Elton John chi 20 ngàn bảng Anh cho lần làm cha thứ 2, Dân Trí,

Một phần của tài liệu hôn nhân đồng giới nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật (Trang 51 - 53)

http://dantri.com.vn/giai-tri/elton-ohn-chi-20-nghin-bang-anh-cho-lan-lam-cha-thu-2-687713.htm [truy cập ngày 6/02/2013].

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 50 SVTH: Lâm Thanh Trường

nhìn nhận với tư cách chủ thể của quan hệ hôn nhân nên việc phân chia tài sản chung riêng cũng sẽ được giải quyết như hai chủ thể trong quan hệ hôn nhân dị giới. Ngoài ra những vấn đề liên quan đến con cái, cấp dưỡng cũng sẽ được Tòa án giải quyết nếu các bên không thể tự thỏa thuận. Trường hợp việc có con từ thụ tinh nhân tạo đối với các cặp đồng tính nữ, mặc dù giấy tờ công nhận cùng là mẹ hợp pháp của trẻ nhưng thiết nghĩ pháp luật sẽ dựa trên quyền và lợi ích hợp pháp của người mang thai để quyết định đứa con sẽ ở với ai hoặc mức cấp dưỡng như thế nào; đối với các cặp đồng tính nam cũng sẽ tương tự như vậy.

Giải pháp thứ ba: Theo đề xuất của người viết, nếu xem xét tổng hợp những yếu tố về văn hóa, chính trị, xã hội, kinh tế của đất nước trong thời điểm hiện tại chưa thật sự thích hợp để những người cùng giới tính được phép kết hôn với nhau, thì việc công nhận hình thức hôn nhân thực tế như chung sống như có đăng ký nên được cân nhắc áp dụng. Bản chất việc chung sống này hình thành dựa trên tình yêu, sự chia sẻ, cam kết và mong muốn xây dựng hạnh phúc chung. Chung sống đồng giới có đăng ký được xem là mô hình của kỹ thuật lập pháp “tách biệt nhưng bình đẳng”, không đụng chạm đến chế định hôn nhân truyền thống mà vẫn tạo ra được sự công bằng cho tất cả mọi người. Thường thì pháp luật sẽ ghi nhận quan hệ chung sống của hai người đồng tính dưới hình thức Kết hợp dân sự. Ở Anh, Chính phủ cho phép các cặp đồng tính được thực hiện việc đăng ký chung sống dưới hình thức đối tác dân sự thông qua Civil Partnership Act 2004, theo đó hai người khác giới tính sẽ thực hiện những thủ tục dân sự để được công nhận quan hệ đối tác; được pháp luật công nhận một số quyền và nghĩa vụ giống các cặp vợ chồng bình thường khác như: thừa kế, hỗ trợ tài chính, lợi ích liên quan đến thu nhập, các khoản tín dụng thuế và hỗ trợ trẻ em, bảo vệ khỏi bạo lực gia đình...40

. Đa số những nước hiện nay đã hoàn toàn hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới đều trải qua thời gian áp dụng quy định cho phép các cặp đồng tính chung sống có đăng ký theo các tên gọi khác nhau như: kết hợp dân sự, quan hệ đối tác.

Nếu Việt Nam công nhận hình thức chung sống đồng giới có đăng ký; một mặt cho phép người đồng tính được chung sống với nhau dưới sự quản lý của nhà nước, giới hạn các chủ thể vào một số quyền và nghĩa vụ nhất định; một mặt vẫn không ảnh hưởng đến những ý niệm mang tính truyền thống về hôn nhân và gia đình, mà vẫn tạo ra sự công bằng cho mọi công dân trước pháp luật. Xin được nhấn mạnh, khi không có có sự nhìn nhận pháp lý, thì dù có yêu thương gắn bó đến đâu, có chung sống dưới bất kỳ hình thức nào; thì trước pháp luật các cặp đồng tính và con cái của họ sẽ vẫn chỉ được xem là những người không có bất kì sự liên kết cơ bản nào. Hơn nữa công nhận sống chung

40

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 51 SVTH: Lâm Thanh Trường

đồng giới cũng đóng vai trò như là một bước đệm, tạo ra khoảng thời gian chuyển tiếp cần và đủ để xã hội có thể thay đổi những suy nghĩ cố hữu về hôn nhân. Đồng thời việc đưa ra các quy định về chung sống đồng giới có đăng ký cũng giống như một sự thỏa thuận giữa Nhà nước, các nhà làm luật đối với những cặp đôi đồng giới; nếu đã được công nhận thì bản thân những người đồng tính phải sống tích cực như thế nào cho phù hợp với sự nhìn nhận đó.

Dưới đây là bảng thống kê ở một số quốc gia:

Quốc gia Tên gọi và năm bắt đầu công nhận chung sống

Năm hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới Thời gian giữa hai cột mốc

Hà Lan Quan hệ có đăng ký (1998) 2001 3 năm Bỉ Chung sống theo pháp luật (1998) 2003 5 năm Argentina Kết hợp dân sự (2002) 2012 10 năm Tây Ban Nha Nhận con nuôi của những cặp cùng giới (2004) 2005 1 năm Canada Phán quyết đầu tiên về lợi ích pháp lý giữa các cặp đồng giới (1999) 2005 16 năm

Nam Phi Phán quyết đầu tiên về lợi ích pháp lý giữa các cặp đồng giới (1994) 2006 12 năm Na Uy Quan hệ có đăng ký (1993) 2009 16 năm Thụy Điển Quan hệ có đăng ký (1995) 2009 14 năm Bồ Đào Nha Chung sống không đăng ký (2001) 2010 9 năm Iceland Quan hệ có đăng ký (1996) 2010 14 năm Đan Mạch Kết hợp dân sự (1989) 15/6/2012 22 năm

Bảng 2: Thời gian chuyển đổi hình thức công nhận quan hệ đồng giới ở một số quốc gia41

Giải pháp thứ tư: Mặc dù ủng hộ việc công nhận hôn nhân đồng giới, nhưng người viết nghĩ đến trường hợp vẫn chưa giải quyết triệt để những quan ngại trong việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Khi vẫn không cho phép hai người cùng giới tính kết hôn với nhau, cần phải có một sự điều chỉnh thống nhất, sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật sao cho thật đồng bộ, tránh dẫn đến những bất cập tồn tại trong quá trình đưa

Một phần của tài liệu hôn nhân đồng giới nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)