CHUYỂN ĐỔI VÀ GIẢI THỂ CÔNG TY HỢP VỐN ĐƠN GIẢN 1 Chuyển đổi công ty

Một phần của tài liệu Công ty hợp vốn đơn giản theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 66 - 67)

1.5.1. Chuyển đổi công ty

Luật Doanh nghiệp quy định về tổ chức lại công ty trên cơ sở vận dụng những quy định về sáp nhập, hợp nhất, chia tách và chuyển đổi pháp nhân trong Bộ luật dân sự. Những quy định về tổ chức lại công ty là cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho công ty phát triển thuận lợi, hiệu quả và đa dạng. Tổ chức lại công ty bao gồm: chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi hình thức pháp lý công ty. Công ty hợp vốn đơn giản cũng tuân theo các quy định chung về tổ chức lại công ty. Do đó, trong khuân khổ một luận văn, tác giả xin đề cập đến hình thức chuyển đổi công ty hợp vốn đơn giản.

Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, chuyển đổi công ty là biện pháp tổ chức lại công ty được áp dụng cho công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, theo đó công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc ngược lại.

Một trong những trường hợp giải thể bắt buộc doanh nghiệp nói chung là trong thời hạn 06 tháng liên tiếp không có đủ số lượng thành viên tối thiểu

theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Đó là một quy định chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Quy định này áp dụng cho các doanh nghiệp khác rất đơn giản, chỉ cần dựa vào số lượng thành viên tối thiểu mà luật yêu cầu, chẳng hạn như công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, thì số lượng thành viên tối thiểu phải có là 2 thành viên, công ty cổ phần là 3 thành viên… Nhưng đối với các trường hợp công ty hợp vốn đơn giản và công ty hợp danh thì có những khác biệt. Có một số ý kiến cho rằng, công ty hợp danh sẽ chỉ bị giải thể nếu không đủ số lượng thành viên hợp danh (là 2 thành viên), còn việc công ty có hay không có thành viên góp vốn hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến việc tiếp tục tồn tại của công ty. Tuy nhiên, hầu như tất cả các nước có quy định về loại hình công ty hợp danh đều phân chia rõ ràng 2 loại công ty là công ty mang bản chất hợp danh là công ty hợp danh thông thường và công ty hợp danh hữu hạn (công ty hợp vốn đơn giản). Hai loại công ty này về bản chất thì tương đối giống nhau nhưng có những đặc điểm pháp lý khác biệt, được điều chỉnh bởi những quy định không giống nhau, vì thế ngay cả điều kiện giải thể mỗi loại cũng khác nhau. Thành viên góp vốn không có quyền quản lý công ty hợp vốn đơn giản nhưng không thể phủ nhận vai trò của họ đối với công ty hợp vốn đơn giản. Một công ty chỉ bao gồm các thành viên hợp danh chắc chắn sẽ khác với một công ty có các thành viên góp vốn. Vì vậy việc không còn thành viên góp vốn trong công ty hợp vốn đơn giản sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại tiếp tục của công ty. Trong trường hợp công ty hợp vốn đơn giản không đáp ứng được điều kiện về số lượng thành viên có thể chuyển đổi thành công ty hợp danh nếu có đủ 2 thành viên nhận vốn.

Một phần của tài liệu Công ty hợp vốn đơn giản theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)