Thủ tục giải thể

Một phần của tài liệu Công ty hợp vốn đơn giản theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 71 - 75)

Giải thể công ty dẫn đến chấm dứt sự tồn tại, hoạt động của công ty và thanh lý tài sản, thanh toán các khoản nợ. Vì vậy, việc giải thể công ty phải tuân theo những thủ tục nhất định. Điều 158 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định rất rõ về thủ tục giải thể doanh nghiệp. Theo đó, thủ tục giải thể một công ty hợp vốn đơn giản gồm có 3 bước:

- Bước 1: Thông qua quyết định giải thể công ty hợp vốn đơn giản. Quyền thông qua quyết định giải thể công ty hợp vốn đơn giản thuộc về tất cả

các thành viên nhận vốn. Quyết định giải thể chứa đựng những nội dung quan trọng liên quan đến việc giải quyết hậu quả pháp lý phát sinh từ sự kiện công ty hợp vốn đơn giản không tiếp tục tồn tại nữa.

- Bước 2: Gửi quyết định giải thể và thông báo giải thể. Sau khi thông qua quyết định, trong vòng 7 ngày, các thành viên nhận vốn phải gửi quyết định giải thể công ty hợp vốn đơn giản đến cơ quan đăng ký kinh doanh; đồng thời gửi quyết định này cho tất cả các chủ nợ của công ty (kèm theo phương án giải quyết nợ), tất cả những người có quyền và lợi ích liên quan, người lao động trong công ty. Đồng thời các thành viên nhận vốn cũng phải tiến hành thông báo công khai về việc giải thể thông qua việc niêm yết quyết định giải thể tại trụ sở chính của doanh nghiệp và đăng báo địa phương hoặc Trung ương trong 3 số liên tiếp.

- Bước 3: Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của công ty. Thanh lý tài sản của công ty sẽ được tiến hành trước khi thanh toán các khoản nợ, nhưng thời hạn của cả hai việc này không được vượt quá 6 tháng kể từ ngày thông qua quyết định giải thể.

Một trong những điều kiện đầu tiên để công ty hợp vốn đơn giản được chấm dứt sự tồn tại bằng giải thể - đó là khả năng thanh toán hết nợ cho các chủ nợ. Nếu điều kiện này không được đáp ứng, có nghĩa là công ty hợp vốn đơn giản cùng các thành viên nhận vốn không có khả năng thanh toán hết nợ cho các chủ nợ thì không được tiếp tục áp dụng thủ tục giải thể, mặc dù đang áp dụng, mà phải chuyển sang thủ tục phá sản doanh nghiệp.

Tuy nhiên, một vấn đề mà Luật Doanh nghiệp chưa đề cập ở đây là tài sản của thành viên nhận vốn sẽ được mang ra để thanh toán theo thứ tự nào? Như đã biết, thành viên nhận vốn trong công ty hợp vốn đơn giản luôn phải chịu trách nhiệm vô hạn trước các khoản nợ của công ty hợp vốn đơn giản, vì thế, khi cần thanh toán nợ cho công ty hợp vốn đơn giản, nếu tài sản của công ty không đủ, thành viên nhận vốn phải dùng toàn bộ tài sản của mình để thanh

toán cho các chủ nợ (tạm gọi là chủ nợ của công ty hợp vốn đơn giản). Mặt khác, luật lại không cấm các thành viên nhận vốn được tự mình có những giao dịch của riêng mình, có nghĩa là, bản thân mỗi thành viên nhận vốn có quyền ký kết những hợp đồng nhân danh bản thân mình và như vậy, họ hoàn toàn có khả năng tạo ra các khoản nợ của riêng họ đối với các chủ nợ (là chủ nợ của thành viên nhận vốn), không liên quan gì đến công ty hợp vốn đơn giản. Trong trường hợp giải thể công ty hợp vốn đơn giản, các chủ nợ của công ty hợp vốn đơn giản và chủ nợ của thành viên nhận vốn sẽ có thứ tự thanh toán như thế nào? Có một số ý kiến cho rằng, nếu xét trên phạm vi giải thể công ty hợp vốn đơn giản thì đương nhiên chủ nợ của công ty phải được ưu tiên trả nợ trước. Nhưng nếu cũng cùng vào thời điểm công ty hợp vốn tiến hành giải thể mà các chủ nợ của riêng thành viên nhận vốn cũng đến hạn trả nợ thì giải quyết như thế nào? Về vấn đề này, Luật Hợp danh thống nhất của Mỹ có quy định rất rõ: chủ nợ của công ty sẽ không được các thành viên hợp danh trả nợ cho đến khi các chủ nợ của họ đã được thanh toán hết, luật này được áp dụng ngay cả khi chủ nợ của họ đã được thanh toán hết, luật này được áp dụng ngay cả khi chủ nợ công ty đồng thời là chủ nợ của từng thành viên hợp danh. Việc quy định rõ ràng thứ tự ưu tiên này cũng tránh được những mâu thuẫn rất có thể xảy ra trong quá trình giải thể công ty hợp vốn đơn giản với chế độ trách nhiệm vô hạn của các thành viên nhận vốn.

Một vấn đề được đặt ra là, nếu trong khi tiến hành thanh lý tài sản của công ty hợp vốn đơn giản, thấy rằng công ty này có đủ dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản ("không thanh toán được các khoản nợ đến hạn, đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn không thoát khỏi tình trạng này" [21]) và thủ tục phá sản được áp dụng, nhưng tài sản của công ty nhỏ hơn rất nhiều so với các khoản nợ phải trả cho các chủ nợ. Trong trường hợp này, số nợ còn lại sẽ do các thành viên nhận vốn cùng nhau lấy tài sản của riêng mình để trả nợ. Tuy nhiên, việc cùng nhau trả nợ này sẽ được hiểu như thế nào? Số nợ còn lại sẽ chia đều cho các thành viên nhận vốn hay là chia theo phần vốn của mỗi

thành viên? Bộ luật Thương mại Sài Gòn 1972 quy định: "Việc quyết định chia số nợ còn lại như thế nào là tùy thuộc vào khế ước lập hội, nếu không sẽ do các hội viên quyết định theo đa số và nếu có hội viên bất đồng ý kiến, có thể xin Tòa án xét xử" [25].

Tuy vấn đề này, Luật Doanh nghiệp không quy định rõ, nhưng theo tinh thần của Luật Phá sản Doanh nghiệp thì số nợ còn lại sẽ chia cho các thành viên nhận vốn theo phần vốn của mỗi thành viên, mặc dù việc chia số nợ này rất khó đối với thành viên nhận vốn trong công ty hợp vốn đơn giản, nó phụ thuộc vào việc định giá và định giá lại tài sản góp vốn (nhiều khi rất khó định giá) của các thành viên nhận vốn.

- Bước 4: Cơ quan đăng ký kinh doanh nhận hồ sơ đầy đủ về giải thể doanh nghiệp từ tổ thanh lý tài sản và xóa tên công ty hợp vốn đơn giản trong sổ đăng ký kinh doanh.

Trong thời hạn 7 ngày kể từ sau khi thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ của công ty, tổ thanh lý tài sản phải gửi hồ sơ về giải thể công ty hợp vốn đơn giản đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và giải thể doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh phải xóa tên công ty hợp vốn đơn giản đó trong sổ đăng ký kinh doanh. Đây là hành vi pháp lý cuối cùng chấm dứt sự tồn tại của công ty hợp vốn đơn giản với tư cách là một doanh nghiệp.

Chương 2

Một phần của tài liệu Công ty hợp vốn đơn giản theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)