Do tính chất chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới đối với các nghĩa vụ của công ty, các thành viên nhận vốn có quyền ngang nhau trong quản lý công ty, thành viên góp vốn không được quyền được quản lý công ty nhưng được quyền hưởng lợi ích hợp pháp từ số vốn đã góp vào công ty của mình. Việc không thừa nhận quyền quản lý công ty hợp vốn đơn giản của các thành viên góp vốn không có nghĩa là không tuân thủ nguyên tắc công bằng giữa các thành viên công ty trong quan hệ với bên ngoài cũng như trong nội bộ công ty. Nhưng trong hoạt động của công ty cũng phải có sự phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng để đảm bảo hiệu quả cho hoạt động của công ty. Những thành viên nhận vốn góp vốn bằng "chất xám" và sử dụng "chất xám" để sinh lợi nhuận cho nên hơn ai hết họ hiểu được họ cần phải làm như thế nào để có hiệu quả nhất, mặt khác do thành viên nhận vốn có trách nhiệm vô hạn nên buộc họ phải cẩn trọng trong kinh doanh. Từ lý do đó, luật trao cho những thành viên nhận vốn quyền quản lý, điều hành công ty là hợp lý, vừa đảm bảo lợi ích của chính họ, lại vừa đảm bảo lợi ích của công ty. Đối với thành viên góp vốn, ngoài những nghĩa vụ chung với công ty như phải góp đủ vốn, chấp hành đúng nội quy công ty, không tham gia quản lý công ty thì họ
phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty trong phần vốn góp của công ty. Chính vì thế các thành viên góp vốn sẽ có thể không cẩn trọng đến mức tối đa nếu trao quyền quản lý cho họ, việc này sẽ làm tổn hại đến những thành viên nhận vốn và gia đình những thành viên nhận vốn.
Trong quan hệ bên ngoài, rõ ràng pháp luật chỉ công nhận quyền của các thành viên nhận vốn, các thành viên góp vốn không có quyền nhân danh công ty để hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp không quy định rõ trường hợp, nếu các thành viên góp vốn vẫn tham gia quan hệ với bên ngoài và nhân danh công ty thì sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào, giới hạn trách nhiệm đến đâu? Trong khi đó, luật pháp của các nước khác quy định rõ ràng về vấn đề này. Tại Điều 1088 Bộ luật Dân sự Thái Lan quy định: "Nếu một hội viên có trách nhiệm hữu hạn can thiệp vào việc điều hành hội kinh doanh, thì người đó sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn đối với nghĩa vụ của hội kinh doanh đó" [3].
Hoặc tại Điều 159 Bộ luật Thương mại Nhật Bản quy định:
Khi một hội viên có trách nhiệm hữu hạn hành động theo một cách tính toán để người khác tin họ là một hội viên có trách nhiệm vô hạn thì người đó chịu trách nhiệm dường như chính người đó là một hội viên có trách nhiệm vô hạn đối với bất cứ ai đã tiến hành giao dịch với công ty trên cơ sở tin tưởng họ [27].
Cũng trên tinh thần đó, Luật Công ty của Pháp quy định: "Người hội viên xuất vốn không nên có cư xử giống như người hội viên quản trị để cho người ngoài lầm tưởng là họ có trách nhiệm vô hạn, nếu ông ta không tự khẳng định vai trò của mình sẽ bị mất quyền lợi về trách nhiệm hữu hạn" [28].
Ngay trong pháp luật về công ty của Cộng hòa Liên bang Đức cũng quy định rõ trường hợp này: "Về đối ngoại, chỉ các thành viên nhận vốn mới có quyền đại diện cho công ty. Nếu thành viên góp vốn đứng ra thay mặt công ty thì sẽ mất quyền chịu trách nhiệm hữu hạn" [13].
