Khoản 1, điều 2, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (sửa đổi bổ sung năm 2010).

Một phần của tài liệu hôn nhân đồng giới nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật (Trang 42)

30

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 41 SVTH: Lâm Thanh Trường

nếu có xảy ra trường hợp vợ (chồng) thay đổi tình cảm hoặc ngoại tình; thì người hôn phối còn lại được quyền lên tiếng nhờ sự trợ giúp của cộng đồng xung quanh hoặc sự can thiệp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dựa vào luật để bảo vệ cho quyền lợi của họ. Trong khi đó người đồng tính lại thiếu cả hai hoặc một trong hai yếu tố cơ bản để có thể duy trì mối quan hệ của mình. Cộng hưởng với những áp lực từ các mối quan hệ xung quanh có thể tạo nên những bất đồng quan điểm có khả năng gây đổ vỡ cao hơn. Chính vì điều đó nên một khi xảy ra chuyện ngoại tình hay những vấn đề khác ảnh hưởng đến sự bền vững của mối quan hệ thì những người đồng tính dễ dàng chia tay nhau và đi tìm một người bạn tình mới.

Thứ ba: Đối với những người dị tính, do việc kết hôn giữa họ được công nhận, nên luật đã có những cơ chế pháp lý cụ thể về chế độ tài sản chung, riêng của vợ chồng trước hoặc trong thời kì hôn nhân. Điều 27,Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 nêu rõ: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng th a thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có th a thuận”. Để hạn chế những chanh trấp không cần thiết trong việc xác định tài sản chung của vợ chồng pháp luật cũng đã nhấn mạnh: “Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng”. Ngoài ra, theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 95, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000; về nguyên tắc “Khi ly hôn tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, tuy nhiên có xem xét đến hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này”. Điều này thuận lợi cho việc quản lý tài sản khi quan hệ hôn nhân đang diễn ra hoặc sau khi ly hôn mà phát sinh tranh chấp, thì pháp luật sẽ có những cơ sở pháp lý để dựa vào đó mà xét xử. Về vấn đề thừa kế, tại khoản 2, điều 31, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 cho phép: “Vợ chồng được quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế”. Bên cạnh đó tại điểm a, khoản 1, điều 676, Bộ luật Dân sự năm 2005 nhìn nhận: “Vợ chồng là người thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ nhất”. Như vậy quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ hôn nhân dị giới luôn được pháp luật ghi nhận và bảo vệ một cách tuyệt đối.

Trong khi đó, hai người cùng giới tính chưa bao giờ được nhìn nhận là chủ thể của quan hệ hôn nhân dưới góc độ pháp luật; nên những quy định về sở hữu tài sản như vừa nêu cũng sẽ không dành cho quan hệ đồng giới. Vấn đề pháp lý liên quan đến quyền sở

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 42 SVTH: Lâm Thanh Trường

hữu tài sản của họ cũng đã bị bỏ trống. Câu hỏi đặt ra là: “Nếu trong quá trình chung sống, những người đồng tính cùng nhau tạo ra nguồn tài sản; thì việc đứng tên sỡ hữu tài sản s được quy định như thế nào?”. Căn cứ theo quy định hiện tại, thì những tài sản đó sẽ chỉ có thể do một người đại diện chịu trách nhiệm trước pháp luật hoặc cả hai người cùng đồng sở hữu với tư cách là các đối tác trong một quan hệ dân sự thông thường. Ví dụ: khi hai người đồng tính yêu và chung sống với nhau, họ cùng góp tiền mua đất; thì trên sổ đỏ sẽ ghi nhận quyền sở hữu của một cá nhân đại diện cho nhiều người cùng đồng sở hữu; hoặc là cấp cho từng người những tờ giấy chứng nhận riêng với thông tin là “cùng sử dụng đất với người khác”; đối với trường hợp cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất thì sẽ được ghi nhận là “cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản với người khác”31

. Đặt ví dụ khi quan hệ tình cảm đổ vỡ, hai người không còn sống chung nữa mà xảy ra tranh chấp về tài sản thì trước pháp luật họ sẽ được giải quyết với tư cách là những đương sự trong một tranh chấp dân sự thông thường chứ không được xem xét dựa trên các chế định về hôn nhân gia đình. Giả sử khi một trong hai người qua đời mà trước đó không lập di chúc, thì mặc dù có chung sống trên danh nghĩa là vợ chồng với nhau bao lâu đi nữa thì người còn lại cũng sẽ không được thừa kế phần tài sản mà mình xứng đáng được hưởng, theo hàng thừa kế thứ nhất dưới danh nghĩa vợ, chồng.

