Tình hình nghiên cứu phân hạng đất ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, làm cơ sở đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý cho huyện ngeun, tỉnh sayaboury, CHDCND lào (Trang 32)

Từ xa xưa, trong quá trình sản xuất người dân đã đánh giá đất đai với cách thức hết sức đơn giản như đất “tốt”, đất “xấu”... Dưới thời phong kiến, đất được đánh giá theo kinh nghiệm để quản lý, đánh thuế, mua bán... Đến thời phong kiến thực dân đã có một số công trình nghiên cứu về đất do một số nhà khoa học người Pháp chủ trì với ý đồ lập đồn điền, trang trạị.. (Nguyễn Văn Thân, 1995) [20].

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 24 Sau năm 1954, ở miền Bắc, Vụ Quản lý Ruộng đất, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã nghiên cứu, phân hạng đất vùng sản xuất nông nghiệp (áp dụng phương pháp ĐGĐĐ của Dokuchaev). Các chỉ tiêu chính để phân hạng là tính chất và điều kiện sinh thái của vùng sản xuất nông nghiệp. Kết quả đã phân chia đất thành 4 đến 7 hạng (Theo yêu cầu sử

dụng đất) bằng cách phân hạng đất theo giá trị tương đối của đất.

Từ sau năm 1975, việc đánh giá tài nguyên đất đai trở thành yêu cầu bức thiết của các nhà khoa học đất và quản lý đất đaị Bản đồ đất toàn quốc tỷ lệ 1:1.000.000 đã được xây dựng cùng với một hệ thống phân loại đất có thuyết minh chi tiết kèm theọ Bên cạnh đó, nhiều công trình khoa học về nghiên cứu đơn vị đất đai cũng đã được công bố.

2.3.1. Ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai theo FAO, xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ở Việt Nam

Năm 1983, Tổng cục Quản lý ruộng đất đã ban hành dự thảo “Phương pháp phân hạng đất lúa nước cấp huyện”. Theo phương pháp này, đất lúa nước được chia làm 8 hạng, chủ yếu dựa vào năng suất cây trồng là chính, ngoài ra còn sử dụng các chỉ tiêu như: độ dày tầng canh tác, địa hình, thành phần cơ giớị.. [23].

Từ những năm 1990 trở lại đây, các nhà khoa học đất Việt Nam đã nghiên cứu, áp dụng phương pháp ĐGĐĐ của FAO vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể của nước tạ Các kết quả thu được từ những nghiên cứu này đã cho thấy tính khả thi cao của phương pháp ĐGĐĐ của FAO và khẳng định việc vận dụng phương pháp này như là một tiến bộ kỹ thuật cần được áp dụng rộng rãi vào Việt Nam. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu, áp dụng phương pháp ĐGĐĐ của FAO để đánh giá tài nguyên đất đai ở các phạm vi khác nhau:

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 25 Cấp quốc gia:

Theo công trình ĐGĐĐ toàn quốc ở tỷ lệ 1:500.000 của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (1993 - 1994), có 7 chỉ tiêu phân cấp bản đồ đơn vị đất đai được dựa vào, gồm: thổ nhưỡng (13 nhóm đất); tầng dày của đất (3 cấp); độ dốc (3 cấp); lượng mưa năm (3 cấp); thuỷ văn nước mặt (trong đó có 4 cấp chế độ ngập và 4 cấp xâm nhập mặn); tưới tiêu (2 cấp); tổng tích ôn (3 cấp). Các tác giả xây dựng bản đồ đất đai riêng cho từng vùng sinh thái ở tỷ lệ 1:250.000, sau đó tổng hợp lên cấp miền và cấp toàn quốc ở tỷ lệ 1:500.000. Kết quả đã xác định được 270 ĐVĐĐ ở miền Bắc và 196 ĐVĐĐ ở miền Nam, nhưng khi tổ hợp lên cấp toàn quốc thì chỉ còn 373 ĐVĐĐ do tính đồng nhất của một số yếu tố tự nhiên như lượng mưa, chế độ thủy văn, độ dốc... (Đào Châu Thu, Nguyễn Khang, 1998) [19].

