Những bất cập từ quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu hôn nhân đồng giới nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật (Trang 35 - 39)

23 Điều 9, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (sửa đổi bổ sung năm 2010)

2.4.2 Những bất cập từ quy định của pháp luật

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 ra đời đã bao quát được những vấn đề mà luật trước đây không đề cập, điển hình như quan hệ giữa những người cùng giới tính. Sau 12 năm triển khai thực hiện, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ. Bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế, như chưa tạo ra được cơ chế pháp lý hiệu quả trong việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình; bất cập giữa các quy định Luật với một số trường hợp phát sinh trong thực tiễn cần được điều chỉnh, trong đó có quan hệ giữa những người cùng giới tính.

Bất cập thứ nhất: Liên quan đến vấn đề xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi kết hôn đồng giới. Trên thực tế đã có trường hợp bị xử phạt; cụ thể vào tháng 5/2012 đám cưới đồng tính nam diễn ra tại Hà Tiên, Kiên Giang giữa Văn H. và Quốc B. đã bị chính quyền địa phương phạt hành chính số tiền 200.000 đồng dựa trên điều 8, Nghị định 87/2001/NĐ-CP Về xử phạt hành chính trong lĩnh vực Hôn nhân và Gia đình; với lí do cặp đôi này tổ chức lễ cưới là hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính.

Cần lưu ý là bản chất của chế tài được đề ra là nhằm bảo đảm cho quy định của pháp luật được thực thi một cách nghiêm minh, nên mức độ tác động của nó phải tương thích với tính chất của hành vi vi phạm. Chế tài xử phạt vi phạm đối với hành vi kết hôn giữa những người cùng giới tính thuộc nhóm các chế tài không cố định, một biện pháp nhưng sẽ áp dụng cho nhiều hành vi. Luật đã đề ra biện pháp xử phạt; nhưng trên thực tế cần phải nhận định là chưa có trường hợp nào người đồng tính được thực hiện việc kết hôn đúng với quy định của pháp luật.

Vấn đề kết hôn đồng giới khác so với 5 điểm còn lại (đa hôn, hôn nhân cận huyết…) trong quy định chế tài tại điều 8 Nghị định 87/2001 ở chỗ: những hành vi vi phạm đó người ta có thể bằng cách này hoặc cách khác, vô tình hay lừa dối mà có thể qua mắt cán bộ đăng ký hộ tịch để có thể xác lập quan hệ hôn nhân. Còn hai người đồng tính họ sẽ phải làm cách nào để có thể kết hôn khi sự khác biệt về giới tính luôn được xem là điều kiện tiên quyết; nếu họ cải trang hoặc làm giả giấy tờ thì trường hợp này có thể trót lọt khi cán bộ tư pháp không thực hiện việc xác minh một cách nghiêm túc, nhưng tần suất xảy ra rất ít thậm chí là không có. Vì vậy nếu muốn được công khai quan hệ với tư cách là vợ chồng của nhau thì việc duy nhất họ có thể làm trong khả năng của mình là tổ chức lễ cưới. Mặc dù có nhiều lễ cưới đồng tính được tổ chức nhưng không có nghĩa là từ những từ những lễ cưới này sẽ làm phát sinh sự kiện pháp lý liên quan đến quan hệ hôn nhân gia đình. Xin được nhấn mạnh lễ cưới thực ra chỉ là một hình thức ghi nhận quan hệ hôn nhân trên danh nghĩa dưới góc độ tập quán truyền thống, và nó không

