Các yêu cầu đối với áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của Tòa án

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh thái nguyên (Trang 82 - 86)

2 Phú Bình 56 51 9 15 8,9 3 Sông Công403

3.1.2. Các yêu cầu đối với áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của Tòa án

hôn nhân và gia đình của Tòa án

Trong tiến trình và mục tiêu cải cách tư pháp, ngày 2/1/ 2002, Bộ chính trị đã ra Nghị quyết số 08/ NQTƯ về “một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian". Trong lĩnh vực hoạt động tư pháp, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước luôn đề cao nguyên tắc về tôn trọng và bảo vệ quyền con người, nguyên tắc bình đẳng, công bằng, công khai, minh bạch trong xây dựng và thực hiện pháp luật.

Việc ADPL nói chung và ADPL trong việc giải quyết các vụ án HN và GĐ nói riêng là một hoạt động phức tạp, bởi nó phải được thực hiện thông qua các giai đoạn được pháp luật tố tụng, TAND là đại diện cho ý

chí của Nhà nước áp dụng các QPPL nhằm điều chỉnh các tranh chấp trong quan hệ hôn nhân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Quá trình ADPL để giải quyết án HN và GĐ của các Tòa án nói chung và TAND ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng phải đảm bảo yêu cầu sau:

* Đối với hoạt động thụ lý điều tra, thu thập chứng cứ:

Để đảm bảo giải quyết án HN và GĐ được chính xác, đầy đủ nhanh chóng, thụ lý và điều tra, Tòa án phải xác định rõ những vấn đề sau:

- Xác định rõ những quan hệ pháp luật trong hôn nhân có tranh chấp giữa các đương sự.

- Khi điều tra vụ án, Thẩm phán phải nắm vững kiến thức pháp luật về nội dung và pháp luật về tố tụng để ADPL giải quyết trong các giai đoạn án HN và GĐ, Thẩm phán hướng hoạt động điều tra vào những vấn đề cần giải quyết trong vụ án và xác định đúng những quan hệ pháp luật đang tranh chấp giữa các đương sự, như với vụ án ly hôn phải xác định quan hệ về tình trạng hôn nhân, tài sản chung và tài sản riêng, con chung hoặc những tranh chấp về truy nhận cha mẹ cho con; tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; tranh chấp về cấp dưỡng nuôi con...

Các quan hệ pháp luật tranh chấp trong HN và GĐ thông thường được xác định từ yêu cầu của đương sự và tùy từng trường hợp, Thẩm phán cần phải xác định rõ các quan hệ pháp luật tranh chấp trong hôn nhân, đồng thời giúp đỡ đương sự về kiến thức pháp luật để họ đề xuất các yêu cầu và nêu nguyện vọng của mình phù hợp với quy định của pháp luật. Có như vậy, khi giải quyết vụ án mới được triệt để, toàn diện, bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của các đương sự.

- Trong vụ án HN và GĐ phải xác định đầy đủ, đúng tư cách những người tham gia tố tụng, như nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người đại diện… Xác định đầy đủ các đương sự trong vụ án nhằm đảm bảo cho họ có những quyền quy định trong tố tụng, như nguyên

đơn, bị đơn có quyền tham gia định giá, có quyền tham gia hòa giải, xuất trình các chứng cứ, mời luật sư, kháng cáo bản án… Việc thực hiện những quyền đó là cần thiết để các đương sự có thể tự bảo vệ được những quyền lợi hợp pháp của mình và để cho Tòa án giải quyết vụ án HN và GĐ được chính xác. Do đó, việc bỏ sót không triệu tập bất cứ những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng hoặc không đảm bảo cho họ thực hiện được những quyền trong tố tụng như đã nêu trên đều là sự vi phạm quyền của các đương sự và dễ dẫn đến bản án, quyết định thiếu chính xác.

- Xác định rõ những vấn đề cần phải chứng minh, định hướng cuộc điều tra, phương pháp điều tra hướng vào những điểm mấu chốt, những vấn đề cơ bản, những vấn đề nào cần điều tra trước, những vấn đề nào cần điều tra sau, phương pháp lấy lời khai, phương pháp đối chất... Do vậy, Thẩm phán căn cứ vào những quy định của pháp luật về nội dung đối với từng loại vụ việc cụ thể mà xác định những vấn đề liên quan cần chứng minh.

