Lợi thế tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu phân tích tình hình sử dụng biogas và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng mô hình biogas ở huyện kế sách, tỉnh sóc trăng (Trang 33)

3.3.1 Lợi thế tiềm năng về tài nguyên đất đai

Bảng 3.1 Lợi thế về tiềm năng tài nguyên đất đai của Huyện Kế Sách

Lợi thế đất đai Diện tích (ha) Tỷ lệ %

Đất tự nhiên 35.287,6 10,7* Đất phù sa 6.324,1 17,9** Đất glây 446,4 1,3** Đất mặn ít 6.221,2 17,6** Đất phèn 2.987,5 8,5** Đất nhân tác 11.761,2 33,3** Các loại đất khác 7.561,5 10,7**

Nguồn: Trung tâm Xúc tiến đầu tư Tỉnh Sóc Trăng, 2011 Ghi chú: * so với diện tích đất tự nhiên của Tỉnh Sóc Trăng

** so với diện tích đất tự nhiên của Huyện Kế Sách

Huyện Kế Sách có tổng diện tích đất tự nhiên là 35.287,61 ha, chiếm 10,66% so với tổng diện tích tự nhiên của Tỉnh Sóc Trăng. Huyện Kế Sách có 5 nhóm đất chính:

-Nhóm đất phù sa có diện tích 6.324,05 ha, chiếm 17,92% diện tích đất tự nhiên của Huyện. Nhóm đất này đƣợc hình thành do quá trình bồi đắp phù sa của sông Hậu và các sông rạch thuộc hệ thống sông Hậu. Quá trình hình thành đất gắn liền với sự tác động của chế độ bán nhật triều biển Đông. Nhóm đất phù sa là nhóm đất tốt, thích hợp cho phát triển đa dạng hóa các loại cây trồng hàng năm và cây ăn quả lâu năm.

- Nhóm đất glây có diện tích là 446,4 ha, chiếm 1,26% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố ở các xã Xuân Hòa, Trinh Phú. Nhóm đất này đƣợc hình thành và phát triển ở địa hình thấp trũng, khó thoát nƣớc, chịu ảnh hƣởng

23

mạnh của thủy triều. Đất glây có thời gian ngập úng trên 6 tháng trong năm, thƣờng chỉ trồng đƣợc một vụ lúa, năng suất thấp.

-Nhóm đất có nguồn gốc là đất mặn ít, diện tích 6.221,2 ha, chiếm 17,63% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã Kế An, Kế Thành; Thị trấn Kế Sách; Nhơn Mỹ. Toàn bộ diện tích nhóm đất có nguồn gốc là đất mặn ít thuộc loại đất tốt, độ phì nhiêu khá, các chất dinh dƣỡng trong đất cân đối, thích hợp với nhiều loại cây trồng. Đồng thời, còn thích hợp với nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt hoặc nƣớc lợ.

- Nhóm đất phèn có diện tích là 2.987,5 ha, chiếm 8,46% diện tích tự nhiên của Huyện, đƣợc hình thành do sản phẩm bồi tụ phù sa và vật liệu sinh phèn (xác thực vật sét chứa lƣu huỳnh). Nhóm đất phèn trên địa bàn huyện là đất phèn nhẹ, việc cải tạo và sử dụng tƣơng đối thuận lợi, do có nguồn nƣớc ngọt dồi dào, cùng với các biện pháp thủy lợi kết hợp tiêu úng sổ phèn, giữ mức nƣớc cần thiết trên đồng ruộng. Hầu hết diện tích đất phèn đã đƣợc sản xuất 2 vụ lúa kết hợp với nhiều loại cây trồng khác.

- Nhóm đất nhân tác có diện tích 11.761,21 ha, chiếm 33,33% diện tích tự nhiên của Huyện, phân bố rộng khắp các xã, thị trấn trong Huyện. Nhóm đất này đƣợc hình thành do hoạt động lên líp trồng cây lâu năm, làm vƣờn. Hầu hết nhóm đất nhân tác đã đƣợc khai thác sử dụng có hiệu quả và sử dụng vào nhiều mục đích sản xuất nhƣ: trồng màu, rau thực phẩm, cây ăn quả lâu năm, nuôi cá ao hồ và nuôi trong mƣơng vƣờn.