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 34 SVTH: Lâm Thanh Trường

có giá trị về mặt pháp lý. Đối với quan hệ giữa hai người dị tính cũng vậy; nếu chỉ tổ chức lễ cưới mà không đăng ký kết hôn thì trước pháp luật họ vẫn không được xem là vợ, chồng hợp pháp. Khi đã không xem lễ cưới là một trong những sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân, thì việc xử phạt như trường hợp nêu trên cho thấy chính quyền địa phương đã nhầm lẫn trong nhận định giữa kết hôn pháp lý với lễ cưới theo tập quán; do họ đã hiểu sai và áp dụng không đúng luật. Nhiều người vẫn nghĩ chung sống hay tổ chức lễ cưới giữa những người cùng giới tính là vi phạm pháp luật, nhưng trong hệ thống pháp luật hiện hành chẳng có điều luật nào cấm họ sống chung hay tổ chức lễ cưới cả. Luật cũng không bắt buộc các đương sự phải tổ chức lễ cưới thế nào là đúng với quy định. Luật cấm kết hôn, có nghĩa là cấm không cho thực hiện đăng ký chứ không phải cấm tổ chức lễ cưới. Nếu xử phạt thì có thể dựa vào trường hợp tổ chức lễ cưới gây mất trật tự xã hội, nhưng hành vi bị xử phạt lúc này không thuộc phạm trù hôn nhân gia đình. Vì vậy, nếu áp dụng nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật về quan hệ hôn nhân và gia đình, thì việc xử phạt hành chính đối với các trường hợp người đồng tính tổ chức lễ cưới với nhau là không thỏa đáng.

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 cũng đã có quy định cụ thể về việc hủy kết hôn trái luật. Tại khoản 2, điều 8 có quy định rõ: “Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định”. Nếu dựa vào điểm này để xem xét những trường hợp thực tế trong cuộc sống; thì khoản 5, điều 10: “Cấm việc kết hôn giữa những người cùng giới tính” được xem là căn cứ để hủy việc kết hôn trái luật. Nhưng tinh thần chung xuyên suốt của pháp luật là chỉ hai người nam và nữ mới được xác lập quan hệ vợ chồng. Có nghĩa là việc hủy quan hệ hôn nhân và thu hồi hôn thú chỉ có thể xảy ra đối với những cuộc hôn nhân trái luật đã được xác lập bởi pháp luật giữa những người khác giới tính. Chính vì lí do đó nên trên thực tế chưa có vụ việc nào bị xem là kết hôn trái luật xuất phát từ những chủ thể cùng giới tính. Như vậy việc hủy kết hôn trái luật trong trường hợp này rõ ràng đã không thật sự khả thi. Trên nguyên tắc, việc đề ra quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính và các hình thức xử phạt tương ứng như hiện nay là không sai. Các nhà lập pháp muốn dùng chế tài như một công cụ giúp thể hiện tính quyền uy của Nhà nước trong việc duy trì sự ổn định xã hội và đảm bảo cho việc tôn trọng tuyệt đối các chế định pháp luật. Quan trọng hơn là bảo vệ giá trị của hình thức hôn nhân dị giới. Tuy nhiên do quan hệ đồng giới vốn nhạy cảm, nếu lễ cưới giữa hai người cùng giới tính được tổ chức ngày càng nhiều thì rất có khả năng sẽ đem lại các tác động không như trông đợi. Một lễ cưới diễn ra thuận lợi chắc chắn sẽ tạo tiền đề cho nhiều cặp đồng tính tiếp tục tổ chức lễ cưới một cách công khai, trong khi quy định lại cấm kết hôn đồng giới; như vậy việc làm này vô hình trung đang thách thức và xem nhẹ khả năng quản lý xã hội của Nhà nước bằng

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 35 SVTH: Lâm Thanh Trường

pháp luật. Theo người viết, nếu chỉ quy định về kiện kiện kết hôn như hiện nay thì đã đủ cơ sở pháp lý để phủ nhận hôn nhân đồng giới. Nhưng có lẽ do đứng trên phương diện quản lý xã hội nên Nhà nước luôn muốn hướng tầm bao quát của mình đến hết các mối quan hệ, tránh để quan hệ giữa những người đồng tính bị bỏ ngoài tầm kiểm soát pháp lý như trước khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có hiệu lực; nên khi ban hành thêm quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính và các biện pháp chế tài cũng nhằm quán triệt tinh thần đó. Vấn đề ở đây là luật có quy định chế tài, nhưng lại không thể chỉ ra được đâu là hành vi sai phạm trong việc tổ chức lễ cưới của các cặp đôi đồng giới để xử phạt thích hợp. Vì vậy, nếu vẫn giữ nguyên việc cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính mà không có quy định về cách thức xác định hành vi vi phạm để xử phạt cho đúng tính chất; thì sẽ xảy ra mâu thuẫn giữa hai quá trình lập pháp và hành pháp như hiện nay.

