CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG MÔ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình sử dụng biogas và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng mô hình biogas ở huyện kế sách, tỉnh sóc trăng (Trang 57)

Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích số liệu,ứng dụng mô hình hồi quy nhị nguyên để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định chấp nhận áp dụng mô hình biogas trong chăn nuôi củanông hộ. Dựa trên một số nghiên cứu trƣớc, thực tế phỏng vấn và kiến thức bản thân để đƣa ra một số yếu tố đƣợc cho là có ảnh hƣởng đến quyết định áp dụng mô hình biogas.

47

Bảng 4.21 Diễn giải các biến độc lập trong mô hình

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Biến độc lập Diễn giải Dấu kì vọng

Chi phí cao (X1)

Biến giả, nếu nông hộ cho rằng chi phí xây hầm/túi ủ biogas cao thì nhận giá trị

1,ngƣợc lại nhận giá trị 0. +

Bỏ trống chuồng (X2)

Biến giả, nếu nông hộ có bỏ trống chuồng thì nhận giá trị

1, ngƣợc lại nhận giá trị 0 -

Mong muốn tập huấn (X3)

Biến giả, nếu nông hộ có mong muốn đƣợc đi tập huấn chăn nuôi thì nhận giá trị 1,

ngƣợc lại nhận giá trị 0 +

Số lƣợng heo/lứa (X4)

Số lƣợng heo nông hộ nuôi

trong một lứa +

Tuổi (X5) Tuổi của chủ hộ +

Kinh nghiệm chăn nuôi (X6) Số năm nuôi heo của nông hộ +

Tình hình tiêu thụ (X7)

Biến giả, nếu việc tiêu thụ heo của nông hộ dễ thì nhận giá trị

1, ngƣợc lại nhận giá trị 0. +

Thành viên gia đình (X8)

Số thành viên trong gia đình

48

Bảng 4.22 Mô tả các biến độc lập đƣợc đƣa vào mô hình hồi quy dựa trên thực tế khảo sát. Yếu tố ảnh hƣởng Chấp nhận áp dụng biogas (%) Tổng (%) (n=80) Không (n=40) Có (n=40) Chi phí cao Có 55 12,5 33,8 Không 45 87,5 66,2 Bỏ trống chuồng Có 65 20 42,5 Không 35 80 57,5

Mong muốn tập huấn

Có 12,5 37,5 25 Không 87,5 62,5 75 Số lƣợng heo/lứa Lớn nhất 30 300 300 Nhỏ nhất 3 5 3 Trung bình 8,45 29,1 18,8

Kinh nghiệm chăn nuôi

Lớn nhất 30 40 40 Nhỏ nhất 4 4 4 Trung bình 12 12,2 12,06 Tình hình tiêu thụ Có 75 92,5 83,8 Không 25 7,5 16,2 Thành viên gia đình Lớn nhất 8 8 8 Nhỏ nhất 3 3 8 Trung bình 5 5,5 5,2 Tuổi Lớn nhất 63 65 65 Nhỏ nhất 36 45 35 Trung bình 46,8 49,5 48,1

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Bảng 4.22 giúp có cái nhìn khái quát hơn về các biến độc lập đƣợc đƣa vào mô hình trƣớc khi phân tích bằng hồi quy nhị nguyên.

49

Bảng 4.23 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định chấp nhận áp dụng biogas trong chăn nuôi của nông hộ.

Biến giải thích B S.E Wald Sig.

