Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong nhập khẩu hàng hoá của công ty cổ phần dược trung ương mediplantex (Trang 67 - 84)

Khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra gay gắt

Cuộc khủng hoảng được khởi đầu từ nước Mỹ tháng 9/2008 rồi lan tràn khắp thế giới, làm suy yếu hệ thống tài chính, ngân hàng và doanh nghiệp của nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

Cuộc khủng hoảng đã khiến cho Mediplantex phải chịu nhiều thiệt hại về tiền vì gặp phải rủi ro do tỷ giá hối đoái tăng.

Cơ sở hạ tầng (bến bãi, kho) của các đơn vị hỗ trợ hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Mediplantex còn nhiều hạn chế

Hệ thống bến bãi, lưu kho của các đơn vị phục vụ, hỗ trợ hoạt động nhập khẩu như sân bay và các cảng còn nhỏ bé, lạc hậu, điều kiện bảo quản chưa đảm bảo, chưa phù hợp với tiêu chuẩn của thế giới. Tất cả những hạn chế này sẽ gây rất nhiều khó khăn trong quá trình nhập khẩu hàng hóa và quản trị rủi ro của Mediplantex.

Khuôn khổ luật pháp chưa phát triển đầy đủ và đồng bộ đối với hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế

Thực tế, hệ thống luật pháp của nước ta khá phức tạp với nhiều loại luật, các văn bản dưới luật do các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các chính quyền địa phương ban hành; thường xuyên thay đổi các chính sách mà đôi khi các chính sách đưa ra còn không thực sự thiết thực và phù hợp với tình hình của nước ta. Các chính sách về xuất nhập khẩu, hải quan và thuế còn thiếu nhất quán, lệ phí tương đối cao do thủ tục phiền hà, không rõ ràng và không minh bạch của pháp luật là rào cản gây khó khăn lớn cho sự phát triển của các ngành, đặc biệt là các ngành liên quan tới nước ngoài.

Ngành công nghiệp hoá dược Việt Nam còn hạn chế

Ngành công nghiệp hoá dược của Việt Nam còn hạn chế, đến 90% nguyên liệu cho sản xuất thuốc tân dược phải nhập khẩu từ nước ngoài. Với việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nên ngành dược Việt Nam đang gặp một số rủi ro như rủi ro tỷ giá, rủi ro biến động giá cả nguyên liệu, rủi ro chất lượng nguyên liệu và rủi ro thương mại…

Ngành dược Việt Nam đang xếp ở mức độ 2,5 trong thang phân loại 4 mức độ xếp hạng thuốc của Tổ chức y tế thế giới (WHO). Đây là mức độ đánh giá nền kinh tế có ngành công nghiệp dược đã sản xuất được thuốc generic (thuốc có gốc hoá học giống thuốc phát minh) nhưng đa phần vẫn nhập khẩu. Các công ty trong nước hiện chưa chú trọng việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm về chiều rộng lẫn

chiều sâu mà hiện tại chỉ mới tập trung nhiều nhóm sản phẩm tương tự nhau, dẫn đến sản xuất trùng lặp, nhái mẫu mã gần như phổ biến và nạn làm thuốc giả ngày càng tăng cao.

Các công ty có hoạt động sản xuất trong nước sẽ phải đối đầu trực tiếp với các đối thủ từ nhiều nơi trên thế giới luôn mạnh hơn về nhiều mặt như tài chính, chất lượng sản phẩm, chiến lược marketing… Đó là các hãng dược nước ngoài đã được phép lập chi nhánh tại Việt Nam từ ngày 01/01/2007; các công ty dược có vốn đầu tư nước ngoài dưới 51% được phép xuất nhập khẩu các sản phẩm dược từ ngày 01/01/2008 và các công ty dược có vốn đầu tư nước ngoài được phép kinh doanh dược phẩm tại Việt Nam kể từ ngày 01/01/2009. Theo nhận định của Cục quản lý dược Việt Nam (Bộ y tế), thị trường thuốc nhập khẩu có sự canh tranh quyết liệt của 425 doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại thị trường Việt Nam và 90 doanh nghiệp được phép nhập khẩu thuốc trực tiếp.

