huyện Khamkot tỉnh Bolikhamxay tỷ lệ 1:50.000.
Năm 1987 - 1989, dưới sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô (cũ) đã điều tra và lập bản đồ cho huyện Khanthabouly (tỉnh Savannakhet), huyện Pakxong (tỉnh Champasack) tỷ lệ 1:50.000.
Năm 1988-1989, dưới sự giúp đỡ của Uỷ ban sông Mêkông cùng với Bộ Nông - Lâm nghiệp Lào, đã tiến hành điều tra và lập bản đồ sinh thái cho 4 tỉnh phía Nam của Lào (Saravane, Champasack, Attapu và Sekong) tỷ lệ 1:250.000.
Năm 1996, Trung tâm Điều tra và Phân loại Đất thuộc Bộ Nông Lâm nghiệp Lào đã tiến hành điều tra lập bản đồ cho tỉnh Bokeo theo hệ thống phân loại của FAO-UNESCO tỷ lệ 1:250.000 [30].
Năm 2000-2006, các nhà khoa học đất Việt Nam thuộc Viện Thổ nhưỡng Nông hóa cùng với Viện Nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Quốc gia Lào đã tiến hành điều tra xây dựng bản đồ đất cho các huyện Sanxay (tỉnh Attapu); Vapi, Lakhonpheng, Tumlan, Taoy (tỉnh Saravane); Namtha, Sing (tỉnh Luang Namtha); Nambak (tỉnh Luang Prabang) tỷ lệ 1:25.000…; Quy hoạch sử dụng đất đai và xây dựng các loại bản đồ ở tỷ lệ 1:100.000 cho tỉnh Sayaboury [32].
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 30
* Một số nghiên cứu về đất đai của huyện Ngeun trước đây:
Trong quá trình chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp, huyện Ngeun chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về đất. Nguồn tài liệu về đất đã có của huyện là Bản đồ Thổ nhưỡng tỉnh Sayaboury tỷ lệ 1:100.000, do Viện Thổ nhưỡng Nông hóa Việt Nam xây dựng từ năm 2003 đến năm 2007. Theo tài liệu này, đất đai huyện Ngeun được chia thành 8 nhóm với 18 loại đất chính. Nhìn chung, các tính chất vật lý và các đặc tính hình thái đều khá phù hợp với các yêu cầu của đất trồng trọt. Tuy nhiên, từ trước đến nay, huyện Ngeun chưa có tài liều về ĐGĐĐ và các bản đồ đơn vị đất đaị Chính vì vậy, thực hiện đề tài nghiên cứu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, làm cơ sở đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý cho huyện là rất cần thiết để làm cơ sở cho việc đề xuất, bố trí cơ cấu cây trồng, hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế, nhất là để phát triển một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa bền vững và khai thác được tối đa các nguồn tài nguyên và tiềm năng của đất đaị
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 31