Về năng lực trí tuệ

Một phần của tài liệu tiểu luận Nghiên cứu trí tuệ và một số chỉ số sinh học của học sinh trường tiểu học và trung học cơ sở Thị trấn Phố Mới - Huyện Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh (Trang 67 - 71)

Năng lực trí tuệ liên quan đến nhiều hiện tượng tâm sinh lý nên việc nghiên cứu trí tuệ được coi là cơng việc của các khoa học liên ngành, phải có sự tham gia của các nhà sinh lý học, tâm lý học, y học, toán học...Trong những năm gần đây, đã có nhiều tác giả nghiên cứu năng lực trí tuệ của học sinh bằng test Raven và thu được kết quả có ý nghĩa [13], [15], [16], [17], [42], [45], [46], [50], [67]...

Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cho thấy, năng lực trí tuệ của học sinh trường tiểu học và THCS thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ở mức trí tuệ trung bình IQ = 102,65 ± 14,26. So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thế Tân [67] nghiên cứu trên đối tượng là học sinh tiểu học và THCS xã Nam Sơn thuộc cùng địa bàn (có chỉ số IQ = 101,65) thì, đối tượng nghiên cứu của chúng tơi có năng lực trí tuệ cao hơn. Vì thực tế, học sinh của chúng tôi thuộc trung tâm của huyện nên mọi điều kiện để cho trẻ phát triển đều tốt hơn so với các khu vực xã trên địa bàn huyện.

Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cịn cho thấy, năng lực trí tuệ của học sinh tăng dần theo tuổi (phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Loan [50]). Theo kÕt quả nghiên cứu về hình ảnh điện não đồ của các tác giả [45], [68] cho thấy, trong giai đoạn từ 6 – 12 tuổi các sóng điện não đồ phát triển hồn chỉnh hố dần dần. Mức độ phát triển của nhịp α tại thuỳ chẩm phụ thuộc vào năng lực trí tuệ của trẻ. Có lẽ vì thế nên, chỉ sè IQ của học sinh tăng nhanh ở giai đoạn 6 – 10 tuổi rồi tăng chậm dần ở giai đoạn 11 – 14 tuổi. Đặc biệt có hiện tượng chỉ số IQ tăng nhiều ở tuổi học sinh cuối cấp (10 và 14 tuổi). Điều này phù hợp với thực tế vì, năng lực trí tuệ một phần phụ thuộc vào vốn tích luỹ kiến thức. Các em học sinh cuối cấp được rèn luyện nhiều hơn về các kỹ năng như khả năng tư duy, phân tích, tổng hợp để đưa ra kết luận chính xác. Mặt khác, các em lại có hướng và mục tiêu phấn đấu nhằm tích luỹ kiến thức để thi vào trường điểm, trường chun, líp

chọn, vào líp 10. Có lẽ vì thế năng lực trí tuệ của các em tăng lên rõ rệt. Nhận xét này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả [26], [67].

Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở lứa tuổi (6-11 tuổi) học sinh nữ có chỉ số IQ cao hơn so với của nam một chót Ýt nhưng đến lứa tuổi lớn hơn (12, 14 tuổi) thì chỉ sè IQ của nam lại cao hơn của nữ. Điều này phù hợp với quy luật phát triển chung của trẻ. Trong quá trình phát triển của trẻ thì, nữ thường phát triển sớm hơn nam. ĐÕn tuổi dậy thì, ở nam 13-15 tuổi, nữ 11-13 tuổi có sự phân hố rõ ràng. Lúc này, nam lại phát triển nhanh hơn nữ. Tuy nhiên, sự chênh lệch này là khơng có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy, khơng có sù khác biệt giữa nam và nữ về năng lực trí tuệ. Kết luận này phù hợp với nghiên cứu của nhiều tác giả [16], [26], [48], [52], [69]...Nh vậy có thể thấy, phong tục lạc hậu với tư tưởng trọng nam khinh nữ đã dần được xoá bỏ. Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, nhận thức của con người ngày một tiến bộ. Vì thế, trong gia đình cũng như ngồi xã hội, hầu hết nam giới và nữ giới đều nhận được sự quan tâm như nhau của các bậc cha mẹ và các tổ chức xã hội. Thực tế cho thấy, nữ giới cũng có đủ năng lực để thực hiện và hồn thành tốt mọi cơng việc nh nam giới.

