Quy trình quản trị rủi ro chưa được thực hiện tốt và nghiêm ngặt

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong nhập khẩu hàng hoá của công ty cổ phần dược trung ương mediplantex (Trang 64 - 65)

Từ vấn đề còn tồn tại là Mediplantex chưa thành lập được riêng một bộ phận quản trị rủi ro, các cán bộ xuất nhập khẩu mới chỉ quản trị rủi ro trong hoạt động nhập khẩu bằng cách xây dựng quy trình quản trị rủi ro qua các kinh nghiệm được đúc kết qua các năm. Quy trình quản trị rủi ro được các cán bộ xuất nhập khẩu Mediplatex đưa ra bao gồm 5 nội dung: Nhận dạng rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động nhập khẩu hàng hoá; Đo lường rủi ro, tổn thất trong hoạt động nhập khẩu hàng hoá; Hạn chế rủi ro trong hoạt động nhập khẩu hàng hoá; Kiểm soát rủi ro trong hoạt động nhập khẩu hàng hoá; Báo cáo đánh giá về quản trị rủi ro trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa. Quy trình quản trị rủi ro đã được xây dựng theo quy chuẩn của quốc tế nhưng chưa được thực hiện một cách tốt nhất. Các nội dung của quy trình quản trị rủi ro chưa được thực hiện một cách nghiêm ngặt. Đối với các hợp đồng nhập khẩu với khối lượng hay số tiền không lớn, các cán bộ Mediplantex thường bỏ qua bước lập bảng danh mục rủi ro và đo lường rủi ro, tổn thất trong hoạt động nhập khẩu, mà chỉ nghiên cứu nhận biết rủi ro có thể xảy ra trong quá trình nhập khẩu và theo dõi, giám sát trong suốt quá trình nhập khẩu đó. Nếu có rủi ro xảy ra thì sau khi hoàn tất quá trình nhập khẩu đó, các cán bộ Mediplantex mới tổng kết xem thiệt hại vì rủi ro xảy ra là bao nhiêu.

Hơn nữa, các biện pháp phòng ngừa mà Mediplantex đang áp dụng chỉ mang tính thay thế nên phạm vi áp dụng và khả năng hạn chế tổn thất của chúng rất giới hạn.

Thực tế trong gian đoạn 2006 – 2009, Mediplantex thực hiện các nội dung quản trị rủi ro nói chung đều chưa thực hiện tốt. Chỉ có bước giám sát rủi ro có thể

xảy ra và bước tổng kết các kết quả rủi ro đã xảy ra là được các cán bộ Mediplantex thực hiện có hiệu quả hơn. Bước nhận biết rủi ro có thể xảy ra trong nhập khẩu hàng hóa thì thực sự chưa tốt, thậm chí có thể nói hầu như các cán bộ Mediplantex chưa hề quan tâm đến công tác nhận biết rủi ro này. Đặc biệt là khâu nghiên cứu nguồn rủi ro, Mediplantex chưa tìm hiểu kĩ và tập trung nghiên cứu sâu các yếu tố gây nên rủi ro. Nghiên cứu nguồn rủi ro chỉ mang tính chất suy đoán và không thực hiện thường xuyên. Đây là bước đầu tiên trong quy trình quản trị rủi ro nhưng các cán bộ Mediplantex chưa thực sự tập trung thực hiện tốt thì các bước tiếp theo cũng không thể thực sự tốt được.

Bước thứ hai là đo lường rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa, Mediplantex thực hiện cũng chưa được nghiêm ngặt và mang tính chính xác cao. Các cán bộ Mediplantex cũng không thực hiện thường xuyên và chỉ khi rủi ro đã xảy ra thì các cán bộ mới tổng kết xác định mức độ thiệt hại chính xác là bao nhiêu. Chính những vấn đề còn tồn tại của Mediplantex trong quy trình quản trị rủi ro đã làm cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa đôi khi gặp khó khăn mà đáng lẽ không xảy ra, nếu các cán bộ Mediplantex thực hiện tốt ngay từ ban đầu.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong nhập khẩu hàng hoá của công ty cổ phần dược trung ương mediplantex (Trang 64 - 65)