Ts Lê Quang Bình, Tham luận của iSEE: Hôn nhân cùng giới-tác động xã hội và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Một phần của tài liệu hôn nhân đồng giới nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật (Trang 40 - 42)

trình bày những hệ quả pháp lý liên quan chủ yếu đến lĩnh vực luật hôn nhân và gia đình.

Thứ nhất: Việc không thừa nhận của pháp luật đối với quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính đã tạo nền tảng cho những định kiến và kì thị của xã hội vẫn tiếp tục hình thành. Vì theo quan niệm của nhiều người là chỉ những gì bất thường mới không được công nhận một cách bình thường. Một người đồng tính nếu chưa công khai xu hướng tính dục sẽ được xem như một người dị tính và được đối xử bình đẳng. Nhưng một khi đã công khai sống với bản năng tính dục thật sự thì sẽ chịu cái nhìn xa lánh và thái độ phản đối. Trong hoàn cảnh đó, nhiều người đồng tính thường chia cuộc sống của mình thành hai thế giới riêng biệt: với cộng đồng những người giống như mình, họ sẽ sống thật dũng cảm yêu đương và công khai quan hệ đồng tính; với gia đình - bạn bè - đồng nghiệp để tránh đi sự bất công họ hoàn toàn giữ bí mật về xu hướng tính dục và sống với vỏ bọc của một người dị tính. Khi đó xã hội sẽ rất khó khăn trong việc nhận định ai là đồng tính và ai là dị tính. Một trong những chiến lược phổ biến được sử dụng bởi người đồng tính đặc biệt khi bị nghi ngờ là yêu và lập gia đình với một người dị tính. Theo kết quả nghiên cứu của iSEE về nam đồng tính, thì 19% số người được hỏi cho rằng họ có dự định lập gia đình với người khác giới, 40% không muốn và 41% chưa có ý định rõ ràng. Lý do muốn lập gia đình là vì người đồng tính muốn có con (66%), vì sức ép gia đình (50%), vì muốn có ai đó để nương tựa (44%) và vì áp lực của xã hội (40%)27

. Ngoài ra còn xuất hiện trường hợp người đồng tính nam thỏa thuận kết hôn với người đồng tính nữ, hình thức hôn nhân giả tạo này khi áp dụng được xem là một cách đối phó của họ trước áp lực từ gia đình và xã hội. Mặc dù không có sự gắn bó về mặt thể xác, nhưng có thể là một giải pháp tốt giúp giải tỏa tâm lý cho những người đồng tính; dưới danh nghĩa vợ chồng, họ vẫn sẽ hoàn thành tốt vai trò của mình, đồng thời vẫn được sống với thế giới riêng mà không phải tìm cách che giấu đối phương. Có thể kể đến trường hợp của anh Nguyễn Văn C. và chị Phạm Thị L. (Hải Dương) thỏa thuận kết hôn với nhau được 25 năm và có 3 người con, nhưng mỗi người đều có cuộc sống tình cảm riêng tư mà không cần giấu diếm người hôn phối của mình28.

Xét về mặt đạo đức xã hội, người đồng tính không nên kết hôn với một người bình thường nếu như không thật sự yêu thương và mong muốn. Bởi vì không ai có quyền định

27 Ts. Lê Quang Bình, Tham luận của iSEE: Hôn nhân cùng giới-tác động xã hội và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Việt Nam.

28Kỳ lạ chuyện tình của vợ chồng đồng tính "khác dấu", http://soha.vn/xa-hoi/ky-la-chuyen-tinh-cua-vo-chong-dong-tinh-khac-dau-20130204081652119.htm. [truy cập ngày 01/4/2013]. chong-dong-tinh-khac-dau-20130204081652119.htm. [truy cập ngày 01/4/2013].

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 39 SVTH: Lâm Thanh Trường

đoạt số phận của một người, lấy đối phương làm lá chắn cho mình; không nên vì lợi ích bản thân mà tước đoạt đi hạnh phúc của người khác.

Dưới góc độ pháp luật tại khoản 2, điều 4 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 nhấn mạnh: “Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, ly hôn; cấm cưỡng ép ly hôn, ly hôn giả tạo; cấm yêu sách của cải trong việc cưới h i”. Trường hợp một người đồng tính dùng vỏ bọc của một người dị tính để đánh lừa nhằm thực hiện việc kết hôn với một người dị tính; sẽ rơi vào hành vi lừa dối kết hôn và vi phạm điều kiện kết hôn được quy định tại khoản 2, điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình như sau: “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào...”. Đồng thời tại khoản 1, điều 15 cũng đã nêu rõ hình thức xử lý đối với trường hợp này: “Bên bị lừa dối kết hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện kiếm sát yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn nay vi phạm quy định tại khoản 2, điều 9”.

Như đã trình bày, về bản chất người đồng tính có những đặc điểm sinh học hoàn toàn giống với người dị tính. Nếu khi kết hôn họ vẫn thể hiện tốt vai trò của người chồng, người vợ trong gia đình, tìm mọi cách để che giấu xu hướng tính dục; thì người hôn phối còn lại sẽ không thể nhận ra mình đang bị lừa dối. Khi quan hệ hôn nhân này vẫn cứ duy trì theo thời gian, thì liệu các bên có cảm thấy hạnh phúc thật sự với cuộc sống của họ. Vậy quyền lợi của người dị tính trong mối quan hệ này cũng sẽ không được đảm bảo một cách tuyệt đối.

