PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 2.1 Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển chương trình dạy học học phần giáo dục kỹ năng sống theo tiếp cận năng lực cho sinh viên khoa tâm lý – giáo dục trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng (Trang 40 - 41)

2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu

Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng là một trong năm trường thành viên của Đại học Đà Nẵng, đây được coi là cơ sở đào tạo giáo viên cung cấp cho khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Đại học sư phạm gồm có 11 khoa với chỉ tiêu đào tạo mỗi năm hàng nghìn SV.

Khoa Tâm lý – giáo dục được hình thành vào tháng 11 năm 1995 theo Quyết định của Giám đốc Đại học Đà Nẵng. Khoa Tâm lý - giáo dục đảm nhiệm việc giảng dạy các bộ môn nghiệp vụ sư phạm cho tất cả các ngành trong Đại học Đà Nẵng. Hiện nay khoa đào tạo hai mã ngành cơ bản là cử nhân tâm lý xã hội và cử nhân công tác xã hội.

Trong những năm gần đây, nhu cầu về việc giảng dạy, tư vấn KNS trong trường học cũng như ở các trung tâm giáo dục tăng cao, do đó rất nhiều SV trong khoa ra trường làm công tác này. Đáp ứng yêu cầu đó, khoa Tâm lý giáo dục đã tiến hành thiết kế và đưa bộ môn giáo dục KNS vào giảng dạy cho SV trong khoa nhằm đảm bảo được mục tiêu đào tạo, làm cho quá trình giáo dục nhà trường gắn liền hơn với thực tiễn.

Để đánh giá chương trình dạy học học phần Giáo dục KNS hiện hành theo tiếp cận năng lực, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của:

- 91 SV đang học tại khoa Tâm lý – giáo dục trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng. Đây là những SV đã được học chương trình dạy học học phần Giáo dục KNS.

- 11 GV khoa Tâm lý – giáo dục tại trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.

Ngoài ra để điều tra nhu cầu được học tập chương trình dạy học học phần Giáo dục KNS theo tiếp cận năng lực, chúng tôi còn tiến hành điều tra:

- 167 SV khoa Tâm lý – giáo dục, đây là những SV đã được học và cả SV chưa được học chương trình dạy học Giáo dục KNS

- 61 CBGV một số cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (trong đó có 28 giáo viên tiểu học và 33 giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn quận Liên Chiểu và quận Sơn Trà – thành phố Đà Nẵng)

Một phần của tài liệu Phát triển chương trình dạy học học phần giáo dục kỹ năng sống theo tiếp cận năng lực cho sinh viên khoa tâm lý – giáo dục trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng (Trang 40 - 41)