-Các loại đất khác còn lại có diện tích 7.561,46 ha, bao gồm đất ở, đất sông, kênh, rạch và đất có mặt nƣớc chƣa sử dụng.

3.3.2 Lợi thế tiềm năng về tài nguyên nƣớc

Toàn bộ diện tích đất đai của huyện Kế Sách chịu ảnh hƣởng mạnh của chế độ thủy văn sông Hậu, là địa bàn đƣợc cung cấp nguồn nƣớc ngọt khá dồi dào, hầu hết diện tích đất trồng cây hàng năm có đủ nƣớc ngọt để sản xuất 2 -3 vụ/năm. Đồng thời có nhiều thuận lợi cho phát triển nuôi cá nƣớc ngọt ven sông Hậu, nuôi cá ở các vùng cồn, bãi, nuôi trong mƣơng vƣờn và nuôi kết hợp trồng lúa. Tuy nhiên, do chế độ thủy văn trên sông Hậu chịu tác động trực tiếp của chế độ bán nhật triều biển Đông có biên độ lớn (biên độ triều trung bình từ 3 – 3,5 m tại Cái Côn) nên về mùa mƣa kiệt, nƣớc mặn có thể xâm nhập sâu đến phà Đại Ngãi (ở mức 1‰). Trên địa bàn huyện Kế Sách trữ lƣợng và chất lƣợng nƣớc ngầm gần giống với nhiều địa bàn khác thuộc tỉnh Sóc Trăng. Nguồn nƣớc ngầm tầng sâu:

24

 Từ 80 – 180 m là nguồn nƣớc chủ yếu đƣợc khai thác phục vụ cho sinh hoạt, trữ lƣợng nƣớc dồi dào (khoảng 350.000 m3/ngày.đêm), chất lƣợng tốt. Chất lƣợng nƣớc ngầm ở tầng này có các chỉ tiêu sau: pH = 7-8,5. Hàm lƣợng sắt từ 0,1 – 0,8 mg/lít, độ mặn từ 100 – 200 mg/lít. Các tính chất khác nhƣ độ trong, hàm lƣợng ion SO4, NO3 vào loại bình thƣờng, hầu nhƣ không có khuẩn Ecoli và Colifrom, cơ bản đảm bảo vệ sinh phục vụ sinh hoạt. Tuy nhiên phải đầu tƣ thiết bị xử lý thì mới đạt tiêu chuẩn nƣớc sạch.

 Lớn hơn 300: chất lƣợng nƣớc ở tầng này có độ pH= 7 – 8,3. Hàm lƣợng sắt tổng cộng khoảng 0,1 – 0,36 mg/l (nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép đối với nƣớc uống), độ mặn 210 – 275 mg/l và không có vi khuẩn nên có thể khai thác sử dụng tốt cho sinh hoạt. Tuy vậy, đến nay khả năng khai thác tầng nƣớc này còn rất hạn chế do giá thành cao. (Trung tâm xúc tiến đầu tƣ Tỉnh Sóc Trăng, 2011)

3.3.3 Tình hình trồng trọt

Bảng 3.2 Diện tích gieo trồng, năng suất, sản lƣợng lúa năm 2012 và năm 2013 của Huyện Kế Sách

Nguồn: Số liệu từ Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc Trăng, 2013

Theo thống kê từ Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn của Huyện, tính đến tháng 9/2013 Huyện đã kết thúc việc gieo trồng các vụ lúa trong năm, bao gồm vụ Đông Xuân và Hè Thu. Tổng diện tích thu hoạch là 37.648 ha, năng suất đạt 62,4 tạ/ha, sản lƣợng thu đƣợc là 234.500 tấn. Nhìn chung, so với với cùng kì năm trƣớc, sản lƣợng lúa tăng 151 tấn, năng suất tăng 0.16 tạ/ha, diện tích gieo trồng tăng 74 ha.