Giả sử một người đồng tính sau khi kết hôn và đã ổn định với vai trò là người chồng, người vợ, là cha mẹ trong một gia đình dị tính; mà vẫn lén lút duy trì quan hệ tình cảm với bạn tình của mình. Khi bị phát hiện thì cách giải quyết thường được cơ quan có thẩm quyền áp dụng là sẽ buộc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa các bên theo quy định tại điều 16, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000; vì nếu đã nhận ra bản thân bị lừa dối thì ít có người nào đủ dũng cảm để tiếp tục chung sống như vợ chồng với một người không hề có tình cảm với mình. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có nhiều trường hợp một cá nhân đã biết người hôn phối của mình là đồng tính nhưng vì những lí do nào đó (vì con cái, vì sĩ diện bản thân, vì quá yêu người hôn phối đó...) mà vẫn buộc mình tiếp tục duy trì cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Nên có thể nói chấm dứt hoặc tiếp tục quan hệ hôn nhân là tùy thuộc vào cảm xúc và cách nhìn nhận khác nhau của mỗi người. Mặc dù luật quy định là vậy, nhưng vấn đề đặt ra là rất khó có thể nhìn nhận được đâu là một cuộc hôn lừa dối để có thể áp dụng các hình thức xử lý thích hợp.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 40 SVTH: Lâm Thanh Trường

Người viết đặt giả thiết nếu cơ quan lập pháp thông qua một đạo luật “Cấm hai người sau khi kết hôn có hành vi quan hệ tình cảm với người cùng giới tính”. Thì liệu có phù hợp hay không? Về mặt pháp lý, điều này là không khả dụng vì khi hôn nhân đồng giới không được thừa nhận; thì không thể có các chế tài tương ứng so với nội và ngoại hàm của vấn đề. Bản thân hành vi ngoại tình đồng tính không thể tạo ra thêm một gia đình như pháp luật quy định, vì thế hôn nhân dị tính không bị phá vỡ. Nếu cấm triệt để hành vi quan hệ đồng giới, lại càng bất khả thi; vì luật không thể can thiệp sâu để quản lý con người trên phương diện tình cảm.

Như vậy việc không hợp pháp hóa quan hệ hôn nhân đồng giới, buộc người đồng tính phải trở thành chủ thể trong quan hệ hôn nhân dị giới một cách không mong muốn. Kết quả để lại là cho dù họ có được những đứa con và vai trò là bố, là mẹ được xã hội thừa nhận; nhưng cuối cùng rất nhiều cuộc hôn nhân theo kiểu này bị đổ vỡ do những sự lo lắng, sức ép tâm lý nặng nề khiến người đồng tính không thể mãi sống dưới vỏ bọc của chính mình. Đẩy nhiều gia đình dị giới từ kết hôn giả tạo vào hoàn cảnh bế tắc, không hạnh phúc và thường kết thúc bằng các bản án ly hôn. Biến cả người đồng tính, dị tính và con cái của họ trở thành nạn nhân của định kiến xã hội. Điều đó vô hình trung tước đi một trong số những quyền cơ bản của con người là quyền được mưu cầu hạnh phúc.

Thứ hai: Khi pháp luật không cho phép xác lập quan hệ hôn nhân đồng giới cũng sẽ tác động trực tiếp vào hệ tư tưởng của bản thân những người đồng tính đang có nguyện vọng được kết hôn. Trên thực tế nhiều người đồng tính không dám tin vào một mối quan hệ lâu dài với người mà mình yêu thương. Do không được xã hội thừa nhận một cách rộng rãi, một số cảm thấy khó khăn trong việc xây dựng tình yêu với những người đồng tính khác. Quan hệ đồng tính thường gắn liền với hình ảnh một mối quan hệ bất ổn định, các chủ thể trong mối quan hệ đó thiếu yếu tố ràng buộc và cả trách nhiệm của bản thân đối với người bạn tình. So với mối quan hệ tình cảm nam nữ bình thường, mức độ bền vững trong quan hệ của các cặp đôi đồng giới thường không cao. Với các cặp dị tính, trước khi yêu nhau họ thường có khoảng thời gian hợp lý để tìm hiểu, nhận ra những điểm chưa hài lòng về nhau và nếu cảm thấy dung hòa được thì họ mới đến với nhau. Hơn nữa mối quan hệ của họ nhận được sự bảo hộ của pháp luật và xã hội. Trong phạm vi áp dụng của mình, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có những sự bảo vệ dành cho chế độ hôn nhân dị giới. Do đó bản thân mối quan hệ này sẽ đã tạo ra giữa họ những ràng buộc nhất định về mặt: tài sản, con cái, quan hệ xã hội. Pháp luật cũng đề cao “hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”29; đồng thời “cấm người đang có vợ, chồng mà có hành vi ngoại tình...”30. Do đó, trong quan hệ hôn nhân

Một phần của tài liệu hôn nhân đồng giới nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)