Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 79)

2 Phú Bình 56 51 9 15 8,9 3 Sông Công403

2.2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Từ những tồn tại, hạn chế cũng như những vướng mắc của hoạt động ADPL trong giải quyết vụ án HN và GĐ, do nhiều nguyên nhân, nhưng có những nguyên nhân cơ bản như sau:

* Nguyên nhân khách quan:

Nghiên cứu hoạt động ADPL trong giải quyết án HN và GĐ ở TAND tỉnh Thái Nguyên có những hạn chế do các nguyên nhân khách quan sau:

Hệ thống pháp luật để giải quyết các vụ án HN và GĐ chưa đồng bộ, các văn bản hướng dẫn ADPL còn chậm, thiếu. Trong quá trình ADPL đã phát sinh nhiều bất cập, có những trường hợp lúng túng vì phải tìm văn bản pháp luật để áp dụng, việc trả lời thỉnh thị của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới còn chậm, nên ảnh hưởng đến thời hạn tố tụng, có quy phạm trong các văn bản pháp luật không phù hợp với thực tiễn, tính khả thi thấp, nên ít được áp dụng. Có những quy định pháp luật chỉ dừng lại ở mức độ chung chung, chưa được cụ thể, rõ ràng, dẫn đến việc nhận thức khác nhau của các Tòa án.

Trên đây là những khó khăn, vướng mắc trong quá trình nhận thức ADPL trong giải quyết án HN và GĐ, đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến việc sửa, hủy án sơ thẩm, do đó chất lượng ADPL giải quyết án HN và GĐ chưa cao.

Trước đây đã có một thời gian dài, giải quyết án HN và GĐ theo pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, năm 1989, do Pháp lệnh quy định còn nhiều hạn chế, chưa đầy đủ nên dẫn đến việc vận dụng ADPL gặp nhiều khó khăn. Nay đã có Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 có hiệu lực từ ngày 01/1/2005 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã thay thế, khắc phục những thiếu sót của bộ luật cũ, đáp ứng tốt những yêu cầu ADPL để giải quyết án trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh sự hoàn thiện của Luật Hôn nhân và gia đình, các bộ luật khác có liên quan đến việc điều chỉnh các tranh chấp về HN và GĐ như Bộ luật dân sự, Luật đất đai… cần tiếp tục

hoàn thiện hơn, có những văn bản hướng dẫn chi tiết để thống nhất thực hiện, giải quyết những quan hệ về tài sản, đất đai liên quan đến hôn nhân.

Ví dụ: Kể từ khi áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, bắt đầu xuất hiện khái niệm "người vợ, người chồng chưa thành niên" sở dĩ có khái niệm này là do quy định mới của pháp luật về hôn nhân và gia đình về độ tuổi đăng ký kết hôn. Theo các văn bản hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đó là Nghị định 70/2001/NĐ-CP của Chính phủ 3/10/2001; Công văn số 268/TP-HT của Bộ Tư pháp ngày 19/4/2001; Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC ngày 23/12/2000 thì không bắt buộc nam phải đủ 20 tuổi, nữ phải đủ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn, mà chỉ cần nam bước sang tuổi 20, nữ bước sang tuổi 18 là đủ điều kiện kết hôn. Như vậy, có nghĩa là từ đủ 17 tuổi + 1 ngày là có thể đăng ký kết hôn. Trong khi đó, Điều 20 Bộ luật dân sự thì quy định "người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên". Từ đó nảy sinh ra vướng mắc là: Khi có sự kiện xin ly hôn mà người vợ vẫn chưa đến tuổi thành niên thì Tòa án có thụ lý giải quyết không? về nguyên tắc, khi vợ chồng đã đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền thì họ có thể xin ly hôn ngay sau đó. Nếu Tòa án thụ lý giải quyết vụ án ly hôn trong trường hợp này thì sẽ gặp vướng mắc về pháp luật tố tụng Điều 57 Bộ luật Tố tụng dân sự tại Khoản 3 quy định: "Đương sự đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự...". Như vậy, theo quy định trên thì có thể thấy rằng: “Người vợ người chồng chưa thành niên” không thể tự mình tham gia tố tụng giải quyết ly hôn được, đồng thời pháp luật không cho phép người khác đại diện cho người vợ chưa thành niên trong vụ án ly hôn, rõ ràng ở đây có sự "xung đột" giữa Ơuật nội dung (Luật Hôn nhân và gia đình) và Luật hình thức (Luật Tố tụng dân sự) vấn đề này trong thực tế đã có nhiều quan điểm khác nhau, có quan điểm thì cho rằng, có thể giải quyết việc ly hôn cho người vợ chưa thành niên, có

