Đặc điểm chăn nuôi heo nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình sử dụng biogas và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng mô hình biogas ở huyện kế sách, tỉnh sóc trăng (Trang 39)

Nuôi heo là nghề truyền thống đã có từ lâu đời,thực tế cho thấy phần lớn những hộ chăn nuôi đều có kinh nghiệm ít nhất là 4 năm trở lên, thậm chí có hộ đã đƣợc 30-40 năm thâm niên trong nghề. Việc chăn nuôi heo của Huyện mang một số đặc điểm nhất định.

29

4.1.2.1 Số lượng lứa/năm, con/lứa và thời gian nuôi một lứa của từng nhóm hộ

Bảng 4.4 Số lứa/năm, thời gian nuôi một lứa, số con/lứa của 2 nhóm nông hộ

Thông tin Nhóm hộ có áp dụng biogas Nhóm hộ không áp dụng biogas Số lứa/năm 2,88 2,9

Thời gian 1 lứa (tháng) 3,56 3,43

Số con/lứa 18 17,68

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Theo kết quả phỏng vấn cho thấy, trung bình hộ nuôi khoảng từ 2-3 lứa/năm, thời gian nuôi dao động trung bình từ 3-4 tháng/lứa. Vì nuôi với quy mô hộ gia đình nên số con/lứa tầm khoảng 17-18 con. Không có sự khác biệt quá nhiều về đặc điểm giữa hộ có biogas và hộ không có biogas do biogas thông thƣờng chỉ phục vụ trong phạm vi sinh hoạt, không tác động quá nhiều đến quá trình chăn nuôi heo.

4.1.2.2 Số lượng heo và diện tích chuồng nuôi của mỗi nhóm hộ

Bảng 4.5 Tổng số lƣợng heo và diện tích chuồng nuôi của nông hộ

Nội dung Nhóm hộ có biogas Nhóm hộ không có biogas Lớn nhất- Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất- Nhỏ nhất Trung bình Tổng số lƣợng heo(con) 300-5 29,1 30-3 8,5 Diện tích chuồng heo(mét) Chiều ngang 3,8_2 2,8 5_2,5 3,2 Chiều dài 420_6 28,4 120_5 27,4

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Thực tế khảo sát cho thấy số heo của 2 nhóm hộ có sự chênh lệch khá lớn,hộ có biogas có quy mô đàn khoảng từ 5-300 con/lứa, hộ không có biogas khoảng 3-30 con/lứa. Điều này cũng dễ hiểu,do hộ có sử dụng biogas thƣờng có thể xử lý chất thải thông qua hầm/túi ủ, việc sử dụng biogas làm chất đốt hoặc thu lợi từ các bã thải sau khi ủ khiến nông hộ tăng số lƣợng heo nuôi, mở rộng quy mô hơn so với những hộ không có biogas. Theo thông tin đƣợc biết, số lƣợng heo thịt chiếm khá cao so với heo nái,trung bình nếu một chuồng

30

nuôi có khoảng 15-19 con heo thịt thì số lƣợng heo nái nhiều nhất chỉ khoảng 8 con hoặc ít hơn. Do heo nái đƣợc nông hộ nuôi chủ yếu để lấy giống nên số lƣợng nuôi không nhiều. Hộ có biogas thông thƣờng nuôi với số lƣợng lớn nhất khoảng 200 con heo thịt, 100 heo nái, đối với hộ không có biogas,chủ yếu là nuôi với quy mô nhỏ nhiều nhất khoảng 20 heo thịt và 2-10 con heo nái Theo đó, diện tích chuồng nuôi trung bình chiều ngang khoảng 2,8-3,2 mét,chiều dài khoảng 27-28 mét. Do hộ có biogas nuôi với quy mô lớn nên kéo theo diện tích chuồng nuôi cũng chênh lệch khá nhiều so với nhóm hộ không có biogas, thể hiện ở hộ có biogas chiều dài lớn nhất khoảng 420 mét, còn ở nhóm hộ không có biogas chiều dài lớn nhất chỉ khoảng 120 mét.

4.1.2.3 Tình hình tiêu thụ heo của nông hộ

Tiêu thụ heo là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của các nhà chăn nuôi, việc tiêu thụ heo dễ hay khó sẽ ảnh hƣởng đến quyết định tiếp tục chăn nuôi heo của nông hộ. Theo kết quả khảo sát trên 80 hộ cho thấy:

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Hình 4.1 Tình hình tiêu thụ heo của nông hộ 84%

16%

Dễ(83,8%)

31

Có đến 83,8% nông hộ cho rằng việc tiêu thụ heo khá dễ dàng, vì chủ yếu khi bán heo, lái sẽ đến tận nhà để hỏi mua, có nhiều mối quen nên việc thỏa thuận giá cả sẽ dễ dàng hơn, có thời điểm giá heo tăng từ 33-39 nghìn/kg lên 41-42 nghìn/kg đối với heo thịt, mang lại mức lợi nhuận cao hơn cho nông hộ, đồng thờitiết kiệm đƣợc chi phí đi lại. Tuy nhiên, 16,2% hộ nuôi heo lại gặp vấn đề khó khăn trong quá trình tiêu thụ ra thị trƣờng, một số lý do về giá cả sụt giảm trong thời gian trƣớc đó (2011), theo nhận định từ phía một số ngƣời dân cho biết việc tiêu thụ heo tơ khó hơn so với heo con, chi phí thức ăn cao, dịch heo tai xanh làm cho ngƣời dân không có lời đôi khi là lỗ vốn, một số phải tiêu hủy do dịch bệnh không thể mang ra thị trƣờng tiêu thụ. Đây cũng là một trong những lý do khiến ngƣời dân bỏ trống chuồng trong quá trình nuôi heo. Trung bình một lứa heo nuôi khoảng 3-4 tháng, tuy nhiên do bỏ trống chuồng có hộ nuôi khoảng 6 tháng/lứa. Một số ít khác do nguồn lao động trong gia đình không đủ nên tạm thời bỏ trống chuồng.

Đa phần những hộ chăn nuôi đều muốn gắn bó lâu dài với việc nuôi heo mặc dù đôi khi gặp khó khăn ở một khoảng thời gian nhất định nhƣng do nhiều nguyên nhân, ảnh hƣởng thói quen từ trƣớc, nuôi với một số lƣợng nhỏ nên không tính rạch ròi việc lời lỗ,cũng có hộ sống chủ yếu bằng nghề nuôi heo, một số khác nuôi heo để dùng khí biogas cho đun nấu.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình sử dụng biogas và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng mô hình biogas ở huyện kế sách, tỉnh sóc trăng (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)