Mại dâm đồng tính nam xử lý thế nào, Báo Mớ

Một phần của tài liệu hôn nhân đồng giới nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật (Trang 47 - 51)

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 46 SVTH: Lâm Thanh Trường

khó khăn cho xã hội trong việc nhìn nhận và đánh giá đúng về quan hệ hôn nhân đồng giới. Vấn đề đặt ra lúc này là cần thiết phải có những giải pháp kịp thời để hoàn thiện quy định của pháp luật.

2.6 Một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật hiện hành về hôn nhân đồng giới đồng giới

Xuất phát từ nguyên tắc bản chất của quyền bình đẳng là dành cho mọi người và nhận thấy những rào cản từ xã hội có thể dẫn đến việc hạn chế hoặc không cho phép người đồng tính được hưởng các quyền lợi chính đáng của họ. Nhưng một sự thật không thể chối cãi là người đồng tính vẫn duy trì quan hệ tình cảm với nhau. Lúc này cơ quan lập pháp phải thực hiện việc rà soát lại những quy định của pháp luật hiện hành về quan hệ của những người cùng giới tính. Trên cơ sở đó cần cân nhắc xem nên loại bỏ, sửa đổi, bổ sung quy định nào cho phù hợp với tình hình xã hội hiện nay nhằm đảm bảo công bằng, bình đẳng; định hướng phát triển theo phương châm lấy quyền là mục tiêu và con người là trung tâm của mọi sự tiến bộ. Trong phạm vi nghiên cứu, người viết xin được phép đề xuất một số ý kiến sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hơn những quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến quan hệ đồng giới.

Giải pháp thứ nhất: Đứng trước tình hình phát triển ngày càng nhanh về số lượng người đồng tính công khai về giới tính như hiện nay, cơ quan lập pháp cần tính đến việc xóa bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Bản chất của quy phạm cấm chỉ được áp dụng đối với một hành vi sai phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến trật tự kỉ cương và sự phát triển của con người, cấm đoán là nhằm loại bỏ hành vi đó ra khỏi xã hội. Trong khi hai người đồng tính lại xác lập mối quan hệ dựa trên cơ sở tình cảm; có thể coi quan hệ đồng giới là không phù hợp với quan niệm đạo đức truyền thống, nhưng pháp luật không thể can thiệp sâu để cấm đoán hai người cùng giới tính yêu nhau. Nếu cứ duy trì quy định cấm như hiện nay thì vô hình trung đã làm hạn chế quyền tự do của người đồng tính trong vấn đề mưu cầu hạnh phúc. Đồng thời quy phạm cấm cũng dễ tạo ra hiệu ứng định kiến xã hội đối với người đồng tính. Khi xóa bỏ quy định cấm kết hôn giữa hai người cùng giới tính, thì cần phải bổ sung vào một điều luật cho phù hợp. Không thể trở lại vạch xuất phát ban đầu, giai đoạn trước khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có hiệu lực, lúc đó hoàn toàn không có một cơ sở pháp lý nào điều chỉnh về quan hệ giữa những người cùng giới tính. Đặt trường hợp luật vẫn duy trì việc không cho phép người đồng tính được kết hôn, thì những quy định về điều kiện kết hôn như hiện nay là đã đủ căn cứ để phủ nhận hôn nhân đồng giới; cho nên nếu muốn hoàn thiện hệ thống pháp luật mà tránh thể hiện sự kì thị, thì các nhà lập pháp chỉ nên củng cố thêm từ

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 47 SVTH: Lâm Thanh Trường

những quy định có sẵn về kết hôn và điều kiện xác lập quan hệ hôn nhân sao cho thật chặt chẽ và rõ ràng, tránh quy định mập mờ khó hiểu.

Giải pháp thứ hai: Như đã trình bày quan điểm của người viết là ủng hộ việc công nhận hôn nhân đồng giới, nên người viết mạnh dạn đề xuất giải pháp sửa đổi luật theo hướng mở thông qua việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Khi đó cần có sự thay đổi một cách đồng bộ trên toàn hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về cách định nghĩa hôn nhân, điều kiện kết hôn cũng như những cơ sở pháp lý điều chỉnh những hệ quả phát sinh từ quan hệ hôn nhân của những người cùng giới tính; chỉ như vậy thì các lập luận phủ nhận hôn nhân đồng giới của xã hội mới được triệt tiêu hoàn toàn.

+ Trước hết cần thay đổi định nghĩa về hôn nhân so với quy định hiện hành của Luật Hôn nhân và Gia đình; nhằm tạo cảm giác bình đẳng giữa người đồng tính và người dị tính, khi mà giới tính không còn là một điều kiện tiên quyết để xác lập quan hệ hôn nhân như trước đây. Ví dụ: khoản 2, điều 8, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có thể được sửa đổi thành: “Kết hôn là việc hai người (hai bên) xác lập quan hệ vợ, chồng theo quy định của pháp luật về việc kết hôn và đăng ký kết hôn”...

