Về cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân ở tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 47)

Từ tháng 11/ 1996 tỉnh Thái Nguyên được tách ra từ tỉnh Bắc Thái một số cán bộ và lãnh đạo chuyển lên công tác tại tỉnh Bắc Kạn. Từ đó đến nay, hàng năm hệ thống tổ chức Tòa án ở tỉnh Thái Nguyên luôn được kiện toàn và chia làm 2 cấp: Cấp huyện có 9 Toà án, trong đó có 7 TAND huyện và 1 TAND thị xã, 1 TAND thành phố, cấp tỉnh có TAND tỉnh, trong đó có Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa Lao động, Tòa Kinh tế, Tòa Hành chính, Phòng kiểm tra giám đốc, Phòng thi hành hành án hình sự và Văn phòng Tòa án. Theo số liệu thống kê chính thức đến hết năm 2005, ngành TAND tỉnh Thái Nguyên có 143 cán bộ, trong đó có 61 Thẩm phán, Toà án tỉnh có 56 cán bộ, trong đó có 20 Thẩm phán, có 19 Thẩm phán trình độ đại học, 01 cao đẳng, về trình độ chính trị có 02 cử nhân chính trị, 01cao cấp chính trị, 13 trung cấp chính trị, có 05 cán bộ đang học cao học Luật tại Hà Nội. TAND huyện có 87 cán bộ trong đó có 41 Thẩm phán; có 38 Thẩm phán trình độ đại học, 03 Thẩm phán trình độ cao đẳng. Trình độ chính trị: 01 cử nhân chính trị, 29 trung cấp chính trị, 100% các Thẩm phán là đảng viên và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ là Đại học, cao đẳng. Ngoài ra, các TAND ở Thái Nguyên còn có 208 HTND ở cả 2 cấp Tòa án tham gia vào hoạt động xử xét theo quy định của pháp luật. So sánh với thời điểm mới chưa tách tỉnh (11/1996), tổng số cán bộ Tòa án tỉnh Thái Nguyên là 129, trong đó ở TAND tỉnh có 38 cán bộ, TAND huyện có 91 cán bộ. Như vậy trong những năm qua, TAND của Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu lớn trong việc xây dựng và kiện toàn bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ nhất là đối với TAND tỉnh, từ tổng số 129 cán bộ đến nay đã tăng lên 143 cán bộ, không những tăng về số lượng cán bộ mà chất lượng cán bộ đã được nâng lên như trình độ nghiệp vụ về chuyên môn, cũng như trình độ về chính trị [55].

Chủ thể ADPL trong hoạt động xét xử án HN và GĐ của TAND tỉnh Thái Nguyên chỉ bao gồm các Thẩm phán và các thư ký Tòa án và thẩm tra viên. Theo quy định của Luật sửa đổi bổ sung Luật tổ chức tòa án năm 2002, Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh gồm Chánh án, các phó chánh án và các Thẩm phán được Chánh án Tòa án tối cao bổ nhiệm tham gia Uỷ ban Thẩm phán theo đề nghị của Chánh án Tòa án tỉnh. Hiện nay, Uỷ ban Thẩm phán của TAND tỉnh Thái Nguyên gồm có 6 Thẩm phán gồm có Chánh án, 02 phó chánh án và 03 Thẩm phán (đó là 01 chánh tòa dân sự, 01 chánh tòa hình sự và 01 trưởng phòng kiểm tra giám đốc). HTND của ngành Tòa án tỉnh có 208 người, trong đó HTND của Tòa án tỉnh có 32 người.

Các TAND cấp huyện hoạt động theo nguyên tắc không phân công chuyên nghiệp trong giải quyết và xét xử các loại án, do vậy là chủ thể ADPL trong giải quyết tất cả các loại án. Với số lượng từ 32 đến 41 Thẩm phán, trong năm từ năm 2000 đến 2004 TAND cấp huyện, cấp tỉnh Thái Nguyên đã giải quyết và xét xử 2.448 vụ án về HN và GĐ, số lượng án chủ yếu ở cấp huyện, thị xã, thành phố. Tòa dân sự của TAND tỉnh Thái Nguyên đã giải quyết án HN và GĐ theo trình tự phúc thẩm 224, và giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm là 23 vụ án [57].