Chính sách quản lý ngành của Bộ y tế chưa đồng bộ, luôn có sự thay đổi

Theo phân tích của HSC, rủi ro có thể xảy đến cho ngành dược chính là những thay đổi về chính sách quản lý ngành, quản lý giá thuốc của Nhà nước. Bên cạnh đó là khả năng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về một số loại thuốc theo cam kết của WTO mà nhiều công ty vốn chưa thể đạt được… Có thể nói, hiện nay ngành dược Việt Nam còn thiếu định hướng và đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức. Mặc dù nước ta là một quốc gia có nguồn dược liệu đa dạng và phong phú cả về số lượng, chất lượng, chủng loại nhưng vẫn chưa được khai thác tốt để đáp ứng nhu cầu xã hội. Bên cạnh đó, mạng lưới cung ứng, phân phối dược phẩm vẫn mang tính tự phát, thiếu chuyên nghiệp và chưa đạt tiêu chuẩn hoá nên chưa đóng vai tò chủ đạo để bình ổn thị trường thuốc trong nước cả về nguồn cung cấp cũng như giá cả…

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CHO CÔNG TY CỔ

PHẦN DƯỢC TW MEDIPLANTEX

3.1. Căn cứ để đưa ra các giải pháp quản trị rủi ro trong nhập khẩu hàng hóa

3.1.1. Định hướng phát triển chung của công ty cổ phần dược TW Mediplantex trong những năm tới

Trong bối cảnh đất nước hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc và mạnh mẽ, để hướng tới tương lai công ty chủ động xây dựng chiến lược phát triển trong những năm tới phấn đấu trở thành công ty sản xuất thuốc và phân phối hàng đầu trong nước.

Để đạt được điều đó, công ty luôn chú trọng đầu tư phát triển sản xuất theo hướng công nghiệp, sản xuất các loại thuốc có giá trị cao, đẩy mạnh nghiên cứu chế tạo nhiều mặt hàng mới được người tiêu dùng ưa chuộng và có giá trị kinh tế cao.

Song song với đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, công ty đầu tư, phát triển các mặt công tác quản lý chất lượng, nghiên cứu phát triển quản lý kinh tế tài chính, phát triển thương hiệu, mở rộng phát triển thị trường trong nước và nước ngoài, từng bước quốc tế hoá hoạt động của công ty trên các mặt quản lý chất lượng kinh tế, thương hiệu, nhân lực thích ứng với yêu cầu của hoạt động kinh doanh mang tính chất toàn cầu ngày càng cao. Xây dựng thương hiệu Mediplantex trở thành thương hiệu nổi tiếng và được yêu thích.

Trước yêu cầu lớn mạnh để tiếp tục phát triển, công ty có nhu cầu hợp tác với các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, trong nước và nước ngoài trên cơ sở hợp tác cùng phát triển.

3.1.2. Định hướng phát triển nhập khẩu hàng hoá của công ty cổ phần dược TW Mdiplantex

3.1.2.1. Định hướng phát triển nhập khẩu hàng hoá của công ty cổ phần dược TW Mdiplantex

Hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế ngày càng trở nên quan trọng, gắn bó với các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp. Trước những khó khăn của sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp dược phẩm, Mediplantex xác định mục tiêu phải giữ vững và tăng cường uy tín trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Mở rộng quan hệ văn phòng đại diện ở nước ngoài để tranh thủ vốn, kỹ thuật và đặc biệt là kinh nghiệm của các nước tiên tiến. Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, Mediplantex đã đề ra một số nội dung cần thực hiện như sau:

- Từng bước mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế. Hiện tại, Mediplantex đã có một văn phòng đại diện tại Lào và đang chuẩn bị thành lập một văn phòng đại diện nữa tại Myanma, Hàn Quốc để mở rộng kinh doanh quốc tế, hỗ trợ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và thu thập được các thông tin nhanh chóng và chính xác hơn, từ đó góp phần giảm thiểu các rủi ro.

- Nâng cao trình độ cho các cán bộ nhân viên xuất nhập khẩu.

