GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 28 SVTH: Lâm Thanh Trường
thời, có thể xâm phạm đến quyền tự do của cá nhân. Nếu lấy phong tục tập quán ra làm thước đo lập pháp thì hôn nhân đồng giới sẽ chẳng bao giờ được công nhận nhiều như ở một số quốc gia hiện nay. Nhiều người thường lầm tưởng, những quốc gia phương Tây dễ dàng chấp nhận hôn nhân đồng giới. Nhưng thực tế thì ngược lại, bản thân những người đồng tính ở các nước đó cũng đã trải qua hàng loạt những cuộc đấu tranh gay gắt trên nhiều mặt từ văn hóa, chính trị, khoa học…từ lý luận đến thực tiễn; để được pháp luật và xã hội công nhận như hiện tại. Vì ở bất kì nền văn hóa nào của nhân loại, từ trước đến nay hầu như chưa tồn tại một khái niệm nào là phong tục tập quán ủng hộ cho tính dục và hôn nhân đồng giới.
Thứ hai: Như chúng ta đã biết ý nghĩa quan trọng nhất của việc kết hôn là nhằm xác lập quan hệ vợ, chồng và được pháp luật bảo hộ. Mục đích sinh con đẻ cái, duy trì nòi giống chỉ là điều mà xã hội mong muốn khi một quan hệ hôn nhân được hình thành, nhưng điều đó không phải là nghĩa vụ bắt buộc với các bên khi kết hôn. Quan hệ giữa con người với nhau thực chất là quan hệ gắn với các yếu tố xã hội chứ không phải dựa trên đặc trưng về giống loài. Cho nên nói đến trách nhiệm của con người với cộng đồng là nhắc đến trách nhiệm đối với xã hội chứ không phải chỉ là trách nhiệm tạo lập và duy trì nói giống. Nếu cho rằng con người được sinh ra là để tiếp tục cho ra đời những thế hệ con người khác, thì vô hình trung biến chức năng sống thành kiểu đổi chác vật chất thực dụng. Khi không có sự đe dọa giống loài, mà lấy chất lượng cuộc sống để làm thước đo cho giá trị xã hội; thì bản thân người đồng tính vẫn hàng ngày thực thi trách nhiệm công dân của mình không khác gì người dị tính. Nếu nói việc duy trì nòi giống của con người được thực hiện chủ yếu qua quan hệ hôn nhân là nhận định chính xác; còn nếu xem chức năng của hôn nhân là duy trì nòi giống, thì đã hạ thấp giá trị của quan hệ dân sự đặc biệt này. Những hình thức khác ở cấp độ thấp hơn quan hê hôn nhân như: quần hôn, tạp hôn cũng có thể duy trì việc tái sản xuất con người. Thêm nữa, nếu cứ kiên quyết dựa vào vấn đề duy trì nòi giống làm căn cứ cho viêc phản đối hôn nhân đồng giới thì việc kết hôn của người vô sinh cũng không đảm bảo thực hiện được khả năng này. Vậy nếu chúng ta cho phép người vô sinh được kết hôn; thì cũng nên cho phép hai người cùng giới tính được xác lập quan hệ hôn nhân với nhau, chỉ như vậy mới tạo ra một sự công bằng tuyệt đối.
Thứ ba: Sự phát triển của trẻ em chịu ảnh hưởng từ các mối liên hệ đa chiều, phức hợp trong xã hội. Xem xét kỹ hơn sẽ thấy quyền lợi trẻ em nếu bị ảnh hưởng là chịu ảnh hưởng từ những cá nhân người đồng tính chứ không phải từ các cuộc hôn nhân đồng giới. Các nghiên cứu khoa học xã hội về trẻ em là con của người đồng tính cho thấy, con của họ không khác biệt là mấy so với con của người dị tính về sự phát triển, thích nghi xã hội và nhân cách nói chung. Khả năng nuôi dạy con của các cặp đồng tính nam cho
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 29 SVTH: Lâm Thanh Trường
thấy sự vượt trội hơn các ông bố dị tính khi họ có cả các khả năng chăm sóc trẻ giống như người mẹ. Hai người đồng tính sẽ cùng dành tâm sức vào việc chăm sóc gia đình của mình, không như một vài gia đình dị giới người cha ít khi quan tâm chăm sóc con cái một cách chu đáo. Hơn nữa, không phải mọi trẻ em là con của người dị tính đều được giáo dục, tiếp thu những ảnh hưởng tốt đẹp từ cha mẹ và gia đình những người này, các trẻ em này vẫn bị đánh đập, đối xử ngược đãi hay chịu những tổn thương về mặt tinh thần và sức khỏe
Mặc dù nhu cầu thực tế về hôn nhân đồng giới được đặt ra là vậy, nhưng xã hội vẫn không thể ngừng tìm cách phản đối hôn nhân đồng giới. Thật khó có thể thuyết phục người đồng tính phải sống chịu đựng, mặc nhiên chấp nhận hy sinh quyền mưu cầu hạnh phúc của mình trước những giá trị mơ hồ và phiến diện của một số luận điểm phản đối. Xã hội và pháp luật có mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Nếu pháp luật công nhận hôn nhân đồng giới sẽ góp phần rất quan trọng vào quá trình củng cố nhận thức của xã hội.
