BĐTD và BĐKN

Một phần của tài liệu Hình thành và phát triển khái niệm sinh trưởng, phát triển trong chương trình sinh học phổ thông (Trang 29 - 38)

1.1.4.1. BĐTD

a. KN về BĐTD

BĐTD (Mind Map) là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Trong đó, tư duy của con người được thể hiện dưới dạng sơ đồ, bản đồ. Một BĐTD thông thường có cấy trúc gồm hai phần chính: các từ hình ảnh (hay từ khóa) và các đường nối liên kết chúng với nhau. Ở vị trí trung tâm bản đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay KN chủ đạo. Ý trung tâm sẽ được nối với các hình ảnh hay từ khóa cấp 1 bằng các nhánh chính, từ các nhánh chính lại có sự phân nhánh đến các từ khóa cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn. Cứ thế, sự phân nhánh cứ tiếp tục và các KN hay hình ảnh luôn được nối kết với nhau. Chính sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về ý trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng. [3]

Hình 1.2: Cấu trúc của bản đồ tư duy

Những hình thức đầu tiên của BĐTD đã được sử dụng từ rất xa xưa bởi nhiều nhà thông thái, các nhà khoa học, giáo dục học, và cả một bộ phận dân chúng. Những bản vẽ tương tự như BĐTD ngày nay được khám phá lần đầu tiên trên các tảng đá, được vẽ bởi Tyros vào thế kỷ thứ 3, phác thảo những KN của Aristotle, sau đó là những phác thảo của Ramon Llull (1235 - 1315), một nhà triết học thế kỷ 13, ngoài ra người ta còn tìm thấy rất nhiều ghi chép của Da Vinci hay Darwin có cấu trúc tương tự như BĐTD.

Hình 1.3: Bản ghi chép của Darwin (1) và Da Vinci (2) có dạng BĐTD

BĐTD hiê ̣n đa ̣i đ ược nghiên cứu bởi Allan M. Collins và M. Ross Quillian trong thời gian đầu những năm 1960. Tiến sĩ Collins được coi là cha đẻ của BĐTD hiện đại.

Vào những năm 1960, Tony Buzan, một nhà tâm lý học người Anh, đã nghiên cứu phát triển và đăng ký bản quyền phát minh cho BĐTD hiện đại của mình. BĐTD hiện đại cũng giống như một công cụ đa năng của não bộ, ứng dụng trong mọi lĩnh vực và đang được sử dụng bởi hơn 250 triệu người trên thế giới, từ các nhà khoa học, kỹ sư GV hay HS…

b. Cơ sở khoa học của BĐTD

Trong BĐTD, hình ảnh trung tâm là não bộ của chúng ta. Bộ não của loài người bao gồm hai bán cầu não thực hiện các nhiệm vụ trí tuệ khác nhau và luôn có sự phối hợp liên kết với nhau. Bán cầu não trái xử lý thông tin, con số, từ ngữ, đường kẻ, danh sách giúp con người đưa ra lý luận và phân tích vấn đề. Bán cầu não phải cảm nhận mức độ, nhịp điệu, màu sắc, hình dạng, bản đồ… giúp con người cảm nhận và mơ mộng. Mức độ hợp tác giữa chúng càng cao thì hoạt động của bộ não càng hiệu quả. Việc lập BĐTD giúp chúng ta sử dụng cả hai bán cầu não, nhờ đó mà chúng trở nên mạnh mẽ hơn, khả năng trí tuệ và sáng tạo được tăng cường. [3]

BĐTD là những công cụ tư duy thực sự hiệu quả, chúng kích thích bộ não hoạt động và liên kết các ý tưởng với nhau, nó chính là sự biểu thị cho cách tư duy của bộ não, dựa trên các quy luật tư duy, đó là: Mọi thông tin tồn tại trong não bộ của con người đều cần có các mối nối, liên kết để có thể được tìm thấy và sử dụng. Khi có một thông tin mới được đưa vào, để được lưu trữ và tồn tại, chúng cần kết nối với các thông tin cũ đã tồn tại trước đó.

