2 Phú Bình 56 51 9 15 8,9 3 Sông Công403
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên nói chung và việc áp dụng pháp luật trong
nhân dân tỉnh Thái Nguyên nói chung và việc áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình nói riêng
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, việc xây dựng và phát triển các cơ quan tư pháp nói chung và TAND nói riêng đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt và hoàn thành tương đối tốt nhiệm vụ được giao. Kể từ sau Đại hội VI, sự lãnh đạo của Đảng đối với TAND có sự đổi mới, đã ban hành và chỉ đạo thực hiện nhiều chỉ thị, nghị quyết về công tác Tòa án đặc biệt là ADPL trong giải quyết án HN và GĐ, góp phần thúc đẩy về tổ chức vào hoạt động của TAND các cấp. Nhận thức của các cấp ủy và đảng viên về công tác xét xử và ADPL, về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Tòa án ngày càng đầy đủ hơn. Trong thời gian qua, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng ở tỉnh Thái Nguyên cũng đã được cải tiến từng bước khắc phục các khuynh hướng sai lệch hoặc buông lỏng sự lãnh đạo đối với TAND các cấp đồng thời chú ý nhiều hơn đến công
tác kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của đảng. Ban cán sự đảng trong các cơ quan TAND ở tỉnh được thành lập, các tổ chức cơ sở đảng đã có sự phối hợp công tác giữa các cơ quan tư pháp và TAND với các cơ quan nhà nước và tổ chức khác. Các cấp ủy đảng và đảng viên trực tiếp hoạt động ADPL trong giải quyết án HN và GĐ có nhiều cố gắng quán triệt đường lối chính sách của đảng vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Tăng cường đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động ADPL trong giải quyết án HN và GĐ của TAND ở tỉnh Thái Nguyên là cần thiết, để đảm bảo hiệu quả ADPL trong hoạt động xét xử nói chung và giải quyết án HN và GĐ nói riêng. Sự lãnh đạo của Đảng đối với các cấp TAND toàn diện và chặt chẽ về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ. Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với TAND ở tỉnh Thái Nguyên trong giải quyết án HN và GĐ tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:
Các cấp ủy đảng ở tỉnh Thái Nguyên quan tâm lãnh đạo, phối hợp giữa Tòa án với các cơ quan hữu quan khác trong hoạt động tố tụng như điều tra, xác minh, định giá… khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín hoặc né tránh, thiếu trách nhiệm; lãnh đạo sự phối hợp giữa TAND các cấp với nhà nước, đoàn thể nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm đáp ứng hoạt động giải quyết án HN và GĐ.
Tỉnh ủy Thái Nguyên cần chú ý lãnh đạo việc qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ có năng lực, quan tâm các Thẩm phán làm công tác giải quyết án HN và GĐ, làm trong sạch nội bộ, kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ Tòa án thoái hóa biến chất, vi phạm pháp luật.
Tăng cường công tác xây dựng Đảng cho các chi bộ Đảng TAND các cấp ở Thái Nguyên; kiện toàn Ban cán sự Đảng về tổ chức và nội dung hoạt động, thực sự phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong hoạt động ADPL giải quyết án HN và GĐ của Tòa án ở tỉnh Thái Nguyên.
Bên cạnh sự lãnh đạo của Đảng đối với TAND các cấp nói trên, cần tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác TAND các cấp ở tỉnh Thái Nguyên. Đảng lãnh đạo TAND các cấp theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; lãnh đạo thông qua đảng ủy, ban cán sự, tổ chức cơ sở đảng và đảng viên trong TAND, lãnh đạo bằng thuyết phục giáo dục, bàn bạc dân chủ; lãnh đạo bằng quyết định tập thể. Ban cán sự và Ban chấp hành Đảng ủy bằng cách theo dõi, cho ý kiến chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện thông qua kết quả ADPL giải quyết án HN và GĐ. Đối với những vụ án phức tạp, xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy đảng ở địa phương về phương hướng, quan điểm và đường lối giải quyết vụ án.