Như vậy, cơ cấu tổ chức của các TAND ở Thái Nguyên là khá chặt chẽ nên đã hoàn thành nhiệm vụ trong giải quyết án HN và GĐ. Do số lượng án HN và GĐ tăng lên hàng năm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nên cơ cấu tổ chức và biên chế Thẩm phán cũng cần tăng để đáp ứng được yêu cầu của công việc trong thời gian tới.

Để đáp ứng yêu cầu giải quyết số lượng án tăng hàng năm, cũng như lượng án sẽ nhiều hơn khi tăng thẩm quyền xét xử cho TAND cấp huyện, trong những năm tới. TAND ở Thái Nguyên đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để tạo nguồn bổ nhiệm Thẩm phán, hàng năm mỗi TAND

cấp huyện được cử từ 1 đến 2 cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt để học lớp đào tạo nghiệp vụ, xét xử tại Học viện tư pháp và cử đi học trung cấp chính trị. Bên cạnh đó, thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ giữa TAND tỉnh và TAND cấp huyện. TAND tỉnh sẽ điều chuyển một số Thẩm phán có năng lực xuống làm Chánh án, phó chánh án cấp huyện, đề nghị bổ nhiệm một số cán bộ thư ký đã có đủ năng lực phẩm chất để làm Thẩm phán cấp huyện. Được sự đồng ý của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc tăng thẩm quyền cho Tòa án cấp huyện. Từ năm 2003 đến năm 2009, TAND tỉnh Thái Nguyên sẽ kiện toàn cơ sở vật chất, như phương tiện trụ sở làm việc và chuẩn bị về công tác cán bộ để sẵn sàng đón nhận việc tăng thẩm quyền cho một số TAND cấp huyện, TAND thành phố, còn lại ở tỉnh Thái Nguyên

Để làm tốt công tác ADPL trong việc giải quyết án HN và GĐ của tỉnh Thái Nguyên thì trước hết phải làm tốt công tác tổ chức như đối với TAND ở tỉnh, về cơ cấu tổ chức cần phải sắp xếp hợp lý, biên chế Thẩm phán cán bộ phải đáp ứng nhu cầu công việc, đối với Thẩm phán xét xử như án về hình sự hồ sơ vụ án đã có sẵn, chỉ đơn thuần ADPL trên cơ sở các văn bản quy định đối với các loại tội danh cụ thể, việc ADPL cũng dễ dàng hơn, nhưng đối với Thẩm phán ADPL trong hoạt động giải quyết án HN và GĐ thì đòi hỏi cao hơn, ngoài những kiến thức pháp luật còn đòi hỏi có sự hiểu biết, có kiến thức xã hội sâu rộng, có năng lực trong công tác hòa giải… thì mới thực hiện tốt nhiệm vụ của người Thẩm phán. Bên cạnh đó, TAND tỉnh còn chú trọng bồi dưỡng những cán bộ có năng lực và kinh nghiệm, có phẩm chất đạo đức tốt, được đào tạo chính quy để bổ nhiệm Thẩm phán TAND huyện nhất là đối với Thẩm phán làm công tác giải quyết án HN và GĐ trong những năm tới thì mới đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Trong những năm qua, tuy điều kiện còn nhiều khó khăn về đội ngũ cán bộ, kinh phí đào tạo, cũng như cơ sở vật chất còn thiếu thốn chưa đáp ứng

cho hoạt động của ngành Tòa án, nhưng TAND ở Thái Nguyên đã khắc phục mọi khó khăn, dần dần từng bước xây dựng được một đội ngũ Thẩm phán làm công tác giải quyết án HN và GĐ hoàn thành nhiệm vụ giao. Trong thời gian tới cần phải nâng cao hơn nữa về trình độ nghiệp vụ cho Thẩm phán làm công tác giải quyết án HN và GĐ. Làm tốt công tác ADPL trong hoạt động giải quyết án HN và GĐ là góp phần làm lành mạnh các quan hệ xã hội, làm ổn định tình hình trật tự chính trị ở địa phương.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w