Trong BĐTD, hình ảnh hay từ khóa thể hiện chủ đề của bản đồ được đặt ở vị trí trung tâm, các ý khác tỏa ra xung quanh, điều này được Tony Buzan giải thích dựa trên những cơ sở nghiên cứu của ông về hoạt động của bộ não. Thông thường trong các văn bản, con người có quy tắc quét thông tin từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, tuy nhiên bộ não lại có xu hướng tự nhiên là quét toàn bộ trang một cách phi tuyến tính. Trong khi não trái nắm bắt các đường nối và hình ảnh, từ ngữ

thì não phải nhạy bén với màu sắc và hình dạng. Chính vì vậy các từ khóa trên bản đồ có thể được thể hiện bởi các hình ảnh, mật mã, ký hiệu… và đường nối thường được biểu thị bằng rất nhiều màu sắc, điều này giống như một cách kích thích cho các bán cầu não cùng hoạt động phối hợp với nhau và tạo hứng thú cho người vẽ cũng như người sử dụng bản đồ tư duy đó.

c. Vai trò của BĐTD trong DH sáng tạo

BĐTD có thể được sử dụng như một công cụ mạnh trong DH để rèn kỹ năng tư duy sáng tạo cho HS trong nhà trường. BĐTD hoạt động theo quy luật của bộ não, đồng thời cũng dạy cho con người cách tư duy phù hợp với quy luật đó để đạt hiệu quả cao nhất.

Trong giáo dục, BĐTD là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông cũng như ở các bậc học cao hơn vì chúng giúp GV và HS trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách, bài báo, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới, v.v…

Sử dụng thành thạo và hiệu quả BĐTD trong DH sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của HS và phương pháp giảng dạy của GV. HS sẽ học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. GV sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp HS nắm được kiến thức thông qua một “bản đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức.

Hình 1.4: Ban đồ tư duy về các nhóm chim

Với những thế mạnh đó, BĐTD hiện nay được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, như kinh doanh, lập kế hoạch, xây dựng chiến lược phát triển…. Việc sử dụng các phần mềm mind mapping sẽ làm cho công việc lập BĐTD dễ dàng và linh hoạt hơn, đồng thời, đây cũng là một bước tiến trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong DH nhằm nâng cao hiệu quả trong DH.

1.1.4.2. BĐKN

a. KN về BĐKN

BĐKN (concept maps) là những công cụ đồ thị để sắp xếp và trình bày kiến thức. Chúng bao gồm các KN và mối quan hệ giữa các KN được thể hiện dưới dạng đường nối giữa hai KN. Các từ trên đường nối là các từ nối hay các cụm từ nối, chỉ rõ mối quan hệ giữa hai KN tạo ra các mệnh đề. [59]

BĐKN được phát triển năm 1972 trong khoá học thuộc chương trình nghiên cứu của Novak tại trường Đại học Cornell (Hoa kỳ), với mục đích nghiên cứu sự thay đổi trong nhận thức của trẻ em. Chương trình này dựa trên nền tảng lý thuyết về tâm lý học nhận thức của nhà khoa học David Ausubel, trong đó ông cho rằng việc học được diễn ra trên cơ sở đồng hóa những KN và mệnh đề mới vào hệ thống những KN và mệnh đề sẵn có và được thực hiện bởi chính người học. Cơ sở lý luận của BĐKN được Novak và Gowin hoàn thiện vào năm 1998 [59]. Trên thế giới, đã

có nhiều tác giả và nhóm tác giả nghiên cứu về BĐKN và những ứng dụng BĐKN trong DH. Shavelson (1996), Hibberd; Jones và Morris (2002) đã nghiên cứu xây dựng các dạng BĐKN của các môn khoa học. Năm 2003, Derbentseva và Cañas (2003) đã nghiên cứu BĐKN dạng chu kỳ và xác định hiệu quả của chúng trong việc kích thích tư duy của HS. Năm 1995, Edmondson đã nghiên cứu ứng dụng BĐKN trong việc xây dựng chương trình môn học. Soyibo (1995), đã nghiên cứu sử dụng BĐKN để so sánh nội dung kiến thức trong các SGK sinh học.

Một BĐKN bao gồm hai thành phần chính:

+ Các KN trong bản đồ được đặt trong các khung với hình dạng bất kỳ (hình vuông, chữ nhật, hình tròn...)

+ Các đường nối liên kết các KN, trên đó có các từ hay cụm từ nối các KN thành một mệnh đề hoàn chỉnh có nghĩa, chỉ ra mối quan hệ giữa các KN ở hai đầu đường nối.