Bên cạnh đó, Huyện khuyến cáo sử dụng một số giống lúa đạt chất lƣợng tốt, tỷ lệ hạt chắc cao, chống chịu mặn tốt, cho năng suất cao nhƣ OM 3673, OM 108-200, OM 5976,...(Hội thảo đánh giá giống lúa vụ Hè Thu, 2013). Bên cạnh đó, diện tích cây ăn trái đạt 13.868 ha, giảm 832 ha so với cùng kì năm trƣớc. Tuy nhiên, tình hình cây ăn trái cũng có nhiều chuyển biến đáng kể, xuất hiện nhiều mô hình làm vƣờn đạt giá trị kinh tế cao. Giá các loại cây ăn trái tăng nhanh nhƣ bƣởi (25.000-30.000 đồng/kg), cam sành (16.000-18.000 đồng/kg), chôm chôm (8000-9000 đồng/kg)…trung bình tăng khoảng từ 2000-

Thông tin Năm 2012 Năm 2013

Diện tích (ha) 37.574 37.648

Năng suất (tạ/ha) 62,2 62,4

25

3000 đồng/kg. Dự án trồng xen cây ca cao trong vƣờn cây ăn trái, với diện tích 170 ha, nâng diện tích cây ca cao trồng xen toàn Huyện là 413 ha. Huyện đã thành lập tổ hợp tác xã thu mua, chế biến ca cao tại xã Nhơn Mỹ và một số

điểm thu mua trái ca cao nhằm tạo đầu ra ổn định cho ngƣời dân. (Cổng thông

tin điện tử Sóc Trăng, 2013).

3.3.4 Tình hình chăn nuôi

Bảng 3.3 Thống kê số lƣợng đàn bò, gà, heo của Huyện năm 2013

Vật nuôi Số lƣợng Tỷ lệ(%) Năm 2012 Năm 2013 Đàn bò 1.056 622 -41,1 Đàn gà 492.000 402.000 -18,3 Đàn heo 36.152 35.259 -2.5

Nguồn: Chi cục Thú Y Huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc Trăng, 2013

Theo thống kê của Chi Cục Thú Y Huyện Kế Sách vào thời điểm 1/4/2013:

-Đàn bò của Huyện hiện có 622 con, giảm 41,1%, bằng 434 con so với thời điểm tháng 4/2012. Đàn bò giảm do tình hình chăn nuôi không hiệu quả,thời gian chăn nuôi kéo dài,thức ăn không đủ cung cấp cho đàn bò, ngoài ra trong năm nay các chƣơng trình hỗ trợ cho vay chăn nuôi bò để xóa đói giảm nghèo của Huyện không có thực hiện.

-Đàn gà của Huyện hiện có 402 nghìn con so với cùng kì năm trƣớc giảm 18,29%, bằng 90 nghìn con. Đàn vịt, ngang, ngỗng có 333 nghìn con so với cùng thời điểm năm trƣớc giảm 25,16%, bằng 112 nghìn con. Nguyên nhân của sự giảm sút về số lƣợng gia cầm chủ yếu tình hình giá cả không ổn định, chi phí đầu vào tăng cao, không có lợi nhuận, dịch bệnh.

- Đàn heo có 35.259 con, giảm 2,47%, bằng 893 con,so với tháng 4/2012 Nhìn chung, tình hình chăn nuôi heo của Huyện đang có xu hƣớng giảm, nguyên nhân chủ yếu do giá thu mua giảm (từ 32.000 đồng/kg đến 35.000 đồng/kg đối với heo hơi), trong khi đó giá thức ăn lại không giảm (1 bao 40 kg giá từ 435.000-500.000 đồng/bao), ngƣời chăn nuôi bị lỗ nặng cho nên phần lớn các hộ chăn nuôi khi xuất chuồng xong lại không có vốn để chăn nuôi tiếp. -Tuy nhiên, theo tình hình thị trƣờng hiện nay, giá cả của các loại gia súc,gia cầm đã có sự tiến triển khả quan hơn,cụ thể giá heo thịt tăng từ 40.000- 42.000/kg, giá gà công nghiệp tăng từ 45.000-47.000/kg. Lý do trải qua đợt dịch bệnh vừa rồi, nhu cầu ngƣời dân tăng trở lại, dẫn đến giá cả tăng. Đây là một dấu hiệu khả quan cho các nhà chăn nuôi.

26

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BIOGAS, CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG MÔ HÌNH BIOGAS

TRONG CHĂN NUÔI HEO VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG MÔ HÌNH

BIOGAS CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN KẾ SÁCH, TỈNH SÓC TRĂNG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình sử dụng biogas và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng mô hình biogas ở huyện kế sách, tỉnh sóc trăng (Trang 33)