Người viết xin đặt giả thiết nếu một cặp đồng tính muốn vay tiền ngân hàng để mua nhà chung sống với nhau hoặc để làm nguồn vốn phục vụ cho công việc kinh doanh; nhưng lương riêng của mỗi người không đủ để chứng minh năng lực tài chính theo đúng quy định để được giải ngân. Trường hợp này các cặp đồng tính sẽ làm thế nào? Trong khi những cặp vợ chồng dị giới, được tạo điều kiện cho phép họ được gộp chung thu nhập để chứng minh, nếu đáp ứng đủ tiêu chí như quy định sẽ được cho vay. Do không được kết hôn và xác lập quan hệ vợ chồng hợp pháp, nên tự bản thân người đồng tính nếu không có đủ tiêu chuẩn tài chính như quy định của ngân hàng thì sẽ không được cho vay. Ngoài ra trường hợp hai người đồng tính chung sống với nhau như vợ chồng mà trong thời gian đó một người bị mất năng lực hành vi hoặc vì một lí do bất khả kháng nào đó; thì người còn lại do không có quan hệ nào về mặt pháp luật nên sẽ không được phép đại diện cho người đó trong các giao dịch, sự kiện pháp lý buộc phải có người đại diện. Ví dụ: khi anh A một người đồng tính nam bị tai nạn giao thông cần phải phẫu thuật gấp, thân nhân của anh đang ở xa, người yêu của anh thì lại không được quyền ký giấy cam kết theo đúng yêu cầu của bệnh viện; như vậy cách tối ưu là phải chờ thân nhân đến, nếu không kịp có thể gây nguy hiểm tính mạng cho anh A... Như vậy việc không

31 Khoản 3, điều 4, Thông tư 17/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 43 SVTH: Lâm Thanh Trường

công nhận hôn nhân đồng giới kéo theo đó là những hệ quả ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người đồng tính, trong một số trường hợp họ bị thiệt thòi so với những người dị tính khác.

Thứ tư: Khi pháp luật không cho phép người đồng tính được kết hôn thì có nghĩa là việc nhận con nuôi hoặc hình thức sinh con bằng phương pháp kĩ thuật của những cặp cha mẹ cùng giới tính cũng sẽ không được điều chỉnh bằng những quy định pháp lý cụ thể. Bản thân những người đồng tính thì luôn muốn được xác lập một quan hệ hôn nhân gia đình mà ở đó có đầy đủ các thành viên như một gia đình dị giới bình thường: có vợ, chồng, con cái để cùng chăm sóc quan tâm lẫn nhau. Thực tế đã chứng minh có nhiều cặp đồng tính sống chung như vợ chồng cùng với con đẻ hoặc con nuôi của một trong hai người. Xét đến các yếu tố pháp lý hiện nay về vấn đề này, có thể nhận thấy Luật Nuôi con nuôi năm 2010 đã nhấn mạnh mục đích nuôi con nuôi như sau: Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình32

. Đồng thời nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi33

. Khoản 3, điều 8, Luật Nuôi con nuôi năm 2010 cũng quy định: “Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng”. Có nghĩa là một đứa trẻ sẽ không được phép làm con nuôi của hai người cùng một lúc, do đó trên nguyên tắc một cặp đồng tính sẽ không thể nhận con nuôi chung với nhau. Việc nhận con nuôi của họ chỉ được thực hiện dưới danh nghĩa của một cá nhân; trên giấy chứng nhận nuôi con nuôi chỉ cho phép một trong hai người được quyền đứng tên là cha (hoặc mẹ) hợp pháp của đứa trẻ. Trường hợp một người đồng tính nữ muốn nhận con nuôi, thì có thể dùng vỏ bọc của một người mẹ đơn thân muốn sống một mình hoặc không có khả năng làm mẹ vẫn được quyền nhận con nuôi là vấn đề hết sức bình thường. Trong khi đối với người đồng tính nam, muốn làm bố đơn thân, muốn xin con nuôi thì pháp luật không cấm, nhưng trường hợp này ít phổ biến hơn. Đối với những cặp đồng tính đến từ các quốc gia đã công nhận hôn nhân đồng giới, tức là họ đã đủ điều kiện để nhận nuôi con nuôi theo luật quốc gia họ cư trú; khi nộp hồ sơ để xin nhận con nuôi ở Việt Nam thì Cục con nuôi sẽ loại bỏ hồ sơ vì hồ sơ xin nhận con nuôi rất nhiều mà trẻ được cho làm con nuôi lại ít nên những hồ sơ ấy không phải là hồ sơ ưu tiên. Có thể nói việc nuôi con nuôi chung của hai người đồng tính là không hợp pháp; nhưng rất khó để có thể nhìn nhận được đâu là một cặp đồng tính đang cùng nuôi con nuôi để có thể có cách xử lý thích hợp.

Một phần của tài liệu hôn nhân đồng giới nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)