- Củng cố và không ngừng mở rộng quan hệ đối ngoại với các doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài.

3.1.2.2. Mục tiêu quản trị rủi ro trong nhập khẩu hàng hoá của công ty cổ phần dược TW Mediplantex

Quản trị rủi ro doanh nghiệp nói chung, quản trị rủi ro trong hoạt động nhập khẩu hàng hoá của công ty cổ phần dược TW Mediplantex có mục đích hoạt động là bảo vệ và đóng góp những giá trị tăng thêm cho công ty và các đối tác liên quan, hỗ trợ công ty đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua những nội dung cơ bản sau:

- Xây dựng khuôn khổ nhằm giúp công ty thực hiện kế hoạch tương lai có tính nhất quán và có thể kiểm soát;

- Tăng cường năng lực trong việc ra quyết định, lập kế hoạch và sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc trên cơ sở hiểu biết thấu đáo và chặt chẽ về hoạt động kinh doanh, môi trường kinh doanh, cơ hội và thách thức của công ty;

- Góp phần phân bổ và sử dụng hiệu quả những nguồn lực trong công ty; - Giảm thiểu những sai sót trong mọi khía cạnh của công ty;

- Bảo vệ và tăng cường tài sản cũng như hình ảnh của công ty;

- Phát triển và hỗ trợ nguồn nhân lực và nền tảng tri thức của công ty; - Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.

3.1.3. Căn cứ vào các tồn tại quản trị rủi ro trong nhập khẩu hàng hóa của công ty cổ phần dược TW Mediplantex

Khi đã nhìn thấy được các vấn đề còn tồn tại của quản trị rủi ro trong hoạt động nhập khẩu hàng hoá và xác định được các nguyên nhân của các tồn tại đó thì các cấp lãnh đạo, các cán bộ nhân viên cần có những giải pháp để khắc phục các tồn

tại và nhằm tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động nhập khẩu hàng hoá cho công ty được hoàn thiện hơn. Từ đó, công ty cũng sẽ phát triển vững mạnh hơn nữa.

3.2. Các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong nhập khẩu hàng hóa cho công ty cổ phần dược TW Mediplantex

3.2.1. Thành lập bộ phận chuyên về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thương mại

Quản trị rủi ro được xem như là một chức năng nhằm thoả mãn yêu cầu tuân thủ pháp chế và kiểm soát nội bộ. Quản trị rủi ro tốt chính là một nguồn lợi thế cạnh tranh và là một công cụ tạo ra giá trị, cũng góp phần tạo ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn. Vậy để vượt qua mô hình quản lý rủi ro cũ gắn với tuân thủ để đi tới quản trị rủi ro mới nhằm tạo giá trị, công ty cổ phần dược TW Mediplantex hãy xây dựng một “văn hoá rủi ro” trong toàn bộ tổ chức của công ty, đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh thương mại. Để xây dựng được “văn hoá rủi ro”, trước tiên công ty nên thành lập phòng ban chuyên về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thương mại. Khi thành lập được phòng ban, các cán bộ nhân viên sẽ được phân công công việc cụ thể để đảm bảo quy trình quản trị rủi ro được thực hiện nghiêm ngặt hơn, đạt hiệu quả tốt hơn. Thành lập phòng ban chuyên về quản trị rủi ro có thể tránh được những cạm bẫy thường gặp trong quản trị rủi ro như: phưong pháp tiếp cận quản trị rủi ro bị phân đoạn, không hợp nhất; không sử dụng triệt để tiềm năng mà quản trị rủi ro mang lại; quản trị rủi ro nhằm đáp ứng yêu cầu “tuân thủ” thay vì nhằm tạo ra giá trị cho công ty; các mục tiêu của quản trị rủi ro không được kết nối rõ ràng; tổ chức quản trị rủi ro không phù hợp; báo cáo quản trị rủi ro có sai sót…

Nhằm đảm bảo sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của bộ phận chuyên về quản trị rủi ro, Mediplantex cần thực hiện theo một quy trình nghiên cứu thành lập bộ phận quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh quốc tế như sau:

- Dự đoán các rủi ro có khả năng xảy ra trong tương lai gần đối với công ty để dự kiến mô hình, qui mô của bộ phận quản trị rủi ro sao cho phù hợp.

