Khái quát về lịch sử phát triển và tình hình sử dụng bioga sở Việt

Một phần của tài liệu phân tích tình hình sử dụng biogas và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng mô hình biogas ở huyện kế sách, tỉnh sóc trăng (Trang 26 - 28)

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.2 Khái quát về lịch sử phát triển và tình hình sử dụng bioga sở Việt

Việt Nam.

2.1.2.1 Lịch sử phát triển biogas ở Việt Nam

-Từ năm 1960 công nghệ biogas bắt đầu đƣợc giới thiệu ở nƣớc ta,ở

Miền Bắc một số công trình đã đƣợc xây dựng nhƣ ở Hà nội, Bắc Thái, Hà Nam...nhƣng vì lý do kỹ thuật và quản lý đều bị ngừng hoạt động. Ở Miền Nam nghiên cứu sản xuất khí metan từ phân động vật nhƣng vì khí hóa lỏng và phân bón vô cơ nhập khẩu quá nhiều nên việc sản xuất không đƣợc duy trì và biogas dần bị quên lãng.

-Sau năm 1975, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu nguồn năng lƣợng mới có thể tái tạo,hàng loạt công trình nghiên cứu ra đời: “Đề án sử dụng khí sinh học ở Việt nam, 1976”, “Nghiên cứu ứng dụng hầm ủ lên men sinh khí mê tan”. Thiết kế thử nghiệm ban đầu bị bỏ dỡ do kĩ thuật và quản lý là loại nắp nổi bằng tôn,bể phân hủy xây gạch ở Bắc Thái- Hà Bắc (1977-1978).

-Cuối năm 1979,công trình nắp nổi đƣợc xây dựng thành công ở nông trƣờng Sao Đỏ (Mộc châu, Sơn La). Nhiều tổ chức, cá nhân khác cũng xây dựng nhƣng kết quả rất hạn chế.

16

-Chƣơng trình nghiên cứu Nhà nƣớc về Năng lƣợng mới đƣợc ƣu tiên trong kếhoạch năm năm 1981 - 1985 và 1986 - 1990 do Viện Nghiên cứu Khoa học công nghệ điện chủ trì. Bộ Y tế cũng thực hiện một số dự án ứng dụng khí sinh học với mục tiêu vệ sinh môi trƣờng. Bên cạnh đó, một số tổ chức quốc tế cũng đã giúp đỡ và hợp tác nghiên cứu, triển khai công nghệ khí sinh học nhƣ: Viện Sinh lý Sinh hóa Vi sinh vật (Liên Xô cũ), Tổ chức OXFAM (Anh), UNICEF (Liên hợp quốc) ACCT (Tổ chức các nƣớc nói tiếng Pháp), SIDA (Thụy Điển).

-Năm 1991, mặc dù chƣơng trình nghiên cứu Năng lƣợng mới ngƣng hoạt động do thiếu kinh phí nhƣng các hoạt động R & D về công nghệ biogas vẫnđƣợc duy trì.

-Năm 1992, trong khuôn khổ các dự án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức nhƣ FAO, SAREC, SIDA, Viện chăn nuôiViệt Nam, Trƣờng Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển công nghệ túi ủ biogas. Nhờ những ƣu điểm nhƣ chi phí thấp và dễ lắp đặt, côngnghệ này đã nhanh chóng đƣợc triển khai.

-Năm 2006, tại Đồng bằng Sông Hồng, công nghệ hầmvòm cố định ngày càng trở nên phổ biến do diện tích đất sở hữu của các nông dânở miền Bắc thƣờng nhỏ hơn ở miền Nam.

-Năm 2003. “Chƣơng trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam” ra đời do cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp kết hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan thực hiện. Nguồn vốn của dự án bao gồm viện trợ không hoàn lại của chính phủ Hà Lan. Mục tiêu tổng thể của Dự án: là góp phần phát triển nông thôn thông qua việc sử dụng công nghệ khí sinh học, xử lý chất thải chăn nuôi, cung cấp năng lƣợng sạch và rẻ tiền cho bà con nông dân, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng động, tạo thêm công ăn việc làm ở nông thôn và giảm thiểu sử dụng nguyên liệu hoá thạch, giảm hiện tƣợng phá rừng và giảm phát thải khí nhà kính. Dự án đƣợc chia làm 3 giai đoạn:

 Giai đoạn I (2003 -2006): triển khai trên 12 tỉnh và thành phố.  Giai đoạn bắc cầu (2006): chuẩn bị cho giai đoạn II.

 Giai đoạn II (2007 – 2014): triển khai dự án trên toàn quốc.

Theo tính toán, dự án cung cấp nguồn năng lƣợng sạch tƣơng đƣơng 2800 TJ/năm. Nguồn năng lƣợng này có thể thay thế 245.000 tấn phế thải nông nghiệp dùng trong đun nấu, 326.000 tấn củi, 36 000 tấn than tổ; 6.593 tấn dầu hoả,39.405 MWh và 4.677 tấn khí hoá lỏng. Theo thời giá tháng 11/2007, tiền nhiên liệu tiết kiệm đƣợc cho việc đun nấu và thắp sáng của 140.000 công

17

trình khí sinh học là 591,6 tỷ đồng/năm. Tính đến hết năm 2012, dự án hỗ trợ xây dựng đƣợc trên 125.000 công trình khí sinh học mang lại lợi ích cho 650.000 ngƣời, đào tạo 953 kỹ thuật viên tỉnh và huyện, 1.505 đội thợ xây khí sinh học và tổ chức 140.000 ngàn hội thảo tuyên truyền và tập huấn cho hàng trăm ngàn ngƣời sử dụng khí sinh học (Lê Thanh Sang, 2012, trang 20-23).

2.1.2.2 Tình hình sử dụng biogas ở Việt Nam

Hiện nay chỉ có khoảng 0.3% trong số 17.000 các trang trại lớn đã ứng dụng biogas. Đa phần việc sản xuất khí biogas tại Việt Nam chủ yếu theo 2 xu hƣớng chính:

(1) Sử dụng biogas cho đun nấu và thắp sáng trong gia đình, ở quy mô hộ gia đình hiện nay có khoảng 500.000 hầm biogas, quy mô chủ yếu dƣới 10m3

. Hầu hết các loại hầm ủ cỡ nhỏ là loại hầm vòm cố định. Đối với hầm ủ cỡ trung và lớn chủ yếu là hồ kỵ khí phủ bạt thể tích khoảng 300-190.000m3

. phần lớn đƣợc sử dụng trong các trang trại lớn,nhà máy công nghiệp hoặc cá khu chứa rác thải đô thị (PetroTimes, 2012)

(2) Sử dụng biogas cho phát điện và làm nhiên liệu/sƣởi ở quy mô công nghiệp. Hiện nay,cả nƣớc có khoảng hàng chục nhà máy sản xuất biogas. Tuy nhiên, vẫn chƣa có nhà máy sản xuất biogas nào đƣợc nối lƣới vào lƣới điện quốc gia.

2.1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng mô hình biogas trong chăn nuôi heo của nông hộ.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình sử dụng biogas và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng mô hình biogas ở huyện kế sách, tỉnh sóc trăng (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)