Mặc dù luật có quy định cấm và đã đặt ra chế tài cụ thể nếu xảy ra hành vi kết hôn đồng giới, nhưng rất khó để có thể áp dụng nó trong thực tế. Đây chính là là một trong những bất cập lớn của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 trong suốt thời gian thi hành vừa qua.

Bất cập thứ hai: Liên quan đến việc cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính; nhưng luật cũng như những văn bản dưới luật đều không có hướng dẫn và quy định cụ thể về cơ chế kiểm tra giới tính của các đương sự khi thực hiện việc đăng ký kết hôn. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 chỉ cho phép hai người khác giới tính mới được kết hôn theo đúng thủ tục và trình tự pháp lý. Như đã trình bày, khi áp dụng nghị định 158/2005/NĐ-CP trong việc giải quyết đăng ký kết hôn; thì những loại giấy tờ cần thiết mà cơ quan đăng ký hộ tịch yêu cầu hai đương sự phải xuất trình là Giấy chứng minh và Tờ khai đăng ký kết hôn có chữ kí xác nhận của Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi cư trú. Nếu không đăng ký kết hôn tại địa phương mà họ cư trú thì nộp thêm Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Tờ khai đăng ký kết hôn chỉ thể hiện những thông tin cơ bản như: họ tên, dân tộc, quốc tịch, địa chỉ.... Giấy chứng minh thì chỉ được dùng như là căn cứ để kiểm tra về độ tuổi kết hôn; chứ không có sự minh thị về giới tính của chủ sở hữu. Trong khi để nhìn nhận giới tính của mỗi người trong các sự kiện hộ tịch, trên nguyên tắc là phải dựa vào vào Giấy khai sinh; vì đây là giấy tờ hộ tịch gốc có sự xác định giới tính chính xác nhất . Nhưng Giấy khai sinh lại không được yêu cầu phải nộp. Một câu hỏi đặt ra là “Làm thế nào xác định được chính xác giới tính của một người để cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện đăng ký kết hôn cho họ đúng với quy định mà không rơi vào trường hợp cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính?”. Có thể trong giai đoạn lập pháp, các nhà làm luật chưa dự liệu được sự rối rắm trong việc xác định giới tính sẽ nảy sinh sau đó, nên đã quên đi cơ sở pháp lý để giải quyết một cách triệt để.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 36 SVTH: Lâm Thanh Trường

Thực tế cho thấy, khi một cặp đôi đến cơ quan làm thủ tục đăng ký kết hôn; thì việc nhìn nhận giới tính chỉ có thể được thực hiện thông qua phương pháp trực quan của cán bộ tư pháp; nếu xem xét có sự khác nhau về đặc điểm giới tính của hai bên, mà trùng khớp với ghi nhận giới tính trong giấy tờ có giá trị chứng minh và danh xưng được sử dụng khi đăng ký, thì việc kiểm tra đó xem như hoàn tất25. Tuy nhiên sự quan sát bằng mắt đôi khi lại bị ảnh hưởng nhiều bởi cảm tính. Trường hợp con người nhờ vào sự can thiệp của y học để thay đổi đặc điểm giới tính là hoàn toàn có thể xảy ra; khi đó giới tính ghi trong giấy tờ hộ tịch không phù hợp với đặc điểm ngoại hình hiện tại. Như vậy việc pháp luật không quy định rõ ràng sẽ gây khó khăn trong việc quản lý hộ tịch của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng như không đảm bảo được tính thống nhất khi vận dụng pháp luật vào đời sống.