Một điều phải nói đến trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi là học sinh ở tuổi 13 thuộc khối líp 8 có chỉ số IQ cịng nh mét số chỉ số sinh học khác hầu nh đều thấp hơn so với lứa tuổi liền trước và liền sau nã. Chóng tơi nghĩ, điều này có thể do đầu vào của khối líp 8 thấp hơn so với các khối khác, hơn nữa thái độ học tập và rèn luyện của các em rất kém (xếp thứ cuối của trường). Đây chính là một trong sè những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và thể lực của các em.

So sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả Trần Thị Loan [50] và Nguyễn Thế Tân [67] (bảng 4.1) cho thấy, kÕt quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với kết quả nghiên cứu của các tác giả [50], [67] và một số tác giả khác [13], [16], [26], [46], [59]... Sự phân bố học sinh theo các mức trí tuệ

có dạng phân phối chuẩn. Trong đó số học sinh có chỉ số IQ ở mức trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 42,47%, số học sinh có chỉ số IQ ở mức trên trung bình chiếm tỷ lệ cao hơn số học sinh có chỉ số IQ dưới mức trung bình. Trong cùng một độ tuổi, sự phân bố học sinh nam và nữ theo chỉ số IQ có sự chênh lệch nhưng khơng có ý nghĩa thống kê.

Bảng 4.1. Sự phân bố học sinh theo các mức trí tuệ của một số tác giả khác nhau

Tác giả Tỉ lệ học sinh thuộc các mức trí tuệ (%)

I II III IV V VI VII Nguyễn Thị Xuyến Nam 1,19 12,89 21,96 40,09 19,33 4,06 0,48 Nữ 1,29 9,70 25,00 42,25 16,59 3,88 1,29 Chung 1,25 11,21 23,56 41,22 17,89 3,96 0,91 Nguyễn Thế Tân Nam 0,47 8,22 20,66 52,82 12,91 4,22 0,70 Nữ 0,51 8,10 20,25 50,13 14,68 6,33 0 Chung 0,49 8,16 20,46 51,52 13,76 5,24 0,37 Nguyễn Thị Xuyến Tiểu học 2,21 10,84 17,47 40,96 24,50 4,02 0 THCS 0 11,69 31,43 41,55 9,35 3,90 2,08 Trần Thị Loan Tiểu học 2,21 8,20 18,36 42,32 17,10 9,14 2,68 THCS 2,44 8,69 18,56 54,00 12,04 2,27 0

So với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Loan [48] thì, học sinh của chúng tơi có mức trí tuệ I, IV chiếm tỉ lệ thấp hơn so với của tác giả. Có thể, do Quế Võ là một huyện nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh, mới được đơ thị hố trong ba năm trở lại đây, nên mức sống chưa cao, đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, người dân đã quan tâm đến sự phát triển của con mình nhưng hiệu quả chưa cao. Tuy nhiên, tỉ lệ học sinh có mức trí tuệ II và III thì học sinh của chúng tơi cao hơn, đồng thời số học sinh có mức trí tuệ VII thấp hơn.

trên trung bình thấp hơn so với bậc THCS và tỷ lệ học sinh có mức trí tuệ dưới trung bình cao hơn. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Loan [50]. Nhưng có điểm khác trong nghiên cứu của chúng tơi so với nghiên cứu của tác giả là ở bậc tiểu học khơng có học sinh có mức trí tuệ VII và ở bậc THCS lại khơng có học sinh nào đạt mức trí tuệ I. Do đối tượng nghiên cứu của chúng tơi chỉ có một trường tiểu học và một trường THCS thuộc thị trấn, phạm vi tuyển sinh hẹp, số lượng Ýt. Hơn nữa, học sinh ở bậc tiểu học còn nhỏ, dễ nghe lời người lớn, học tập chăm chỉ. Mặt khác, hết bậc tiểu học đã có sự tuyển chọn học sinh giỏi vào trường điểm của huyện. Nên ở bậc THCS khơng cịn học sinh đạt trí tuệ loại I.

Một phần của tài liệu tiểu luận Nghiên cứu trí tuệ và một số chỉ số sinh học của học sinh trường tiểu học và trung học cơ sở Thị trấn Phố Mới - Huyện Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w