Khả năng chi trả cho chi phí xây

hầm/túi ủ biogas (X1) *-8,534 3,349 6,494 0,011 Bỏ trống chuồng(X2) **-2,310 1,257 3,378 0,066 Mong muốn tập huấn(X3) *4,092 1,915 4,566 0,033 Số lƣợng heo/lứa(X4) *0,247 0,116 4,574 0,032

Tuổi(X5) *0,185 0,080 5,370 0,020

Kinh nghiệm chăn nuôi(X6) -0,059 0,007 0,589 Tình hình tiệu thụ(X7) 21,584 8.670,098 0,000 Thành viên gia đình(X8) 0,502 0,607 0,683 Hằng số -33,576 8.670,100 0,000 Sig 0,000 -2 Log Likelihood 29,308 Overall Percentage 90

Ghi chú: *: có ý nghĩa ở mức sai số 5%(Phụ lục2) **: có ý nghĩa ở mức sai số 10%

Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS sau khi chạy mô hình hồi quy Binary Logistic cho thấy độ phù hợp tổng quát có mức ý nghĩa quan sát .sig= 0,000 nên ta bác bỏ H0, nghĩa là tổ hợp biến độc lập trong mô hình có ý nghĩa trong việc giải thích cho biến phụ thuộc. Giá trị -2 Log Likelihood là 29,308,thể hiện độ phù hợp cao của mô hình. Tỷ lệ dự đoán đúng của mô hình là 90%.

50

Diễn giải ý nghĩa của các biến đến quyết định áp dụng mô hìnhbiogas của nông hộ chăn nuôi heo:

 Các biến có ý nghĩa:

-Chi phí cao: biến có tác động mạnh nhất nhƣng ngƣợc chiều với biến phụ thuộc ở mức ý nghĩa 5% với các yếu tố khác không đổi. Điều này có nghĩa các nông hộ cho rằng chi phí xây hầm/túi ủ biogas cao sẽ làm giảm xác suất chấp nhận áp dụng mô hình. Theo thống kê cho thấy,đối với các hộ đã áp dụng biogas có đến 87,5% hộ cho rằng chi phí xây hầm không cao khiến họ chấp nhận áp dụng mô hình biogas,với nông hộ chƣa áp dụng biogas tỷ lệ hộ cho rằng chi phí xây hầm cao chiếm đến 55%. Thực tế, chi phí xây 1 hầm ủ khoảng 10-15 triệu thể tích trung bình khoảng 10-20 m3. Đây là khoản chi không nhỏ đối với thu nhập của nhiều hộ, nên chi phí càng cao lại khiến các nông hộ giảm ý muốn xây hầm/túi ủ. Đôi khi các hộ rất muốn sử dụng công nghệ nhƣng do điều kiện tài chính gia đình,thêm vào đó, việc bỏ ra một số tiền quá lớn so với những hiệu quả chƣa thể biết hết đƣợc khiến các nông hộ trở nên e ngại.

-Bỏ trống chuồng: dựa vào kết quả hồi quy cho thấy biến có tác động tỷ lệ nghịch với xác suất chấp nhận xây hầm/túi ủ của nông hộ ở mức ý nghĩa 10%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Qua khảo sát cho thấy 80% nông hộ đang sử dụng biogas đều không bỏ trống chuồng, còn ở các hộ chƣa có biogas tỷ lệ bỏ trống chuồng chiếm đến 65%. Phân là nguyên liệu đầu vào của biogas, việc bỏ trống chuồng thƣờng xuyên gây ảnh hƣởng tới quá trình hoạt động của hầm/túi ủ, những hộ có biogas dù nuôi nhiều hay ít vẫn không bỏ trống chuồng chủ yếu để duy trì lƣợng biogas cho đun nấu hàng ngày. Hộ bỏ trống chuồng thƣờng xuyên khiến hầm/túi ủ không thể hoạt động, đó là lý do khiến nông hộ không muốn xây hầm/túi ủ.

- Mong muốn tập huấn: việc mong muốn tập huấn có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc ở mức ý nghĩa 5%, điều kiện các yếu tố khác không đổi, nghĩa là việc nông hộ mong muốn đƣợc tập huấn sẽ làm tăng xác suất chấp nhận áp dụng biogas của nông hộ. Mong muốn đƣợc tập huấn giúp nông hộ tạo thêm nhiều điều kiện để tiếp cận với biogas, hiểu rõ hơn về lợi ích của chúng,có thể khiến nông hộ tăng ý muốn xây hầm/túi ủ.