2.4 Quy định của pháp luật hiện hành về hôn nhân đồng giới và một số bất cập
Việt Nam có truyền thống pháp luật bị ảnh hưởng bởi hệ thống luật Civil Law (luật thành văn). Trong đó các mối quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi những văn bản pháp luật. Tuy nhiên, có thể nói điểm yếu của hệ thống này là ở chỗ các quan hệ xã hội biến đổi từng ngày, từng giờ, có lúc quan hệ ngày hôm nay chưa quan trọng nhưng hôm sau đã trở thành quan hệ có sức ảnh hưởng lớn; các văn bản pháp luật nhanh chóng bị lỗi thời và lạc hậu khi không theo kịp các biến đổi, lúc đó sẽ trở thành vật cản của tiến trình phát triển xã hội. Trong khi nhu cầu về hôn nhân đồng giới ngày càng lớn mạnh, mà thực tế thì pháp luật không cho phép hai người cùng giới tính kết hôn với nhau. Phân tích quy định của pháp luật Việt Nam về hôn nhân đồng giới là còn đề cập đến những hạn chế về mặt pháp lý ở thời điểm hiện tại dành cho quan hệ hôn nhân này.
2.4.1 Quy định của pháp luật về hôn nhân đồng giới
Xem qua hệ thống văn bản luật được ban hành từ trước đến nay, có thể nhận thấy người đồng tính và mối quan hệ của họ hầu như không được Nhà nước quan tâm. Cơ sở pháp lý để điều chỉnh mối quan hệ giữa những người cùng giới tính chỉ xuất hiện cùng với sự ra đời của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. Nên khi tìm hiểu về quy định của pháp luật Việt Nam, người viết tạm thời chia ra thành hai giai đoạn.
2.4.1.1 Giai đoạn trước khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có hiệu lực
Dưới thời kỳ quân chủ phong kiến từ năm 938 đến năm 1858; với hai bộ luật tiêu biểu: Quốc triều Hình luật (Luật Hồng Đức) ban hành dưới triều Lê và Bộ luật Gia Long
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 30 SVTH: Lâm Thanh Trường
(Hoàng Việt luật lệ) ban hành dưới triều Nguyễn, đã có những quy định tương đối cụ thể về thể chế hôn nhân. Đây là giai đoạn mà mọi giá trị về đạo đức và văn hóa truyền thống được đề cao hàng đầu. Với vị thế là một đất nước phương Đông có nền văn minh gắn chặt gia đình trong vai trò là đơn vị xã hội cơ bản. Xã hội Việt Nam xem trọng việc gắn bó giữa các cá thể với tập hợp gia đình – xã hội, coi đó là mối liên kết thiêng liêng và đáng trân trọng. Quyền hôn nhân của mỗi người vì thế bị hạn chế, bởi lợi ích của cộng đồng. Tinh thần của pháp luật là việc kết hôn phải được thực hiện giữa hai người khác nhau về giới tính. Tuy luật cổ không minh thị rõ ràng về trường hợp quan hệ đồng giới, song có thể hiểu mục đích cốt yếu của hôn nhân thời kỳ này là sinh con đẻ cái, “nối dõi tông đường”; nên mặc nhiên, giai cấp thống trị không chấp nhận việc kết hôn giữa hai người cùng là nam hoặc cùng là nữ.
Chế độ hôn nhân và gia đình dưới thời Pháp thuộc được thể hiện rõ trong văn bản pháp lý đặc trưng của nhà cầm quyền lúc này là: Tập Dân luật giản yếu An Nam – Précis de la législation civile annamite 1883. Chính quyền thực dân Pháp không cấm đoán hành vi đồng tính trong các thuộc địa. Mại dâm nữ là phạm pháp nhưng lại không đề cập đến mại dâm nam, dù mại dâm nam đã xuất hiện khá nhiều nhằm phục vụ cho các thương nhân Trung Quốc và các binh sĩ Pháp. Mặc dù thời kỳ này ít nhiều bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây, vốn đề cao tự do cá nhân; nhưng do có sự tương tác với yếu tố văn hóa cổ truyền của dân tộc, nên có thể hiểu trên tinh thần chung là không ghi nhận hôn nhân thực hiện giữa hai người cùng giới tính.