Bất cập thứ ba: Theo quan sát của người viết thì Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 vẫn chưa có cơ sở pháp lý cụ thể để giải quyết các hậu quả phát sinh từ việc chung sống đồng giới. Về phía Nhà nước, quan điểm đối với việc chung sống như vợ chồng đã chỉ rõ: các trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng không có đăng ký kết hôn thì không được thừa nhận là có quan hệ vợ chồng26

. Như vậy luật mới chỉ quy định việc chung sống như vợ chồng dưới góc độ hôn nhân thuần túy giữa nam và nữ, mà chưa bao quát đến quan hệ chung sống như vợ chồng của những người cùng giới tính trong thực tiễn. Như đã trình bày ở chương 1, việc chung sống đồng giới tại Việt Nam là một hiện tượng tồn tại trong xã hội và chính việc chung sống này đã làm phát sinh những mối quan hệ nhân thân như: tài sản, con nuôi... Thực tiễn xét xử của Tòa án đã ghi nhận nhiều vụ việc tranh chấp tài sản mà chủ thể là những người đồng tính có quan hệ chung sống. Vì chưa có cơ sở pháp lý cụ thể để điều chỉnh, nên khi xem xét giải quyết, mối quan hệ của họ chỉ được luật nhận diện như một tranh chấp dân sự thông thường. Chính vì điều này đã không đảm bảo một cách tuyệt đối cho tư cách pháp lý của người đồng tính, làm hạn chế một số quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Một số động thái của pháp luật: Đứng trước những hạn chế và bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành cùng với sự phát triển nhanh chóng về nhu cầu kết hôn của người đồng tính trong xã hội. Pháp luật đã có cái nhìn khách quan khi xem xét về vấn đề này này. Tháng 7/2012 Bộ Tư pháp đã tiến hành những phiên họp đầu tiên với các bộ, ngành hữu quan về việc cân nhắc đưa hôn nhân đồng giới trở thành một trong những đối tượng thảo luận chính theo hướng mở trong dự thảo sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình. Trong công văn số 3460/BTP-PLDSLT gửi các ban, ngành, đoàn thể xã hội, Bộ Tư pháp

25 Ts. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam tập 1 – Gia đình, Trang 51, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002. 51, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002.

26

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 37 SVTH: Lâm Thanh Trường

cho biết mặc dù trên thế giới đã có một số nước và vùng lãnh thổ hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính nhưng ở Việt Nam đây vẫn là một vấn đề nhạy cảm và còn nhiều quan điểm trái ngược. Hiện tại Luật hôn nhân và Gia đình năm 2000 nghiêm cấm những người cùng giới tính kết hôn với nhau. Bộ Tư pháp nhìn nhận, gần đây cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới Việt Nam có xu thế mở rộng, nhu cầu được kết hôn hoặc sống chung với nhau ngày càng tăng nên. Vì thế xét về đảm bảo quyền tự do cá nhân thì việc kết hôn của những người cùng giới tính cần được công nhận. Cũng trong Công văn, Bộ nhấn mạnh xét về văn hóa tập quán của gia đình Việt Nam, tính nhạy cảm xã hội của vấn đề, hậu quả xã hội của quy định pháp luật chưa được dự báo hết; thì ở thời điểm này việc thừa nhận người cùng giới tính có quyền kết hôn với nhau ở Việt Nam là còn quá sớm. Thực tế xét xử của tòa án trong nhiều năm qua đã có một số vụ việc tranh chấp về tài sản giữa những người đồng tính có quan hệ sống chung nhưng chưa có cơ sở pháp lý cụ thể để giải quyết tranh chấp. Pháp luật nhiều nước cũng đã có quy định về hậu quả pháp lý của loại chung sống này. Cũng từ đó có nhiều ý kiến được đưa ra bởi các tổ chức bảo vệ quyền của người đồng tính, các luật gia trình bày theo các phương án khác nhau như: chuyển từ cấm sang không thừa nhận, cho phép việc sống chung có đăng ký… Đây được xem như một tín hiệu vui đối với người đồng tính sau nhiều năm chờ đợi một sự ghi nhận. Điều đó chứng tỏ quyền lợi họ đang dần nhận được sự lưu tâm từ phía Nhà nước.

Một phần của tài liệu hôn nhân đồng giới nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)