Điều 2, Luật Nuôi con nuôi năm

Một phần của tài liệu hôn nhân đồng giới nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật (Trang 45 - 46)

33

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 44 SVTH: Lâm Thanh Trường

Bên cạnh việc nhận con nuôi, thì vấn đề cho phép các cặp đồng tính dùng biện pháp kĩ thuật để sinh những đứa trẻ từ tinh trùng hoặc trứng của họ cũng được quan tâm. Như đã trình bày ở phần ý nghĩa của việc công nhận hôn nhân đồng giới thì pháp luật các quốc gia công nhận hôn nhân đồng giới cho phép công dân được dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo hoặc mang thai hộ; và sẽ được điều chỉnh bằng những đạo luật với những quy định cụ thể, chặt chẻ. Nghị định 12/2003 NĐ-CP Về sinh con theo phương pháp khoa học cho phép một người phụ nữ độc thân muốn sinh con có thể được áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản34; khi đó những cặp đồng tính nữ có thể hoàn toàn viện dẫn vào căn cứ này để thực hiện sinh sản một cách hợp pháp. Trong khi đó Nhà nước lại xem mang thai hộ là hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể tại khoản 3, điều 10, Nghị định 96/2011/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính về khám chữa bệnh đã nêu rõ “hành vi mang thai hộ s bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng”. Đồng thời tại khoản 1, điều 6 Nghị định 12/2003/NĐ-CP Về sinh con theo phương pháp khoa học cũng đã nghiêm cấm hành vi mang thai hộ. Nên những cặp đôi đồng tính nam nếu muốn có một đứa con chung quan hệ huyết thống với mình thì chỉ có thể lách luật trong việc dùng tinh trùng nhờ người mang thai hộ. Nhưng việc làm này lại đối mặt với không ít khó khăn, nhiều cặp đồng giới muốn có con nhưng lúng túng không biết làm sao. Một người đồng tính nam chia sẻ: “Nhiều năm nay, tôi cũng từng suy nghĩ rất nhiều về việc có con nhưng chần chừ mãi chưa làm vì thấy nhiều rủi ro rắc rối. Chúng tôi cần một người phụ nữ mang thai hộ. Phần tinh trùng thì có thể trộn lẫn hai người, ai được thì được, cũng đều tốt cả. Nhưng việc này ở Việt Nam chỉ làm cho các cặp vợ chồng hiếm muộn thôi. Chúng tôi cũng từng sang Thái Lan tìm cách làm thụ tinh ống nghiệm, nhờ một người phụ nữ mang thai giúp. Khi sinh con ra nếu họ ở Thái thì mình phải tìm cách xin con nuôi (hoặc làm đám cưới giả) và đưa con về nhưng việc này phức tạp quá. Tôi đã gợi ý người mang thai hộ sang Việt Nam sống và đẻ bên này nhưng họ không chịu. Tóm lại, mong muốn có con của chúng tôi đến bây giờ đành gác lại dù tôi đã 40 tuổi”35. Nỗi băn khoăn này cũng chính là nỗi lo chung của những cặp sống chung đồng giới hiện nay.

Việc pháp luật không công nhận hôn nhân đồng giới hoặc chung sống đồng giới có đăng ký cũng đã mang đến những vấn đề pháp lý khác bên cạnh những hệ quả liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Có thể kể đến như: nhiều đối tượng đồng tính hoặc giả mạo đồng tính lợi dụng quan hệ không công khai để chung sống cùng lúc với nhiều người, giết bạn tình do ghen tuông hoặc cướp tài sản của những người đồng tính giàu có. Các vụ án mạng xảy ra do người chồng (vợ) dị tính phát hiện ra người hôn phối của

Một phần của tài liệu hôn nhân đồng giới nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)