Cấp vùng lãnh thổ:

Chương trình đánh giá và đề xuất sử dụng đất đai vùng Tây Bắc đã xây dựng được 230 ĐVĐĐ. Các tác giả thống kê được 157 ĐVĐĐ trên đất trống đồi trọc chưa sử dụng với diện tích 3.246.395 hạ ĐVĐĐ có diện tích nhỏ nhất là 164 ha, lớn nhất là 264.068 hạ Các ĐVĐĐ cũng được thống kê theo cấp độ dốc và tầng dày của đất (Lê Thái Bạt, 1995) [1].

Theo Phạm Dương Ưng, Nguyễn Khang, Đỗ Đình Đài [12] vùng Tây Nguyên có 195 ĐVĐĐ, trong đó những đơn vị có tiềm năng NN lớn gồm 45 ĐVĐĐ thuộc nhóm đất đỏ bazan, 32 ĐVĐĐ thuộc nhóm đất bồi tụ và đất đen vùng đồng bằng và thung lũng, 35 ĐVĐĐ có độ dốc từ 0 - 15O, tầng dầy trên 100 cm. Bản đồ ĐVĐĐ vùng Tây Nguyên tỷ lệ 1:250.000 được xây dựng từ 7 chỉ tiêu, gồm: đất và địa chất, địa mạo, độ dốc, độ dày tầng đất, khả năng tưới tiêu, lượng mưa trung bình năm, tổng nhiệt độ (Lê Quang Vịnh, 1998) [28].

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 26 Cấp tỉnh:

Vũ Cao Thái và tập thể các nhà khoa học đất đã ĐGĐĐ và quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đồng Nai (1996) [18], xây dựng bản đồ ĐVĐĐ ở tỷ lệ 1:50.000 gồm 66 đơn vị bản đồ đất đai dựa trên 6 chỉ tiêu (loại hình thổ nhưỡng, khả năng tưới, độ dày tầng đất hữu hiệu, độ dốc, xâm nhập mặn, lượng mưa). Các tác giả đã mô tả chi tiết đặc tính của các ĐVĐĐ theo 15 nhóm đất và thống kê diện tích của chúng theo các đơn vị hành chính.

Nguyễn Đình Bồng (1995) [2] đã vận dụng phương pháp đánh giá đất thích hợp của FAO để đánh giá tiềm năng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cho đất trồng đồi núi trọc ở Tuyên Quang ở tỷ lệ 1:50.000. Kết quả đánh giá đã xác định và đề xuất 153.172 ha đất trống đồi núi trọc có khả năng sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai đối với đất trống, đồi núi trọc của tỉnh được phân thành 125 ĐVĐĐ trên cơ sở xác định 5 chỉ tiêu phân cấp để xây dựng bản đồ ĐVĐĐ là: tổ hợp đất, địa hình, độ dốc, độ dày tầng đất, tổng lượng mưa và tổng nhiệt độ/năm. Trong 125 ĐVĐĐ được đưa ra, thì có 70 đơn vị có nhiều hạn chế đối với sản xuất nông, lâm nghiệp về độ dốc và tầng dày, còn lại 55 đơn vị là ít bị hạn chế. Việc khai thác diện tích đất trống đồi núi trọc có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế và bảo vệ môi trường.

Cấp huyện:

Các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ ĐVĐĐ huyện Ô Môn - Cần Thơ ở tỷ lệ 1:25.000 được Đặng Kim Sơn và nhóm tác giả (1995) [17] xác định gồm: độ sâu tầng phèn (4 cấp), độ dày tầng mùn (2 cấp), độ sâu ngập nước lũ (3 cấp), thời gian ngập lụt (5 cấp), thời gian kênh nước nhiễm chua (2 cấp).

Bản đồ ĐVĐĐ huyện Gia Lâm tỷ lệ 1:25.000 của Vũ Thị Bình (1995) [3] có 20 ĐVĐĐ với gần 200 khoanh đất được xác định với 6 chỉ tiêu phân cấp gồm: loại đất (G), thành phần cơ giới (T), điều kiện tưới (I), điều kiện tiêu (F), ngập úng (L), độ phì (P) (Lê Quang Vịnh, 1998) [28].

