Thực trạng kết cấu hạ tầng

Một phần của tài liệu Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, làm cơ sở đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý cho huyện ngeun, tỉnh sayaboury, CHDCND lào (Trang 49)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1 Đặc điểm tự nhiên vùng nghiên cứu

4.2.2.Thực trạng kết cấu hạ tầng

4.2.2.1. Hệ thống giao thông

Trong những năm gần đây, nhờ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, của Nhà nước Lào và của tỉnh, hệ thống giao thông trong huyện được đầu tư xây dựng với một mạng lưới đường liên huyện khá lớn (đường hội nhập ASEAN Thái Lan - Trung Quốc chạy qua thị trấn của huyện). Từ thị trấn đi đến thị xã

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 41 Sayaboury và từ thị trấn đi đến tỉnh Udomxay đã được xây dựng và đổ nhựa hoàn thành tháng 8 năm 2011. Các tuyến đường ô tô có thể đi được dài 190,59 km. Tuyến đường từ thị trấn đến cửa khẩu sang Thái Lan cũng được xây dựng và đổ nhựa theo tiêu chuẩn Quốc tế. Hiện nay, phần lớn các bản trong huyện đều có đường ô tô, một số bản có thể đi được bằng thuyền (đi theo sông Mekong).

So với các huyện miền núi khác, Ngeun có nhiều thuận lợi hơn về vấn đề giao thông. Tuy nhiên, nếu không được bảo quản, sửa chữa và nâng cấp thì hệ thống giao thông này sẽ bị xuống cấp nhanh chóng vì phần lớn các con đường liên bản chủ yếu là đường đất, đá.

4.2.2.2. Hệ thống thủy lợi

Trong những năm gần đây, được sự đầu tư của các dự án trong và ngoài nước, đặc biệt là dự án IFAD (International Fund for Agricultural Development) nên một số công trình thủy lợi vừa và nhỏ được đầu tư xây dựng. Hiện tại có 14 công trình đập và hồ chứa đang hoạt động với diện tích tưới khoảng 626 hạ Bên cạnh đó, còn có các cụm thủy lợi tạm thời do người dân tự đắp để giữ nước và các mương tự chảy theo nguồn suối có đến 125 vị trí khác nhaụ Điều kiện thủy lợi này khá thuận lợi để canh tác hai vụ lúa và thâm canh tăng vụ ở một số vùng đồng bằng trong huyện.

4.2.2.3. Hệ thống nước sinh hoạt

Đến nay, huyện vẫn đang xây dựng bể nước và hệ thống cung cấp nước sạch sinh hoạt cho toàn thị trấn của huyện với các vốn đầu tư từ Nhà nước, tỉnh và huyện trong tổng số 8.002.870.000 Kip (hơn 1 triệu USD) dự án sẽ hoàn thành cuối năm 2012. Hiện nay, nước sinh hoạt chủ yếu trong huyện phần lớn là dựa vào nguồn nước sông suối trên địa bàn, tỷ lệ dân dùng nước sạch từ các giếng khoan vẫn còn thấp (dưới 40%). Chính vì vậy, đến mùa khô, người dân trên địa bàn thường bị mắc các bệnh về mắt và đường ruột.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 42

4.2.2.4. Hệ thống điện

Cho đến nay, có 1.892/3.046 hộ gia đình trong huyện được sử dụng nguồn điện lưới kéo từ Thailand và 89 hộ gia đình sử dụng điện từ năng lượng mặt trời (Solar Energy), nhưng chủ yếu là ở thị trấn và một số bản lân cận. Trong tương lai, huyện có kế hoạch xây dựng thêm các trạm hạ thế, kéo dài đường dây để phục vụ cho các bản còn lạị Tuy nhiên, một số bản xa trung tâm rất khó sử dụng nguồn điện lưới, nguồn điện sử dụng chủ yếu ở các bản này được lấy từ máy thủy điện nhỏ dọc suối và máy phát điện, có 32 hộ gia đình đang sử dụng dạng điện nàỵ

Tóm lại, kết cấu hạ tầng của huyện so với các huyện phía Bắc của tỉnh có tốt hơn, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu để phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân. Do vậy, cần có kế hoạch tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng (nhất là hệ thống giao thông đến các bản trong huyện) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác phát triển.

Một phần của tài liệu Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, làm cơ sở đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý cho huyện ngeun, tỉnh sayaboury, CHDCND lào (Trang 49)