Trong một BĐKN thông thường có một KN chính làm chủ đề, các KN khác thường được sắp xếp theo thứ bậc. Bên cạnh những thành phần trên, một BĐKN có thể có các ví dụ cụ thể hay hình minh hoạ cho các KN trong bản đồ. Tuy nhiên đây không phải là thành phần bắt buộc trong bản đồ và không nằm trong các khung của KN.

b. Cơ sở khoa học của BĐKN - Cơ sở tâm lý của BĐKN [59]

Trong những năm đầu đời, việc học tập các KN và bắt đầu tư duy có thể coi là một khả năng phi thường của loài người, một điều kỳ diệu mà qua tiến hóa, con nguời có được. Sau ba tuổi, con người tiếp thu các KN mới thông qua ngôn ngữ, bằng cách đặt các câu hỏi để làm rõ mối quan hệ giữa KN mới với những KN mà đứa trẻ đã có, sau đó lưu giữ chúng trong bộ nhớ của mình cùng với các KN cũ.

Bộ nhớ của con người bao gồm một hệ thống gồm nhiều trạng thái được liên hệ với nhau, nó đòi hỏi phải được xắp xếp một cách khoa học theo một trật tự nhất định, trong đó những kiến thức mới được tiếp nhận phải được xếp vào đúng chỗ, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

"dán nhãn" cẩn thận để phân biệt. Thao tác đó nhằm chuyển những KN mới từ bộ nhớ ngắn hạn sang bộ nhớ dài hạn.[59]

Hình 1.5: Các hệ thống bộ nhớ chủ chốt của não bộ đều tác động qua lại với nhau khi chúng ta học

Dựa trên cơ sở này, Ausubel đã chia học tập thành hai dạng: học vẹt (rote learning) và học hiểu (meaningful learning).

Học vẹt là cách học thụ động , thường không hiểu rõ bản chất vấn đề , trong đó có rất ít hoặc không có mối liên hệ nào giữa những kiến thức đã biết với KN mới. chính vì vậy kiến thức không được chuyển vào bộ nhớ dài hạn và dễ dàng quên đi nhanh chóng vì bộ nhớ ngắn hạn và bộ nhớ đang hoạt động có dung lượng rất

hạn chế. Cấu trúc nhận thức của người học không được tăng cường hay thay đổi để xóa đi những quan niệm sai lầm, và điều đó sẽ hạn chế khả năng học tập cũng như khả năng giải quyết vấn đề của người học

Học hiểu là có ý nghĩa hơn cả đổi với mỗi cá nhân. Trong học hiểu, nội hàm và ngoại diên của các KN đều được bộc lộ rõ ràng và được liên hệ chặt chẽ với những tri thức đã có của người học, người học không những hiểu mà có thể sử dụng KN đó một cách chính xác và dễ dàng. Một BĐKN có thể hỗ trợ rất tốt cho quá trình học hiểu, vì trên bản đồ đó chỉ ra cụ thể cho người học những KN họ đã biết có mối liên

Thông tin vào Bộ nhớ ngắn hạn

Bộ nhớ làm việc

Bộ nhớ dài hạn

hệ như thế nào với KN mới. Thực chất việc vẽ một BĐKN cũng giống như việc "vẽ lại" tư duy của người học, chỉ ra vị trí chính xác của KN mới mà người học cần lưu trữ trong bộ nhớ của mình

Cơ sở nhận thức của BĐKN

Học hiểu là phương pháp được hầu hết các nhà chuyên gia trong mọi lĩnh vực sử dụng. Trong thực tế, Novak cho rằng việc tạo ra tri thức mới thực chất là việc người học tự mình tiếp nhận kiến thức mới, sắp xếp, cấu trúc chúng vào hệ thống tri thức cũ trong tư duy một cách sáng tạo và mang đâ ̣m dấu ấn cá nhân , hoạt động này cũng bị chi phối nhiều bởi cảm hứng học tập của bản thân trong thời điểm đó. Vật liệu được sử dụng trong quá trình sáng tạo tri thức mới là các KN và mệnh đề, người học sử dụng chúng theo vô số cách khác nhau, do vậy "công trình" của mỗi người cũng rất khác nhau, và hiệu quả đem lại cũng không ai giống ai cả. BĐKN giữ vai trò quan trọng trong việc thiết lập các mối quan hệ của các KN (đơn vị cơ bản của nhận thức ), vì vậy nó có giá trị trong học tập và trong quá trình hình thành kiến thức mới của con người.[59]