Vai trò của thành viên nhận vốn trong quản lý công ty hợp vốn đơn giản được ghi nhận rất rõ ràng trong pháp luật thương mại Việt Nam trước năm 1975. Bộ luật Thương mại Trung phần đã quy định:
Hội sẽ do hội viên nhận vốn quản trị. Phe xuất vốn không có quyền tham gia vào công việc ấy. Hội cấp vốn có tên. Tên ấy gồm có tên những hội viên nhận vốn, không được dùng tên hội nhận vốn để đặt tên cho hội; hội viên xuất vốn nào để tên mình đứng tên hội thì đối với người ngoài sẽ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn như hội viên nhận vốn [2].
Bộ luật Thương mại Sài Gòn 1972, tại Điều 196 và 200 cũng quy định: Việc quản lý hội hợp tư đơn thường tuân theo những điều khoản ấn định trong hội hợp danh. Tuy nhiên, hội viên xuất tư không được làm một hành vi quản lý nào, dầu là có giấy ủy quyền, nếu không họ sẽ bị coi như hội viên thụ tư đối với đệ tam nhân" hoặc "hội viên xuất tư không được để tên trong hội danh, nếu không họ sẽ bị coi như hội viên thụ tư đối với đệ tam nhân [25].
Như vậy, tất cả các luật thương mại của Việt Nam trước đây, cũng như luật về công ty hợp vốn đơn giản của các nước khác trên thế giới đều đã dự liệu trường hợp thành viên góp vốn hành động như những thành viên nhận vốn (nghĩa là tham gia quản lý công ty và nhân danh công ty để hoạt động) hoặc làm cho người thứ ba lầm tưởng mình là thành viên nhận vốn. Hậu quả chung cho những trường hợp này là thành viên góp vốn phải chịu một chế độ trách nhiệm vô hạn giống như đối với các thành viên nhận vốn. Rõ ràng, pháp luật về cơ bản đã tạo lá chắn rất an toàn cho các thành viên góp vốn khi quy định trách nhiệm hữu hạn cho họ, kèm với điều kiện là họ luôn luôn bị giới hạn quyền quản lý công ty hợp vốn đơn giản. Tuy nhiên, theo quan điểm của luật pháp các nước vừa trích dẫn trên đây, thì các thành viên góp vốn vẫn có thể lựa chọn không nhận chế độ trách nhiệm hữu hạn mà pháp luật quy định
mà chủ động tìm đến với chế độ trách nhiệm vô hạn bằng cách lấn sang quyền của các thành viên nhận vốn. Theo logic pháp luật thông thường thì một chủ thể, nếu không có thẩm quyền tiến hành một việc, mà vẫn tiến hành việc đó thì hành vi đó bị coi là vô hiệu. Nhưng pháp luật của các nước trên đây lại cho rằng, tuy xét về mặt tư cách pháp lý thì đúng là các thành viên góp vốn không có quyền quản lý và đại diện cho công ty hợp vốn đơn giản trong quan hệ với bên ngoài, nhưng không phải vì thế mà hành vi của họ đối với công chúng là vô hiệu, những hành vi ấy vẫn có hiệu lực, chỉ có điều, kèm theo đó là việc các thành viên góp vốn này tự nhận về cho mình một chế độ trách nhiệm vô hạn.
Luật Doanh nghiệp Việt Nam chưa đề cập tới vấn đề này, và như vậy trong công ty hợp danh, nếu cùng lúc xuất hiện hai loại thành viên hợp danh và thành viên góp vốn (tức công ty hợp vốn đơn giản) thì bao giờ cũng xuất hiện hai chế độ chịu trách nhiệm phân biệt: chế độ trách nhiệm vô hạn cho các thành viên hợp danh kèm theo sự độc quyền quản lý công ty và chế độ trách nhiệm hữu hạn cho các thành viên góp vốn với những hạn chế trong việc tham gia quản lý công ty.
Về năng lực cần có của thành viên góp vốn, theo ý kiến một số tác giả cho rằng việc bỏ vốn vào công ty hợp vốn đơn giản là một thành viên thương mại, tính cách thương mại này ảnh hưởng đến năng lực pháp lý của thành viên góp vốn. Các tác giả này cho rằng dù làm một hành vi thương mại lẻ loi cũng phải có năng lực pháp lý như người làm thương mại, do đó vị thành niên chưa được quyền làm thương mại, sẽ không đóng vai một thành viên góp vốn. Tuy nhiên, án lệ đã không theo quan điểm này và chấp nhận cho người giám hộ có thể thay mặt vị thành niên góp vốn vào công ty hợp vốn đơn giản.