-Số lƣợng heo/lứa: tổng số heo trong một lứa có ảnh hƣởng theo hƣớng tỷ lệ thuận với xác suất chấp nhận áp dụng mô hình biogas ở mức ý nghĩa 5%, các yếu tố khác không đổi. Thống kê cho thấy có sự chênh lệch khá rõ về số lƣợng heo giữa hộ có dùng biogas và hộ không có biogas. Thông thƣờng hộ có

51

biogas nuôi dao động từ 5-300 con/lứa, trong khi đó hộ không có biogas chỉ nuôi khoảng từ 3-30 con/lứa. Việc gia tăng số lƣợng heo/lứa sẽ dẫn đến việc chất thải cũng tăng lên, đòi hỏi đến công việc giải quyết chất thải để tránh ô nhiễm môi trƣờng và thu lợi ích từ lƣợng phân thải là điều cần thiết, đây cũng là một nguyên nhân thôi thúc nông hộ tăng ý định xây hầm/túi ủ biogas.

- Tuổi: theo kết quả phân tích, biến có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc ở mức ý nghĩa 5% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, độ tuổi của chủ hộ cũng là một yếu tố làm tăng quyết định xây hầm/túi ủ của nông hộ. Các chủ hộ ở độ tuổi càng lớn có xu hƣớng tận dụng tiết kiệm các nguyên liệu có thể mang lại lợi ích,đồng thời kinh nghiệm chăn nuôi và khả năng làm chủ gia đình khá vững vàng,đƣa ra những quyết định có sức thuyết phục, là ngƣời trực tiếp tham gia vào quá trình chăn nuôi. Cho nên độ tuổi cũng là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến quyết định xây hầm của nông hộ.

 Các biến không có ý nghĩa:

-Kinh nghiệm chăn nuôi: đây là biến đƣợc kì vọng có ảnh hƣởng cùng chiều đến quyết định chấp nhận áp dụng biogas của nông hộ. Tuy nhiên, giữa nông hộ có và không có biogas không có sự chênh lệch quá cao về kinh nghiệm chăn nuôi, đồng thời trên thực tế cho thấy việc nông hộ có kinh nghiệm chăn nuôi nhiều hay ít đều không có ảnh hƣởng đến quyết định chấp nhận áp dụng mô hình. Do đó biến không có ý nghĩa.

-Tình hình tiêu thụ: các nông hộ nuôi heo theo quy mô gia đình thƣờng nuôi theo thói quen từ trƣớc tới nay, không tính rõ lãi lỗ, lấy khí biogas cho đun nấu hàng ngày,giảm mùi hôi,….hoạt động của hầm ủ không ảnh hƣởng nhiều tới doanh thu từ việc nuôi heo nên dù việc tiêu thụ heo dễ hay khó cũng không gây ảnh hƣởng đến quyết định chấp nhận biogas của nông hộ. Nên biến không có ý nghĩa

-Thành viên gia đình: biến không có ý nghĩa vì ở nông thôn, ngƣời trực tiếp xuyên suốt tham gia vào quá trình chăn nuôi heo và ngƣời ra quyết định cuối cùng về việc chấp nhận xây hầm/túi thƣờng là các chủ hộ, nên số lƣợng thành viên tham gia vào quá trình chăn nuôi dù ít hay nhiều nhƣng việc ra quyết định áp dụng biogas vẫn là ngƣời nắm giữ chi tiêu gia đình.

52

4.5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN NHỮNG VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG MÔ HÌNH BIOGAS TRONG CHĂN NUÔI HEO

Một phần của tài liệu phân tích tình hình sử dụng biogas và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng mô hình biogas ở huyện kế sách, tỉnh sóc trăng (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)