+ Khi cho phép hai người cùng giới tính kết hôn với nhau, luật cũng cần quy định cơ sở pháp lý cụ thể để một người đồng tính có thể trở thành chủ thể của quan hệ hôn nhân đồng giới. Theo ý kiến của người viết, về cơ bản điều kiện kết hôn cũng như quy định về thủ tục thực hiện việc đăng ký kết hôn áp dụng cho quan hệ hôn nhân dị giới như hiện nay là tương đối phù hợp. Vì vậy nên lấy đó làm cơ sở pháp lý để cho phép người đồng tính thực hiện việc xác lập quan hệ hôn nhân của mình.

+ Như đã trình bày khi đã hợp pháp hóa quan hệ hôn nhân đồng giới, thì theo lẽ đương nhiên là những hệ quả pháp lý phát từ quan hệ hôn nhân như: tài sản, thừa kế, con cái... cũng sẽ được hình thành. Nhằm bảo vệ một cách tuyệt đối cho quan hệ vợ chồng của người đồng tính, pháp luật nên bổ sung những chế định liên quan đến những vấn đề vừa nêu để hạn chế một cách tối đa các rắc rối đã từng xảy ra như khi hôn nhân đồng giới chưa được công nhận.

Về mối quan hệ vợ, chồng của người đồng tính: Cần được nhìn nhận như đối với quan hệ hôn nhân dị giới, khi đó giúp cả hai ý thức được vai trò và nghĩa vụ của mình trong quan hệ hôn nhân. Phải chung thủy, yêu thương, quí trọng, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, biết đề cao danh dự nhân phẩm, uy tín của nhau, tôn trọng những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, giúp đỡ tạo điều kiện để đôi bên cùng phát triển. Trước pháp luật, khi nảy sinh những vấn đề pháp lý hai chủ thể trong mối quan hệ đồng giới sẽ được nhìn nhận như một cặp vợ chồng hợp pháp. Trong tất cả các trường hợp nếu thỏa mãn

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 48 SVTH: Lâm Thanh Trường

điều kiện về đại diện thì một người đồng tính cũng sẽ được quyền đại diện cho vợ (chồng) của mình trong các sự kiện pháp lý khi người còn lại mất năng lực hành vi dân sự. Bản thân người vợ (chồng) cũng cần phải chịu trách nhiệm liên đới đối với những giao dịch do người hôn phối của họ thực hiện. Quan trọng hơn khi một trong hai người chết đi thì người còn lại sẽ được ghi nhận về mặt pháp lý để được phép thừa kế tài sản theo hàng thừa kế thứ nhất. Như vậy sẻ đảm bảo cho vai trò chủ thể trong quan hệ hôn nhân đồng giới được luật bao quát triệt để.

Về mặt tài sản: Lúc này quan hệ đồng giới sẽ chịu sự chi phối của của chế độ pháp lý về hôn nhân gia đình. Bên cạnh những tài sản thuộc sở hữu riêng của từng người trước khi trở thành vợ chồng hợp pháp của nhau. Khối tài sản được tạo ra từ thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân được xem là tài sản chung. Thiết nghĩ việc phân chia này nên được nhìn nhận giống với việc xác định tài sản trong quan hệ hôn nhân dị giới. Các tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng khi đăng ký quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ và chồng bao gồm: nhà ở, quyền sử dụng đất và những tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu và việc xác lập này phải được thực hiện một cách đương nhiên. Ví dụ: khi hai người cùng nhau mua đất thì về nguyên tắc vợ chồng sẽ là đồng sở hữu của tài sản (kể cả khi không ghi nhận việc đồng sở hữu tài sản của cả hai người trên sổ đỏ). Như vậy nếu có xảy ra các sự kiện pháp lý liên quan đến đất đai như chuyển nhượng quyền sử dụng hoặc cho thuê đất, bất động sản liền kề thì phải có sự tham gia đồng ý của cả hai vợ chồng.

