2 Phú Bình 56 51 9 15 8,9 3 Sông Công403
3.1.1. Các quan điểm cơ bản về áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ YÊU CẦU VỀ ÁP DỤNG LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1.1. Các quan điểm cơ bản về áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình án hôn nhân và gia đình
Sau gần 20 năm đổi mới, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nền kinh tế phát triển, chính trị, xã hội ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện. Để đáp ứng nhu cầu của công cuộc đổi mới, yêu cầu các hoạt động ADPL cần thay đổi nhận thức để phù hợp với điều kiện trong thời kỳ đổi mới. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII năm 1996 đề ra nhiệm vụ: “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức” [16, tr.17]. Do vậy, các chủ thể ADPL cần quán triệt và nhận thức rõ những định hướng lớn của Đảng về hoạt động cải cách tư pháp nói chung và hoạt động ADPL trong giải quyết án HN và GĐ nói riêng. Các chủ thể ADPL giải quyết án HN và GĐ trong cả nước cũng như ở Thái Nguyên phải nắm rõ các quan điểm sau đây:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong ADPL giải quyết án HN và GĐ. Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Tòa án là toàn diện và tuyệt đối. Với công tác kiểm tra của Đảng, vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên và sự lãnh đạo trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng trên cả ba phương diện tư tưởng, tổ chức và cán bộ. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác ADPL trong hoạt động giải quyết án HN và GĐ của TAND, không có nghĩa là tổ chức đảng và đảng viên can thiệp vào các hoạt động điều tra,
xét xử của Tòa án, quyết định cách giải quyết các vụ án. Sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện bằng đường lối xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật; bằng phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND, tạo ra khả năng cho Tòa án ADPL trong giải quyết án HN và GĐ chính xác, chất lượng ngày càng tốt hơn.
Hai là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ về HN và GĐ, làm cơ sở cho hoạt động của Toà án được thống nhất, bảo đảm việc ADPL trong giải quyết án HN và GĐ được chính xác.
Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ ngành pháp luật như: Thẩm phán, thư ký tòa án, HTND, điều tra viên, kiểm sát viên, chấp hành viên, giám định viên, luật sư… có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có phẩm chất đạo đức, chính trị, chí công vô tư và làm trong sạch, vững mạnh bộ máy các cơ quan pháp luật.
Đề cập đến nhiệm vụ cải cách tư pháp, Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (tháng6/1997) đã yêu cầu các cơ quan tư pháp phải mẫu mực trong việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, phải thể hiện công lý, tính dân chủ, công khai trong hoạt động của mình, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân. Khắc phục tình trạng các cơ quan tiến hành tố tụng xét xử không công minh, vi phạm quyền dân chủ của công dân. Về cán bộ, Đảng ta chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh, có phẩm chất chính trị, đạo đức và có năng lực chuyên môn. Lập quy hoạch tuyển chọn, đào tạo, sử dụng cán bộ tư pháp theo từng loại chức danh với tiêu chuẩn cụ thể. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động của cán bộ tư pháp để có thể đánh giá và sử dụng tốt cán bộ; xử lý nghiêm những cán bộ tham nhũng, tiêu cực.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX xác định: “Cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan và cán bộ tư
pháp trong công tác điều tra … xét xử, thi hành án”, “ tăng cường đội ngũ Thẩm phán và HTND về cả số lượng và chất lượng” [20, tr.132]. Rà soát lại đội ngũ cán bộ Tòa án trong sạch, vững mạnh; xác định lại biên chế cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng Tòa án.
Tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (tháng 01/2004) tiếp tục đề ra một số chủ trương, chính sách, giải pháp lớn nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng về cải cách tư pháp, theo đó: Tiếp tục củng cố tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và cơ quan điều tra các cấp. Đổi mới công tác xét xử của Tòa án về tất cả các loại án khi xét xử theo hướng mở rộng tranh tụng tại phiên tòa, coi trọng kết quả tranh tụng ở Tòa án khi kết án, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp.
Từ những chủ trương trong các văn kiện của Đảng nêu trên, chúng ta thấy rằng, các quan điểm cơ bản đảm bảo ADPL giải quyết án nói chung và giải quyết án HN và GĐ nói riêng ở tỉnh Thái Nguyên có hiệu quả là:
- Xây dựng và phát triển đội ngũ Thẩm phán về giải quyết án HN và GĐ của TAND ở tỉnh Thái Nguyên đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, bản lĩnh chính trị, ý thức giác ngộ cách mạng của người Thẩm phán sẽ luôn được giữ vững và nâng cao trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Tổ chức Tòa án và hoạt động xét xử của Toà án là trung tâm của hoạt động tư pháp, vì vậy cần tiến hành đổi mới tổ chức hoạt động xét xử của TAND nhằm nâng cao chất lượng ADPL trong hoạt động giải quyết án HN và GĐ có hiệu quả.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán, HTND nhằm nâng cao chất lượng ADPL trong giải quyết án HN và GĐ.
Bốn là, củng cố, kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp nói chung và của ngành TAND ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng, phân định thẩm quyền xét xử
của TAND các cấp, từng bước mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm cho TAND huyện theo lộ trình đến hết ngày 01 tháng 7 năm 2009, hoàn thành việc nâng thẩm quyền cho Tòa án cấp huyện.
Năm là, tăng cường sự tranh tụng tại phiên tòa, là một trong những nội dung quan trọng trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. Mở rộng tranh tụng tại Tòa án sẽ giúp cho việc xét xử của TAND các cấp nâng cao chất lượng khi ban hành bản án và quyết định, tránh sai sót trong hoạt động tố tụng. Coi trọng và mở rộng tranh tụng tại Tòa án sẽ giúp cho đội ngũ Thẩm phán và HTND nâng cao kỹ năng trong quá trình xét xử các vụ án.
ADPL giải quyết các vụ án HN và GĐ không chỉ là việc dàn xếp các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các đương sự theo đúng quy định của pháp luật, coi trọng việc hòa giải, khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở. Đồng thời quá trình giải quyết án HN và GĐ gắn với nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân, tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của người khác, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của bản thân mình, có ý thức tuân thủ pháp luật.