Đất trồng cây CN lâu năm

Một phần của tài liệu Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, làm cơ sở đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý cho huyện ngeun, tỉnh sayaboury, CHDCND lào (Trang 89)

lâu năm

Cây lấy sợi 7; 19; 22; 23; 27; 37; 40; 41; 45; 49 Cây lấy mủ 30; 32; 40; 43-45; 47; 49 6 Đất rừng Rừng trồng 5; 7; 8; 19; 20; 22; 26; 27; 32; 41; 42; 45; 51; 59 Rừng tái sinh 5-7; 10; 13; 18; 21; 22; 24-26; 28; 30-40; 43-54; 57; 60; 62- 64; 72; 74; 75; 79

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 81

4.7. Định hướng sử dụng đất và các giải pháp cơ bản về sử dụng đất

Qua quá trình xây dựng bản đồ ĐVĐĐ huyện Ngeun, đã xác định được các ĐVĐĐ đối với từng loại hình sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu, làm cơ sở cho bước tiếp theo là quy hoạch sử dụng đất. Tùy thuộc vào định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ mà các nhà hoạch định chính sách có thể đưa ra các kế hoạch sử dụng đất phù hợp. Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, chỉ đề xuất phương án bố trí một số cây trồng chính mang tính chất tham khảọ

Mục đích của việc cải tạo đất là bằng những biện pháp tác động thích hợp làm thay đổi một số tính chất của đất theo hướng có lợi cho việc sử dụng đất. Trong quá trình sử dụng đất, cải tạo đất có ý nghĩa rất quan trọng khi đưa diện tích đất chưa sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và là công cụ đắc lực phục vụ cho thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng. Hiện nay đất sản xuất nông nghiệp của huyện đã được giao quyền sử dụng trực tiếp cho người lao động, vì vậy quyết định sử dụng đất để trồng loại cây gì còn tùy thuộc vào mục tiêu và khả năng của người sử dụng. Việc định hướng sử dụng và cải tạo các loại hình sử dụng đất có hiệu quả và phát triển bền vững cần dựa trên cơ sở cân nhắc các kỹ các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường và cả nhiệm vụ chính trị. Nó phải đảm bảo sự phù hợp giữa mục tiêu phát triển chiến lược của Nhà nước, của địa phương với yêu cầu của người sử dụng đất. Trên quan điểm này, mục tiêu cụ thể của huyện Nguen là phải đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, cung cấp một phần cho các vùng bên ngoài, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi tiến đến sản xuất hàng hóa đáp ứng cho nhu cầu thị trường trong và ngoài huyện.

4.7.1. Vùng đất bằng và lượn sóng

+ Trên nhóm đất phù sa nên bố trí cơ cấu 2 vụ lúa; 1 vụ lúa - 1 vụ màu và chuyên màụ

+ Trên nhóm đất nâu tím: bố trí trồng cây công nghiệp dài ngày như cao su, cây lấy sợị

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 82 + Trên nhóm đất tích vôi: bố trí trồng cây ăn quả như cam, xoài, vảị

+ Trên nhóm đất xám: những vùng đất chủ động được nước tưới bố trí trồng 2 vụ lúa nước. Những vùng đất không chủ động nước tưới cần bố trí trồng 1 vụ lúa, cây CNNN, cây ăn quả...

Trong quá trình sử dụng cần chú ý bổ sung dinh dưỡng cho đất để tránh bạc màu đất qua các năm.

+ Trên nhóm đất đen: bố trí trồng lúa nước những nơi chủ động được nước tưới, những nơi có độ dốc cao có thể trồng cây ngắn ngày như ngô, đậu tương.

+ Trên nhóm đất mới biến đổi: do quá trình sử dụng đất lâu năm đã làm cho đất tầng mặt mất một số đặc tính ban đầu so với đất phù sa, tuy có thể sử dụng để bố trí trồng lúa, cây rau màu, nhưng trong quá trình sử dụng cần bổ sung dinh dưỡng cho đất để phục hồi và tránh thoái hóa đất.

+ Trên nhóm đất cát: loại đất này bị hạn chế về dinh dưỡng và khả năng canh tác, trong quá trình sử dụng vào mục đích trồng rau ven suối cần chú ý bổ sung dinh dưỡng và tưới nước thường xuyên.

4.7.2. Vùng đất dốc

+ Trên nhóm đất nâu tím, nhóm đất đen và đất tích vôi: đối với những vùng đất dưới 15O cóthể bố trí trồng cây cây công nghiệp lâu năm như cao su, cây lấy sợị Những vùng có độ dốc cao hơn cần bố trí trồng rừng, khoanh nuôi rừng để phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

+ Trên nhóm đất xám: đối với vùng đất dưới 15O có thể bố trí các nương trồng cây ngắn ngày cố định, tuy nhiên cần bổ sung dinh dưỡng và các biện pháp chóng xói mòn đất. Đối với vùng cao có thể bố trí trồng rừng và khoanh nuôi phục hồi rừng.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 83

Một phần của tài liệu Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, làm cơ sở đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý cho huyện ngeun, tỉnh sayaboury, CHDCND lào (Trang 89)