c. Vai trò của BĐKN trong DH

BĐKN được sử dụng để đơn giản hóa những nội dung phức tạp trong quá trình học tập cũng như tư duy. Thay vì những diễn dải dài dòng và phức tạp, GV và HS có thể hệ thống toàn bộ các KN có liên quan trong nội dung bài học, chỉ ra mối quan hệ của chúng trong một bản đồ mạch lạc và rõ ràng với một KN chính thể hiện nội dung của bản đồ. Bằng cách này, HS có thể tự tổ chức và sắp xếp kiến thức theo một trật tự mang đậm tính cá nhân, đồng thời thể hiện khả năng sáng tạo và kỹ năng tư duy bậc cao của mình. Như vậy, chúng ta thấy rằng các BĐKN không những là công cụ thuận lợi cho việc thu nhận, trình bày và lưu giữ kiến thức của cá nhân mà còn là công cụ hữu ích cho việc sáng tạo tri thức.

Tùy thuộc vào loại mối quan hệ, một BĐKN có thể minh họa cho một chuỗi các sự kiện, một chu kỳ, hoặc các bước trong một quá trình. Có thể sử dụng BĐKN như một kỹ thuật DH trong những trường hợp sau:

- Giảng dạy một chuyên đề: Sử dụng BĐKN trong DH giúp các GV hiểu biết nhiều hơn về KN và mối quan hệ giữa các KN. Điều này giúp GV truyền tải một bức tranh tổng quát về các chủ đề và các mối quan hệ của các KN

- Củng cố sự hiểu biết: Bằng việc hướng dẫn HS tự lập các BĐKN, HS sẽ khắc sâu kiến thức và ghi nhớ lâu bền hơn.

- Kiểm tra: Với các BĐKN còn bỏ trống KN hoặc các từ dẫn, GV có thể kiểm tra kiến thức của HS một cách chính xác nhất bằng việc yêu cầu HS hoàn thiện nội dung của bản đồ.

- Đánh giá HS: thông qua việc so sánh các BĐKN HS thiết lập được, GV sẽ đánh giá được mức độ sáng tạo của HS. [7]

1.1.4.3. Mối quan hệ giữa BĐTD và BĐKN

BĐKN và BĐTD đều là những công cụ tư duy, trong đó tri thức, KN, vấn đề… được trình bày dưới dạng sơ đồ với mối quan hệ chặt chẽ, logic và hệ thống. Thực chất chúng đều là những sơ đồ mô tả mối liên hệ giữa những thông tin chứa đựng trong bộ não con người theo đúng quy luật tư duy, giúp con người nhìn thấy được “bức tranh toàn thể”.

Một BĐKN hay BĐTD không chỉ có các KN và các đường nối giữa các KN mà chúng còn thể hiện mối quan hệ giữa các KN đó thông qua những cụm từ quan hệ đặt trên đường nối, chính vì vậy mỗi mệnh đề trên BĐTD hay BĐKN có tính độc lập tương đối với nhau, một KN có thể tham gia vào nhiều mệnh đề khác nhau.

Sự khác biệt giữa các BĐKN và BĐTD đó là BĐTD thường chỉ có một KN chính nằm ở vị trí trung tâm của bản đồ, từ đó tỏa ra các liên kết tới các từ khóa bậc 1, 2, 3…, do vậy BĐTD thường có dạng là biểu đồ hình cây với số lượng khoảng 15 – 20 từ khóa thể hiện cho vấn đề trung tâm duy nhất. Trong khi đó, BĐKN thường có một vài KN chính, các KN trong một bản đồ có thể có mối liên quan tới nhiều KN khác cùng bậc hoặc khác bậc trong bản đồ, chính vì vậy nó thường có dạng mạng lưới và số lượng KN có thể rất lớn. Ngoài ra trong BĐKN thường là một hệ thống các KN có mối liên quan dưới nhiều hình thức khác nhau với chủ đề của bản đồ đó, do vậy trên BĐKN có thể có nhiều cụm trung tâm nhỏ được tạo ra.

Một BĐTD có thể sử dụng trong rất nhiều các mục đích khác nhau, ví dụ như

Một phần của tài liệu Hình thành và phát triển khái niệm sinh trưởng, phát triển trong chương trình sinh học phổ thông (Trang 29 - 38)