quan điểm là phải chờ đến khi đủ 18 tuổi người vợ mới có thể tham gia tố tụng để giải quyết việc ly hôn được...

Như vậy, cần có sự bổ sung sửa đổi, hướng dẫn để tránh được mâu thuẫn giữa luật hình thức và luật nội dung, thì mới đáp ứng được việc ADPL giải quyết các vụ án khác nhau. Qua đây cũng thấy rằng, hoạt động xây dựng pháp luật nói chung phải đảm bảo tính thống nhất, phù hợp giữa luật hình thức và luật nội dung, để điều chỉnh một cách linh hoạt các quan hệ pháp luật đa dạng trong thực tế cuộc sống. Thực tế các văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết việc thực hiện các điều khoản trong các bộ luật ban hành còn chậm, không kịp thời, do đó trong thời gian chờ có hướng dẫn thì nhận thức của các chủ thể ADPL lúng túng trong xử lý và đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến những sai sót của quá trình ADPL. Thậm chí có văn bản hướng dẫn còn chung chung khi áp dụng vào vụ án cụ thể thì gặp nhiều khó khăn.

Ví dụ: Các chi phí trong quá trình điều tra vụ án như tạm ứng chi phí định giá. Chi phí định giá tại Điều 139, Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:

1. Tiền tạm ứng chi phí định giá là số tiền mà Hội đồng định giá tạm tính để tiến hành việc định giá theo quyết định của Tòa án.

2. Chi phí định giá là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho công việc định giá và do Hội đồng định giá căn cứ vào Khoản 2, Điều 141 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:

Trong trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá, nếu tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí định giá thực tế thì họ phải nộp thêm phần còn thiếu đó; nếu số tiền đã nộp cao hơn chi phí định giá thực tế thì họ được trả lại phần tiền còn thừa đó.

Như vậy, căn cứ pháp lý nào để Tòa án ADPL ra quyết định cho đương sự nộp số lượng tiền cụ thể đáp ứng "cần thiết và hợp lý" và các chi phí cụ thể

khác phục vụ cho việc định giá là rất khó xác định. Trong thực tiễn, việc định giá rất đa dạng về loại tài sản cần xác định giá, như nhà cửa, phương tiện giao thông, xe máy, ô tô, đất ở, vườn đồi, ruộng, ao, đầm, các loại cây cối, nhà xưởng... nơi định giá có vụ ở rất xa, đi lại khó khăn, nên dẫn đến chi phí định giá khác nhau.

Vấn đề này, Nghị quyết 08/NQTW ngày 02/1/2002 của Bộ Chính trị "về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới" đã đánh giá: "Pháp luật trong lĩnh vực tư pháp chưa hoàn thiện thiếu đồng bộ và còn nhiều sơ hở, công tác xây dựng, giải thích, hướng dẫn và tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật còn chậm, trong đó pháp luật về lĩnh vực tư pháp còn nhiều bất cập và hạn chế".

- Sự phối kết hợp giữa Tòa án và các cơ quan liên quan như Tài chính, Tài nguyên môi trường, Cục đo đạc bản đồ… khi điều tra vụ án còn gặp nhiều khó khăn, chẳng hạn việc điều tra xác minh về tình trạng đất ở, đất rừng trong vụ án ly hôn khi các bên đương sự có tranh chấp, phụ thuộc vào phòng Tài nguyên và Sở Tài nguyên Môi trường, nhưng trong thực tế, việc lưu trữ các tài liệu này chưa đầy đủ, chưa có hệ thống, đối với cấp xã phường công tác địa chính còn quá sơ sài, các tài liệu hồ sơ liên quan đến quản lý đất còn thiếu nhiều, một mặt là do nghiệp vụ quản lý, mặt khác do bị mất mát qua nhiều lần bàn giao công tác cho cán bộ khác mà không quy ra trách nhiệm thuộc về ai. Trong thực tế, khi giải quyết vụ án một mảnh đất có 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong khi đó hồ sơ gốc ở các cơ quan có chức năng quản lý đất từ phường, xã cho đến cấp tỉnh đều không được lưu trữ.