Thời kỳ trước ngày 30 tháng 04 năm 1975, ở miền Nam, với hệ thống các văn bản luật như: Luật Gia đình số 1/59 ngày 02 tháng 11 năm 1959, do Ngô Đình Diệm ban hành, Sắclệnh số 15/64 ngày 23 tháng 7 năm 1964, Bộ dân luật ban hành ngày 20 tháng 12 năm 1972 dưới thời Ngô Văn Thiệu và kể cả Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959
được sử dụng ở miền Bắc. Mặc dù không có quy định cụ thể về việc cấm kết hôn đồng giới, nhưng luật thời kỳ này vẫn chỉ coi trọng chế độ hôn nhân được xác lập giữa nam và nữ. Cụ thể tại điều 4 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có đề cập: “Con trai và con gái đến tuổi, được hoàn toàn tự nguyện quyết định việc kết hôn của mình; không bên nào được ép buộc bên nào, không một ai được cưỡng ép hoặc cản trở”.
Trên cơ sở kế thừa Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959; Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 vẫn như nguyên điều 4 quy định về chế độ hôn nhân, và thêm vào đó là các trường hợp bị cấm kết hôn như: cấm cưỡng ép, cấm cản trở tính tự nguyện tiến bộ... Nhưng lại chưa có cơ sở pháp lý nào để điều chỉnh quan hệ giữa những người cùng giới tính. Có lẽ tình hình đất nước lúc bấy giờ chỉ đang trong giai đoạn đổi mới, đa số quan điểm của người dân vẫn cho rằng quan hệ đồng giới là trái vơi lẽ tự nhiên, đáng chê
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 31 SVTH: Lâm Thanh Trường
trách, tiếng nói dư luận xem đây là hiện tượng không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Nên trong phạm vi kiểm soát, luật vẫn chưa khái quát đến quan hệ giữa những người đồng tính. Thực tế cho thấy thời điểm Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có hiệu lực, những đám cưới đồng tính đã manh nha xuất hiện: Đám cưới đồng tính nam đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam diễn ra vào ngày 7/4/1997 tại Thành phố Hồ Chí Minh; ngày 7/3/1998 một đám cưới đồng tính nữ cũng đã được tổ chức tại Vĩnh Long, sau khi tổ chức tiệc cưới họ đã mạnh dạn đi đăng ký kết hôn nhưng yêu cầu của đó đã bị cơ quan có thẩm quyền về đăng ký và quản lý hộ tịch thẳng thừng từ chối do pháp luật không có quy định nào về việc kết hôn giữa những người cùng giới tính22. Tuy nhiên Nhà nước vẫn đứng ngoài cuộc, không thể xử phạt hoặc giải quyết theo một hình thức nào khác vì không có quy định về các trường hợp kết hôn đồng giới trong luật.
2.4.1.2 Giai đoạn từ khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có hiệu lực
Xuất phát từ nguyên nhân số lượng người đồng tính công khai xu hướng tính dục ngày càng nhiều trong xã hội, cùng với hàng loạt lễ cưới đồng giới được ghi nhận từ những năm cuối thập kỷ 90; trong khi giai đoạn Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 còn hiệu lực lại không có biện pháp xử lý thích hợp. Nên sau một thời gian dài không đề cập đến quan hệ đồng giới; khoản 5 điều 10, Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000 đã có quy định: Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Về nguyên tắc lập pháp, luật sẽ cấm đối với một hành vi, khi mà việc thực hiện hành vi đó được xác định là tác động tiêu cực đến các yếu tố tổng thể về mặt xã hội lẫn chế độ pháp lý. Vì vậy, việc cấm những người đồng tính kết hôn với nhau chứng tỏ Nhà nước và cơ quan lập pháp nhận định đây là hành vi sai trái, cần được ngăn chặn, loại bỏ.
Như đã trình bày trên phương diện luật pháp, Việt Nam chỉ nhìn nhận con người với một giới tính cụ thể là nam hoặc là nữ, dựa vào yếu tố sinh học. Trong khi hai người cùng giới tính công khai quan hệ với nhau lại thuộc vào bình diện tâm lý xã hội. Những người đồng tính có nhu cầu về hôn nhân đồng giới cho rằng họ đang sống thật với giới tính của mình, bỏ ngoài những yếu tố đang có về mặt sinh học (thân thể, cơ quan sinh dục…). Khai triển từ cách lí giải này cho thấy hai người cùng giới tính nếu có nhu cầu về hôn nhân, áp dụng quy định của pháp luật về điều kiện và thủ tục kết hôn; thì đề nghị kết hôn của họ sẽ đương nhiên bị cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký hộ tịch từ chối chấp nhận. Đồng thời nếu cho phép kết hôn đồng giới sẽ không quán triệt được tinh thần chung của pháp luật hiện hành là chỉ hợp pháp hóa quan hệ hôn nhân được xác lập giữa hai chủ thể khác nhau về giới tính.