Về vấn đề con cái: Xét trên phương diện sinh học, một điều hiển nhiên có thể nhận thấy được là khi hai người có cùng giới tính kết hôn với nhau, thì dù có mong muốn đến mức độ nào thì họ cũng không thể cùng nhau cho ra đời một đứa con cho quan hệ hôn nhân của mình. Bản thân giới tính sinh học của một người đàn ông không cho phép họ có trứng để làm mẹ, và ngược lại một người phụ nữ không thể cho tinh trùng để làm cha vì giới tính sinh học nữ của mình. Do đó khi đã công nhận hôn nhân đồng giới là một hình thức hôn nhân hợp pháp thì pháp luật cũng nên trao cho họ quyền được có con. Thực tế tại các quốc gia đã công nhận hôn nhân đồng giới, pháp luật đã cho phép các cặp đôi được nhận con nuôi. Cụ thể như: Tháng 01/2008, Tòa án châu Âu về quyền con người tuyên bố các cặp cùng giới có quyền nhận con nuôi. Ở Hoa Kỳ, người đồng tính có thể nhận con nuôi một cách hợp pháp ở tất cả các tiểu bang (trừ Florida). Ngày 12/02/2013 Pháp đã thông qua Dự luậtHôn nhân cho mọi người, công nhận và cho phép các cặp đồng tính được quyền nhận con nuôi38… Khi đó giấy chứng nhận quan hệ giữa

38

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 49 SVTH: Lâm Thanh Trường

bên nhận nuôi và đứa trẻ sẽ thể hiện với tư cách là hai người cha hoặc hai người mẹ; chứ không có sự phân biệt vai vế theo hành vi tính dục một cách rõ ràng. Như vậy những điều kiện về việc nhận nuôi con nuôi như trong quy định tại điều 14, Luật Nuôi con nuôi năm 2012 nên được các nhà làm luật cân nhắc để áp dụng cho cả những cặp vợ chồng đồng tính nhận; khi đó trên các giấy tờ chứng nhận quan hệ giữa bên nhận con nuôi và đứa trẻ được nhận nuôi sẽ thể hiện rõ tên của hai người cha (đối với những cặp đồng tính nam) hoặc hai người mẹ (đối với những cặp đồng tính nữ). Bên cạnh đó, cần phải có cái nhìn cởi mở hơn đối với trường hợp sinh con bằng phương pháp kĩ thuật như: dùng tinh trùng nhờ người mang thai hộ đối với những cặp đồng tính nam, nhằm tạo điều kiện cho các cặp đồng tính được có một đứa con trong quan hệ huyết thống với mình. Tìm hiểu quy định của một số quốc gia đã công nhận hôn nhân đồng giới hoặc hợp pháp hóa việc chung sống đồng giới có đăng ký. Pháp luật vẫn cho phép các cặp đôi này được phép áp dụng các phương pháp sinh sản kĩ thuật và sẽ được điều chỉnh một cách rõ ràng trong các văn bản pháp luật. Điển hình như quy định pháp lý tại California – Hoa Kỳ, một bang cho phép các cặp đồng tính kết hôn với nhau; thì các cặp đôi này có quyền đệ đờn xin nhờ người mang thai hộ theo đúng trình tự và thủ tục luật định; ở đây còn có Trung tâm mang thai hộ Ecino, nơi dành riêng để đáp ứng cho nhu cầu được có con của các cặp đồng tính, khi nhờ đến trung tâm các cặp đôi phải trả phí cho mỗi lần mang thai đó từ 20.000 USD39. Theo người viết, chúng ta nên học hỏi quá trình lập pháp của các quốc gia này, pháp luật cần thiết phải ban hành những đạo luật cụ thể về điều kiện như thế nào thì mới được dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo hoặc nhờ mang thai hộ, cũng như những cơ sở y tế có đủ tiêu chuẩn gì mới được thực hiện hoạt động này và phải quy định luôn chi phí cụ thể cho mỗi ca sinh sản, hình thức trả phí được thực hiện trong khoảng thời gian, địa điểm cụ thể ra sao. Chỉ như vậy mới tạo ra sự bình đẳng hoàn toàn cho người đồng tính trong quan hệ hôn nhân.

Về vấn đề ly hôn: Khi đã cho phép hai người cùng giới tính kết hôn với nhau, theo ý kiến của người viết, pháp luật cũng phải bao quát đến trường hợp nếu sau một thời gian chung sống mà hai người cảm thấy không dung hòa được hoặc vì lí do nào đó mà buộc phải chấm dứt quan hệ hôn nhân; thì cũng nên ban hành cơ sở pháp lý cụ thể cho phép họ được thực hiện việc ly hôn. Việc ly hôn đúng luật cũng sẽ trải qua những yêu cầu về thủ tục, tình tự pháp lý thích hợp như đối với quan hệ hôn nhân dị giới và sẽ có hiệu lực bằng một quyết của Tòa án. Sau khi ly hôn về quan hệ nhân thân của hai chủ thể sẽ đương nhiên chấm dứt. Một lần nữa xin nhắc lại là hai người đồng tính lúc này đã được

http://thanhtra.com.vn/tabid/77/newsid/64526/temidclicked/26/seo/Ky-I-Phap-Hon-nhan-cho-moi-

nguoi/Default.aspx [truy cập ngày 3/4/2013].

Một phần của tài liệu hôn nhân đồng giới nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)