- Định giá tài sản cũng là một công việc rất phức tạp và khó khăn, đòi hỏi cùng một lúc phải có nhiều người tham gia, đây là việc làm gặp không ít khó khăn. Ngoài việc lúng túng về chi phí định giá khi chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết, thì phương tiện đi lại khó khăn, có cán bộ tham gia không có xe máy, Tòa án cơ sở không có ô tô, thậm chí có nơi định giá phải đi bộ xa

không có đường ô tô, nên ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án theo tố tụng.

Việc Tòa án ủy thác điều tra, trưng cầu giám định thường chờ kết quả trả lời rất lâu, thậm chí phải có nhiều lần gửi công văn đôn đốc, phải chờ hàng năm thì mới có kết quả trả lời.

- Cơ sở vật chất của Tòa án phục vụ cho công tác ADPL trong giải quyết án HN và GĐ còn thiếu thốn nhiều, các vụ án có liên quan đến các tỉnh lân cận hầu hết phải ủy thác điều tra, chế độ như tiền lương, công tác phí còn hạn hẹp nên ảnh hưởng đến cuộc sống. Tỷ lệ giải quyết án của Thẩm phán ở các Tòa án thành phố, thị xã thường cao hơn so với Thẩm phán Tòa án cấp huyện ở vùng sâu, vùng xa, do công việc nhiều nên đó cũng là nguyên nhân khó tránh khỏi sai sót.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân chưa được chú trọng; mặt khác trình độ dân trí ở nước ta nói chung và ở Thái Nguyên nói riêng trong những năm gần đây tuy đã được nâng lên, nhưng còn thấp, nhận thức pháp luật của người dân còn rất hạn chế. Hệ thống quy phạm pháp luật có số lượng lớn, được ban hành trong nhiều giai đoạn khác nhau và liên tục bị sửa đổi, các văn bản hướng dẫn ADPL còn chậm, còn thiếu không đáp ứng được nhu cầu ADPL trong thực tiễn dẫn đến các Tòa án nhận thức và ADPL khác nhau.

- Việc điều tra, xác minh thu thập chứng cứ để chuẩn bị xét xử thì Tòa án không thể tự mình làm được tất cả, đối với vụ án hình sự thì có thể áp dụng biện pháp bắt, khám xét nơi ở của bị can. Đối với các đương sự trong vụ án HN và GĐ thì không thể làm như vậy, mà một phần công việc liên quan, phụ thuộc vào việc xuất trình chứng cứ hoặc sự phối hợp của các cơ quan hữu quan khác, mới làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến vụ án. Tuy đã có các văn bản pháp luật quy định trách nhiệm cho các cơ quan khi có những việc

liên quan đến Tòa án, nhưng thực tế trách nhiệm và việc phối kết hợp của các cơ quan khi Tòa án đến làm việc chưa cao, còn chậm trễ, có những chứng cứ vụ án và quyết định vụ án phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả xác minh hoặc giám định, có những trường hợp khác khi Tòa án yêu cầu các cơ quan chuyên môn tiến hành một số công việc như thực hiện ủy thác điều tra, tống đạt giấy báo, tống đạt quyết định, lấy lời khai, xác minh những vấn đề có liên quan đến vụ án... Một số trường hợp các cơ quan được ủy thác không tích cực phối kết hợp, họ không cho đây là nhiệm vụ được pháp luật quy định mà cho là việc của Tòa án, nên dẫn đến tình trạng việc làm qua loa, kéo dài, thậm chí kết quả chất lượng những văn bản xác minh, lấy lời khai rất thấp. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng giải quyết án thấp và tình trạng vụ án bị dây dưa, kéo dài, vi phạm thời hạn tố tụng.

