Số lƣợng heo thay đổi và khó khăn trong quá trình sử dụng hầm ủ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình sử dụng biogas và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng mô hình biogas ở huyện kế sách, tỉnh sóc trăng (Trang 52 - 55)

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Thông thƣờng ở nông thôn thƣờng sử dụng cầu cá hoặc hầm tự hoại, cũng có trƣờng hợp xây cùng lúc cả 2 loại nhà vệ sinh này. Kết quả cho thấy 59,5% hộ gia đình phỏng vấn sử dụng cầu cá, đây là lựa chọn phổ biến của các hộ vùng quê, do thói quen sinh hoạt, 40,5% sử dụng hầm tự hoại. Trong số 40 hộ có 12 hộ nối nhà vệ sinh với hầm ủ biogas để tăng nguyên liệu đầu vào cho hầm ủ. Số còn lại do nhiều hộ xây nhà vệ sinh trƣớc khi xây hầm ủ hoặc hộ sử dụng dạng túi ủ, bã thãi thƣờng đƣợc giữ lại trong túi, gây khó khăn trong việc nạp phân vào túi nên hầm/túi ủ độc lập với nhà vệ sinh.

4.3.2 Số lƣợng heo thay đổi và khó khăn trong quá trình sử dụng hầm ủ hầm ủ

4.3.2.1 Số lượng heo thay đổi sau khi lắp đặt mô hình biogas

Hầu hết ngƣời dân đều hài lòng với việc sử dụng hầm/túi ủ biogas, trung bình mỗi ngày lƣợng phân cho vào hầm ủ từ 2-4 lần, thƣờng là 2 lần. Một số hộ nối nhà vệ sinh thông với hầm ủ nên ngoài nguyên liệu là phân heo, còn có phân ngƣời,một số khác nuôi thêm gà, vịt, bò cũng là nguyên liệu đầu vào cho hầm/túi ủ, tuy nhiên số lƣợng này không nhiều.

Bảng 4.16 Số lƣợng gia súc thay đổi sau khi xây hầm/túi ủ

Số lƣợng gia súc Tần số Tỷ lệ(%) Lớn nhất-Nhỏ nhất

Tăng 8 20 30_1

Giảm 5 12,5 85_10

Không thay đổi 27 67,5 x

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Theo thực tế cho thấy có 27/40 hộ cho rằng số lƣợng gia súc không thay đổi sau khi xây hầm, chiếm 67,5%. 20% cho biết số lƣợng heo tăng, nhiều nhất có hộ tăng khoảng 30 con. Nhƣng bên cạnh đó mặc dù tỷ lệ giảm chỉ có 12,5% nhƣng số lƣợng heo giảm giao động khá mạnh từ 10-85 con. Dù

42

vậy theo nguyên nhân cho biết việc giảm sút về số đàn heo không phải do việc xây hầm/túi ủ mà do tình hình dịch bệnh, giá heo giảm sút, gây lỗ vốn, khiến nhiều hộ sau khi bán heo không đủ tiền để mua lại đợt nuôi mới.

4.3.2.2 Khó khăn trong quá trình sử dụng mô hình biogas

Các nông hộ sử dụng biogas phần lớn đều cảm thấy không có vấn đề gì quá khó khăn trong quá trình sử dụng, dù vậy vẫn không hoàn toàn tuyệt đối với một số hộ khác.

Bảng 4.17 Vấn đề và nguyên nhân xảy ra khó khăn trong quá trình sử dụng hầm ủ

Vấn đề Nguyên nhân Tần số Tỷ lệ(%)

Thủng túi Động vật cắn phá 6 15

Ngừng sinh khí Độ nghiêng của ống 10 25

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Có 2 vấn đề chủ yếu thƣờng xuyên xảy ra trong quá trình hoạt động của hầm/túi ủ:

- Thủng túi: vỏ túi ủ thƣờng đƣợc làm bằng cao su,hoặc nilon,chính vì vậy mà việc bị cắn phá bởi các sinh vật nhƣ chuột, chó, mèo,...là việc hoàn toàn có thể xảy ra. Có 6 hộ sử dụng túi ủ cho biết đây là nhƣợc điểm của túi ủ mà nông hộ phải chấp nhận. Độ bền của vỏ túi phụ thuộc vào giá thành của chất liệu.