- Cần căn cứ vào mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của quản trị rủi ro để hình thành bộ phận quản trị rủi ro. Đồng thời phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả hoạt động.

- Cần so sánh giữa chi phí thực tế cho bộ phận quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu với lợi ích thu được mà nó mang lại khi thực hiện quản trị rủi ro.

- Lựa chọn nhân sự phụ trách quản trị rủi ro phải được tuyển chọn khách quan và có năng lực thực sự, từ đó bố trí công việc phù hợp với năng lực và phẩm chất của từng người.

3.2.2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và nâng cao tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ nhân viên

Để nâng cao năng lực quản trị rủi ro cho các cán bộ quản trị rủi ro trong hoạt động nhập khẩu, cách tốt nhất phổ biến vẫn là kết hợp đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng tư vấn. Nếu đội ngũ cán bộ công nhân viên đáp ứng được những yêu cầu của quy trình quản trị rủi ro, chắc chắn sẽ tránh được các rủi ro do chủ quan gây ra, điều đó đồng nghĩa với giảm được những tổn thất không đáng có. Vì vậy, công ty có thể thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Công ty có thể tổ chức mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về rủi ro với trình độ nâng cao dần lên cho cả các cán bộ và nhân viên.

- Sử dụng những chuyên gia giỏi chuyên nghiên cứu về rủi ro và quản trị rủi ro để tham mưu cho lãnh đạo Công ty mỗi khi cần để đưa ra các quyết định.

- Gửi cán bộ ra nước ngoài học hỏi và trao đổi nghiệp vụ với các chuyên gia nước ngoài.

Bên cạnh đó, công ty cũng nên đào tạo, bồi dưỡng về trình độ ngoại ngữ và tin học; đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về luật pháp, tập quán thương mại trong nước và quốc tế; đào tạo bồi dưỡng kiến thức về văn hoá, xã hội, phong tục, tập

quán, sở thích…; giáo dục về phẩm chất, đạo đức, bồi dưỡng về nghệ thuật kinh doanh.

Đồng thời, công ty cần nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ nhân viên. Các cán bộ nhân viên phải được giáo dục có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc của mình. Trong mọi trường hợp đều phải làm tốt công việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình. Ngay cả trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm của mình nhưng thấy có sai sót về nghiệp vụ, nguy cơ xảy ra tổn thất đối với hàng hoá, gây thiệt hại cho công ty thì cũng phải có trách nhiệm ngăn chặn, bảo vệ và thông báo ngay cho bộ phận có trách nhiệm liên quan.

Để nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ nhân viên, công ty phải xây dựng cho mình một chính sách thưởng, phạt công bằng và công khai về tinh thần trách nhiệm để mọi người tuân theo. Có như vậy mới thúc đẩy, nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ nhân viên. Từ đó, nâng cao khả năng quản trị rủi ro trong hoạt động nhập khẩu hàng hoá của công ty.

Về lâu dài, công ty nên đưa yêu cầu về năng lực quản trị rủi ro của các cán bộ nhân viên như là một yếu tố bắt buộc để lựa chọn và bổ nhiệm các vị trí phù hợp với năng lực của mỗi người.

3.2.3. Lựa chọn thị trường và nhà xuất khẩu đủ tin cậy

Một trong các nội dung của hoạt động nhập khẩu là nghiên cứu thị trường. Vì vậy, tìm hiểu kĩ các thông tin về đối tác và các môi trường liên quan của các nước đó là rất quan trọng. Để hạn chế rủi ro cần nghiên cứu kỹ thị trường trước khi quyết định đầu tư, xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, luật pháp… là điều cần thiết. Trong những năm qua, đã có không ít các trường hợp xảy ra rủi ro do các cán bộ Mediplantex không tìm hiểu kĩ về môi trường tự nhiên và vị trí địa lý của các nước để nắm rõ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong nhập khẩu hàng hoá của công ty cổ phần dược trung ương mediplantex (Trang 67 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w