* Nguyên nhân chủ quan:

Từ kết quả xét xử phúc thẩm và kiểm tra giám đốc án hàng năm thấy rằng, ADPL giải quyết án HN và GĐ trong những năm qua còn bộc lộ sai sót, nên dẫn đến án sơ thẩm bị phúc thẩm, giám đốc thẩm sửa, hủy, do những nguyên nhân chủ quan như sau:

- Do trình độ chuyên môn của Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh khác như thư ký, trong quá trình ADPL để giải quyết án HN và GĐ chưa đáp ứng được việc yêu cầu công việc. Biên chế cán bộ của các Tòa án còn ít, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều hạn chế, hiệu quả ADPL không cao. Trước đây, Tòa án được coi như cơ quan hành chính trong bộ máy nhà nước, có thời kỳ công tác tổ chức của Tòa án cấp huyện lại do ngành Tư pháp quản lý, còn nghiệp vụ chuyên môn lại do Tòa án cấp trên chỉ đạo, đó cũng là sự bất cập cho việc sắp xếp, sử dụng cán bộ của Tòa án cấp huyện, Thẩm phán cấp huyện đều phải giải quyết và xét xử hầu hết tất cả các loại án, nên khả năng chuyên sâu và cập nhận thông tin chưa đáp ứng nhu cầu công việc và đa số cán bộ Tòa án là cán bộ của các cơ quan đoàn thể, bộ đội xuất ngũ chuyển về sau đó cử đi học các lớp nghiệp vụ ngắn ngày, vừa học vừa làm, việc đào

tạo không có hệ thống đã làm cho kiến thức pháp lý của cán bộ Thẩm phán còn nhiều hạn chế, việc ADPL nói chung và án HN và GĐ nói riêng còn theo phương pháp tư duy cảm tính, không mang tính lý luận, khoa học. Một số Thẩm phán thì chủ quan, làm việc đơn thuần theo kinh nghiệm, một số khác chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu thận trọng, thậm chí còn cẩu thả, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sai sót trong quá trình ADPL. Vì vậy, ngoài kiến thức được đào tạo cơ bản trong chương trình Đại học Luật, chương trình đào tạo Thẩm phán của Học viện Tư pháp thì đòi hỏi cán bộ, Thẩm phán ngành Tòa án không ngừng học hỏi, cập nhật thông tin thường xuyên, như các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của ngành và các thông tin khác cần thiết trong cuộc sống để tạo ra cho mình sự hiểu biết sâu rộng, mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Ngoài việc cần quan tâm biên chế của các Tòa án cho thích hợp với công việc từng vùng, cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ để tạo nguồn thay thế sau này, có chính sách luân chuyển cán bộ hợp lý, tạo nguồn cho Thẩm phán cấp huyện và Thẩm phán cấp tỉnh, có chế độ ưu tiên tuyển dụng những sinh viên luật tốt nghiệp loại giỏi vào ngành Tòa án.

Khi ADPL đối với các vụ án HN và GĐ ở cấp xét xử sơ thẩm, HTND là chủ thể không thể thiếu được nhằm đảm bảo cho việc xét xử khách quan đúng pháp luật, HTND khi tham gia xét xử có quyền ngang với Thẩm phán, khi nghị án biểu quyết theo đa số. Tuy quyền được pháp luật giao cho các Hội thẩm như vậy, nhưng thực tế kiến thức pháp lý của Hội thẩm còn hạn chế, một số ít Hội thẩm được đào tạo qua Đại học Luật, còn hầu hết là trình độ chuyên môn ở các lĩnh vực khác nhau. Qua từng nhiệm kỳ bầu Hội thẩm, Tòa án trực tiếp lên chương trình tập huấn kiến thức nghiệp vụ pháp lý nhưng còn nhiều hạn chế về kiến thức pháp luật, phương pháp giảng dạy, thời gian tập huấn ngắn. Khi tham gia xét xử một số Hội thẩm

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w