Do tính chất chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới của các thành viên nhận vốn trong công ty hợp vốn đơn giản, nên các thành viên này có quyền ngang nhau trong việc quản lý điều hành công ty mà không phụ thuộc vào tỷ lệ phần vốn góp của mình vào công ty. Ngược lại, với tính chất chịu trách
nhiệm hữu hạn về các nghĩa vụ của công ty theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty các thành viên góp vốn không được tham gia quản lý và điều hành công ty.
Trong quá trình hoạt động, các thành viên nhận vốn phân công đảm nhiệm các chức trách quản lý, kiểm soát các hoạt động của công ty và cử một người trong số các thành viên này làm giám đốc. Theo quy định của pháp luật, cơ quan quyết định cao nhất của công ty là Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên bao gồm tất cả các thành viên nhận vốn. Hội đồng thành viên quyết định tất cả các hoạt động của công ty. Quyết định của Hội đồng thành viên phải được ghi vào biên bản và được lưu giữ tại trụ sở công ty. Khi quản lý, điều hành các hoạt động của công ty, các quyết định về hoạt động của công ty thường được đa số các thành viên thông qua trừ một số quyết định quan trọng có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của công ty phải được tất cả các thành viên biểu quyết chấp thuận như quyết định về vấn đề: Cử giám đốc công ty, tiếp nhận thành viên mới, quyết định khai trừ thành viên nhận vốn, quyết định tổ chức lại, giải thể công ty, bổ sung, sửa đổi Điều lệ công ty và quyết định về việc ký kết hợp đồng của công ty với thành viên nhận vốn hoặc người có liên quan của thành viên nhận vốn. Khi biểu quyết, mỗi thành viên nhận vốn chỉ có một phiếu. Đây là một điểm khác biệt so với quy định của các nước như Pháp, Đức, Thụy Điển…các thành viên nhận vốn có quyền tự mình quyết định các giao dịch của công ty và các thành viên khác phải chịu hậu quả pháp lý của giao dịch đó. Các thành viên nhận vốn của công ty hợp vốn đơn giản có quyền nhân danh công ty thực hiện giao dịch với bên thứ ba. Tuy nhiên, đối với điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam điều này là không thể do còn tồn tại nhiều hiện tượng lừa đảo, gian lận trong thương mại…, thêm vào đó một thành viên nhận vốn trong công ty không đủ kinh nghiệm thương trường để có thể tự bản thân mình quyết định một vấn đề mà hậu quả của nó có thể ảnh hưởng tới quyền lợi của công ty và tất cả các thành viên còn lại.
Hội đồng thành viên cũng có thể chỉ định một người không phải là thành viên công ty làm giám đốc quản lý. Trong trường hợp này, giám đốc quản lý công ty hợp vốn đơn giản cũng như giám đốc quản lý công ty hợp danh, phải được chỉ định do toàn thể thành viên, trừ khi công ty có quy định khác; sự bãi chức cũng phải theo thể thức của chỉ định. Trên nguyên tắc, giám đốc quản lý có thể bị bãi chức bất cứ lúc nào, tùy ý của hội đồng thành viên nhưng nguyên tắc này bị chị phối bởi sự ủy quyền của hội đồng thành viên và giám đốc quản lý được thuê. Sự ủy quyền ở đây có lợi cho cả hai bên: giám đốc quản lý làm việc cho công ty, như vậy công ty được lợi; nhưng giám đốc quản lý cũng có lợi vì được thù lao. Do đó, tuy hội đồng thành viên có quyền, vì lẽ riêng, giao việc quản lý cho người khác; nhưng giám đốc quản lý không thể bị thiệt hại vô cớ; nếu không có lý do chính đáng mà hội đồng thành viên bãi chức của giám đốc quản lý thì phải bồi thường cho người này. Điều 48 Bộ luật Thương mại Trung phần quy định: "Quản lý ngoại tuyển có thể bị bãi chức nếu có lý do chính đáng" [2]. Giám đốc quản lý phải chịu trách nhiệm trên căn bản hợp đồng ủy quyền và sự quản trị, ngoài ra còn phải chịu trách nhiệm về những sai sót trong việc quản trị.