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 27 Theo nghiên cứu của Đoàn Công Quỳ, 2000) [16], tổng diện tích đất điều tra của huyện Đại Từ - Thái Nguyên là 48.801,20 ha bao gồm 680 khoanh và 52 đơn vị đất đai trên cơ sở xác định 8 chỉ tiêu phân cấp để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bao gồm: nhóm đất, thành phần cơ giới, địa hình tương đối, độ dốc, độ cao, độ dày tầng đất, chế độ tưới tiêụ

Đỗ Nguyên Hải, 2000 [8] đã nghiên cứu đề tài “Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn - Bắc Ninh”. Nghiên cứu này đã xác định được 25 đơn vị đất đai trên cơ sở xác định 6 chỉ tiêu phân cấp, đó là: loại đất, thành phần cơ giới, địa hình, độ phì, chế độ tưới và ngập úng.

Từ năm 1998 đến 2008, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã tiến hành xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ở tỷ lệ 1:10.000 hoặc 1:25.000 cho nhiều huyện thuộc các tiểu vùng khác trong chương trình ĐGĐĐ và quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, đã xác định một số chỉ tiêu như sau: loại hình thổ nhưỡng; độ dốc (đối với vùng đồi núi); địa hình tương đối; độ sâu xuất hiện tầng glây (đối với vùng đồng bằng); thành phần cơ giới; khả năng tưới, tiêu; độ phì nhiêu của đất, v.v [25], [26], [27].

Các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả tiến hành trên nhiều đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau đã chứng tỏ việc xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên của từng vùng. Các vùng khác nhau có số lượng cũng như loại chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ cũng khác nhaụ Các chỉ tiêu được lựa chọn phản ánh đặc thù của vùng nghiên cứu đồng thời cũng phản ánh mức độ và phạm vi nghiên cứụ

2.3.2. Xác định các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Việc lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ ĐVĐĐ là rất quan trọng, yêu cầu phản ánh được ở mức cao nhất các yếu tố liên quan đến chất lượng đất đai nhằm trả lời các đòi hỏi về yêu cầu của các loại hình sử dụng đất, trên cơ sở dựa vào các dữ liệu về đất đai trong hệ thống sử dụng đất.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 28 Cơ sở lựa chọn các chỉ tiêu và phân cấp tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu và phạm vi sử dụng của chương trình đánh giá đất đai, song phải đảm bảo được các nguyên tắc chung trong xác định các ĐVĐĐ mà FAO đã đề rạ

Theo chỉ dẫn của FAO, để đánh giá các đặc tính đất đai ở phạm vi vùng có diện tích không lớn lắm và có các đặc điểm khí hậu tương đồng, có thể đi sâu lựa chọn các yếu tố thổ nhưỡng như: tính chất của đất (loại đất, các tính chất vật lý, hóa học của đất), các đặc tính về địa hình (độ dốc, dáng đất, địa hình tương đối, độ cao), các tính chất về nước (tình hình tưới, tiêu, úng ngập), tính chất phân bố của thực vật và động vật. Các yếu tố trên có ý nghĩa ảnh hưởng quyết định đến sức sản xuất và khả năng sử dụng đất. Trong đó có những yếu tố ảnh hưởng rất mạnh (yếu tố trội), và cũng có những yếu tố ảnh hưởng yếu (yếu tố thường) tới khả năng và hiệu quả sử dụng đất. Nếu sử dụng được nhiều yếu tố để xác định các ĐVĐĐ thì kết quả thu được có độ chính xác cao hơn và sẽ có nhiều đơn vị bản đồ đất đaị Tuy nhiên, cũng sẽ rất khó khăn trong việc đánh giá và phân hạng thích hợp, vì có quá nhiều đơn vị bản đồ đất đai mặc dù sự sai khác về tính chất đất giữa chúng là không đáng kể và điều này không mang ý nghĩa lớn cho thực tiễn sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, làm cơ sở đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý cho huyện ngeun, tỉnh sayaboury, CHDCND lào (Trang 32)