Để xác định được những vấn đề nêu trên, Tòa án cần chú ý bảo đảm cho các đương sự được quyền bình đẳng trong việc đề xuất các yêu cầu và cung cấp chứng cứ, biết được những chứng cứ do các đương sự khác xuất trình, biết được yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời… Vì vậy, khi xác định nội dung, kế hoạch điều tra trong mỗi vụ kiện, người Thẩm phán phải nghiên cứu kỹ các đơn khởi kiện của nguyên đơn, trong quá trình điều tra phải kịp thời bổ sung thêm phương hướng vào kế hoạch, trên cơ sở những yêu cầu và chứng cứ mà các đương sự đề xuất [27, tr143].

* Lựa chọn các QPPL để giải quyết vụ án:

Việc lựa chọn QPPL có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động ADPL trong giải quyết án HN và GĐ, bởi đó là căn cứ pháp lý để giải quyết vụ án đạt được hiệu quả tốt. Do đó, phải dựa vào những yếu tố đặc trưng, kết quả xác định trong hoạt động điều tra để lựa chọn đúng, đủ QPPL nhằm điều chỉnh một cách chính xác các tranh chấp trong quan hệ HN và GĐ. Lựa chọn được đúng QPPL phải bằng những kiến thức pháp lý của mình người Thẩm

phán phân tích, làm rõ các bộ phận cấu thành cũng như đặc trưng pháp lý của quy phạm, từ đó đối chiếu vào vụ án cụ thể đang giải quyết nhằm tìm ra quy phạm phù hợp, tránh tình trạng lẫn lộn giữa các điều luật khi áp dụng.

* Trong ra bản án, quyết định:

Quyết định, bản án HN và GĐ được coi là kết tinh trong hoạt động ADPL của Tòa án, nó phản ánh các tình tiết, diễn diễn của một vụ án; nêu nhận định và quan điểm giải quyết của Hội đồng xét xử và là căn cứ pháp lý để cơ quan thi hành án, áp dụng thi hành những quyết định của Tòa án. Vì vậy, Bản án phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Bản án, quyết định án HN và GĐ đòi hỏi trong xét xử phải phù hợp với sự thật khách quan, đúng pháp luật. Bản án phải giải quyết triệt để những yêu cầu của đương sự phù hợp với kết quả điều tra vụ án, trên cơ sở vận dụng đúng đắn pháp luật trong các giai đoạn giải quyết vụ án.

- Bản án, quyết định án HN và GĐ có sức thuyết phục, phải phân tích sâu sắc, đánh giá đúng đắn bản chất vụ án một cách đầy đủ, khách quan. Phải dựa trên những chứng cứ và những tình tiết đã có qua giai đoạn điều tra và được thẩm tra tại phiên tòa.

- Bản án, quyết định án HN và GĐ đảm bảo tính chính xác và sức thuyết phục cao. Đó là một trong những cơ sở để nâng cao ý thức pháp luật, ý thức tự giác tuân thủ pháp luật của quần chúng nhân dân khi tham gia quan hệ HN và GĐ, đồng thời từng bước đưa pháp luật nói chung và Luật HN và GĐ nói riêng đi vào đời sống, góp phần làm lành mạnh quan hệ HN và GĐ.

- Bản án về HN và GĐ phải xác định rõ quan hệ pháp luật có tranh chấp về HN và GĐ và cho dù đã kiên trì hòa giải nhiều lần không thành, nhưng tại phiên tòa vẫn tôn trọng và đảm bảo nguyên tắc đương sự có quyền tự định đoạt quyền lợi của mình, bản án phải giải quyết đúng và đầy đủ những những tranh chấp giữa các đương sự.

- Bản án về HN và GĐ phải có căn cứ, Hội đồng xét xử phải dựa vào những chứng cứ, các tình tiết có liên quan đến vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa mà bản án đã phân tích và đánh giá chính xác. Phải nêu đầy đủ những chứng cứ, để chứng minh những sự kiện cần xác định làm căn cứ cho việc nhận định của Hội đồng xét xử một cách chính xác về những vấn đề có tranh chấp cần phải giải quyết trong vụ án HN và GĐ.

- Bản án về HN và GĐ phải áp dụng chính xác pháp luật về nội dung và hình thức. Nội dung quyết định của bản án phải dứt khoát, rõ ràng, cụ thể. Khi kết luận những vấn đề các bên đương sự tranh chấp, bản án phải viện dẫn điều khoản cụ thể của văn bản pháp luật.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh thái nguyên (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w