- Ngừng sinh khí: vấn đề này xảy ra do nguyên nhân xuất phát đa phần từ ống dẫn khí, 25% hộ cho rằng vấn đề này khá phổ biến khi sử dụng hầm/túi ủ,nhƣng chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra, đƣợc biết theo kinh nghiệm từ nông hộ cho rằng,trừ khi thiếu khí còn lại là do trong quá trình lắp đặt đƣờng ống không chú ý đến độ nghiêng của ống dẫn, nếu đặt ống dẫn có độ dốc thích hợp sẽ thuận tiện cho việc xả phân và không gây nghẹt gas.

Nông hộ sử dụng túi ủ đều tự thực hiện việc bảo trì, sửa chữa nhƣ kiểm tra vỏ túi ủ, kiểm tra đƣờng ống, van xả khí. Những hộ xây hầm cố định thì thƣờng nhờ đến thợ sửa chữa, bảo dƣỡng khi có nhu cầu.

4.3.2.3 Đánh giá về lượng khí biogas, cách xử lý đối với lượng biogas thừa và bã thãi từ hầm/túi ủ

Toàn bộ đáp viên đều có chung một nhận định, lƣợng khí gas luôn đủ dùng,thậm chí là dƣ, họ hài lòng với công nghệ mới này. Số lƣợng gas dƣ sẽ đƣợc nông hộ tận dụng để nấu nƣớc, nấu cám hoặc chia sẻ với hàng xóm,có thể là cho hoặc bán nếu số lƣợng gas dƣ quá nhiều,làm tăng một phần thu

43

nhập cho gia đình. Những hộ xây hầm kiên cố, số lƣợng heo nhiều, khí gas có thể đủ dùng để nấu rƣợu, nhiều hộ sau khi dùng hết công việc của mình thì xả bỏ. Từ đó cho thấy, biogas đã giúp tiết kiệm đƣợc không ít chi phí cho đun nấu hàng ngày, nếu biết tận dụng thì lợi ích mà biogas mang lại hoàn toàn không nhỏ.

Sau khi đã lấy khí biogas từ hầm/túi ủ, lƣợng phân cho vào lúc đầu sẽ giảm đƣợc đáng kể mùi hôi so với ban đầu và ngƣời nuôi sẽ tiếp tục xử lý lƣợng bã thải này theo nhiều cách khác nhau.

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Hình 4.6 Cách xử lý bã thãi từ hầm/túi ủ

Túi ủ là hình thức phổ biến nhất ở các hộ nuôi heo có biogas, nhƣ đã biết, biogas chỉ mới đƣợc áp dụng ở Huyện trong vài năm trở lại đây, nên có nhiều hộ vừa mới áp dụng đƣợc một thời gian, vì vậy mà lƣợng bã thãi không nhiều và chúng đƣợc 36,2% tỷ lệ nông hộ giữ lại trong túi ủ. Trong khi đó, không ít hộ khác sử dụng lâu hơn,đã lắp van xả để xả bã thải ra mƣơng hoặc hố gần khu vực đó, tỷ lệ này chiếm 40,4% trên tổng số hộ có biogas. Nhiều hộ nuôi heo với quy mô lớn hơn, khoảng vài chục con, lƣợng bã thải sẽ rất lớn, tận dụng bã thải để bón phân cho cây (10,6%), làm thức ăn cho cá (6,4%) và nhiều hơn có thể mang đi bán cho các nhà vƣờn khác. Lợi ích mang lại từ bã thãi không nhỏ nếu các nông hộ biết cách khai thác triệt để hiệu quả của nó.

6,4%

10,6%

6,4%

40,4%

36,2% Bán

Làm phân bón cho cây Làm thức ăn cho cá Thải ra mƣơng,hố gần nhà Giữ lại trong túi

44

Một phần của tài liệu phân tích tình hình sử dụng biogas và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng mô hình biogas ở huyện kế sách, tỉnh sóc trăng (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)