2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng mô hìnhbiogas trong chăn
Theo kết quả khảo sát từ nghiên cứu về “Yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận biogas của nông dân trong mô hình canh tác vƣờn-ao-chuồng-biogas ở vùng nƣớc ngọt ĐBSCL” (Nguyễn Ngọc Sơn, Huỳnh Cẩm Linh và Đặng Kiều Nhân , 2007) và “Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định chấp nhận áp dụng biogas vào chăn nuôi heo của nông hộ ở Vĩnh Long và Tiền Giang” (Nguyễn Thị Thu Trang, 2012) đồng thời dựa trên tình hình thực tế của địa bàn nghiên cứu, ta có một số yếu tố ành hƣởng đến việc chấp nhận áp dụng mô hình biogas trong chăn nuôi heo:
- Chi phí cao: tổng chi phí ban đầu mà ngƣời dân phải bỏ ra để xây hầm. Thông thƣờng chi phí này khá cao, điều này làm cho hộ nông dân e ngại trong quyết định xây hầm.
- Số lƣợng heo/lứa: trƣờng hợp số lƣợng heo trong chuồng quá ít,không đủ lƣợng phân để cung cấp cho hầm ủ nên ngƣời dân không muốn xây hầm.
18
- Bỏ trống chuồng: do một số lý do về dịch bệnh, giá heo giảm
xuống,thiên tai nông hộ phải tạm ngƣng nuôi heo một thời gian, dẫn tới bỏ trống chuồng làm ngƣng lƣợng nguyện liệu cho vào hầm ủ.
- Mong muốn tập huấn: ƣớc muốn đi tập huấn để làm tăng thêm những kiến thức về chăn nuôi làm tăng mong muốn xây hầm ủ của nông hộ.
- Kinh nghiệm chăn nuôi: số năm kinh nghiệm nuôi heo càng cao thì
sự hiểu biết về chăn nuôi càng nhiều, tâm huyết với nghề cao, tăng ý muốn xây hầm/túi ủ biogas để tận dụng nguồn thải từ súc vật.
- Tuổi: tuổi của chủ hộ,chủ hộ thƣờng là ngƣời trực tiếp chăn nuôi heo, nắm giữ chi tiêu gia đình, có nhiều kinh nghiệm, vững vàng. Là ngƣời ra quyết định cuối cùng có chấp nhận áp dụng mô hình biogas không.
- Tình hình tiêu thụ: việc tiêu thụ heo dễ dàng hay khó khăn sẽ ảnh hƣởng đến số lƣợng heo tiếp tục nuôi cho lần kế tiếp, nếu tiêu thụ quá khó khăn nông hộ sẽ không tiếp tục nuôi dẫn đến không chấp nhận xây hầm/túi ủ.
- Thành viên gia đình: số ngƣời tham gia trực tiếp vào chăn nuôi heo. Nhiều thành viên gia đình có ý kiến khác nhau sẽ tác động đến quyết định áp dụng mô hình biogas.