Pháp luật Pháp quy định rất cụ thể về quản lý điều hành công ty hợp vốn đơn giản. Pháp luật Pháp không cấm việc người quản lý công ty hợp vốn đơn giản có thể là một hoặc nhiều pháp nhân. Trong trường này, người quản lý pháp nhân đó cũng phải tuân thủ các quy định về nghĩa vụ của người quản lý công ty hợp vốn đơn giản về trách nhiệm dân sự cũng như trách nhiệm hình sự của người quản lý công ty hợp vốn đơn giản. Tuy vậy, những người quản lý này không phải chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới về các khoản nợ của công ty vì họ không phải là thành viên của công ty. Việc chỉ định người quản lý được ghi nhận trong thỏa thuận thành lập công ty. Pháp luật Pháp cũng quy định người quản lý công ty hợp vốn đơn giản có thể là một hoặc nhiều người trong số các thành viên nhận vốn hoặc có thể là người khác không phải là thành viên công ty. Người quản lý công ty hợp vốn đơn giản có một vị trí ổn
định cao vì họ chỉ có thể bị cách chức khi tất cả các thành viên khác của công ty đồng ý, nếu bị cách chức mà không có lý do chính đáng thì người quản lý công ty có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại, đây là một điểm khác biệt so với công ty đối vốn mà điển hình là công ty trách nhiệm hữu hạn, theo đó việc thay đổi người quản lý công ty cần sự đồng ý của các thành viên sở hữu quá nửa số vốn của công ty. Tuy điều lệ công ty có thể quy định nhằm hạn chế quyền của người quản lý, nhưng điều này chỉ có ý nghĩa trong mối quan hệ giữ người quản lý công ty và các thành viên chứ không ảnh hưởng tới mối quan hệ đối với bên thứ ba. Theo quy định của pháp luật Pháp, không chỉ thể nhân mà một pháp nhân cũng có thể quản lý công ty hợp vốn đơn giản, điều này cho phép mở rộng thành viên của công ty hợp vốn đơn giản, mở rộng quy mô tổ chức cũng như hoạt động của loại hình công ty này, giúp cho các nhà đầu tư có quyền lựa chọn một cách phong phú hơn các loại hình doanh nghiệp.
Theo luật thương mại Thái Lan, mỗi thành viên nhận vốn đều có quyền trực tiếp hay được đại diện hoặc ủy quyền tham gia điều hành công ty. Nếu các thành viên nhận vốn không tham gia điều hành thì họ có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động này. Các thành viên tham gia công việc điều hành thông thường không được nhận tiền công. Việc chuyển nhượng vốn của các thành viên trách nhiệm vô hạn rất khó thực hiện vì công ty hoạt động dựa trên danh tiếng của thành viên này. Không một thành viên nhận vốn nào vì quyền lợi của mình hoặc của người khác mà tiến hành bất cứ việc kinh doanh nào có cùng tính chất với việc kinh doanh của công ty và đang cạnh tranh với công ty, nếu không có sự đồng ý của các thành viên khác. Nếu thành viên nào vi phạm điều này, thì các thành viên khác có quyền yêu cầu người này phải nộp toàn bộ lợi nhuận kiếm được hoặc bồi thường về những tổn thất mà người này gây ra. Quy định này nhằm bảo vệ lợi ích chung của công ty, cũng như lợi ích của các thành viên trong công ty. Pháp luật Thái Lan quy định nếu một thành viên góp vốn mà can thiệp vào việc quản lý công ty thì thành viên này cũng phải chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn đối với tất cả các khoản nợ của công
ty. Quy định này nhằm bảo vệ các thành viên nhận vốn trong trường hợp bị sự can thiệp quá đáng của thành viên góp vốn vào việc quản lý điều hành công ty. Mặc dù thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp vào công ty nhưng pháp luật Thái Lan cũng quy định nếu họ thông báo cho