Mối tương quan giữa năng lực trí tuệ với một số chỉ số sinh học và học lực.

Một phần của tài liệu tiểu luận Nghiên cứu trí tuệ và một số chỉ số sinh học của học sinh trường tiểu học và trung học cơ sở Thị trấn Phố Mới - Huyện Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh (Trang 76 - 81)

học và học lực.

4.1.5.1. Mối tương quan giữa năng lực trí tuệ với các chỉ số sinh lý

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, mối tương quan giữa chỉ số IQ với khả năng ghi nhớ là mối tương quan thuận, chặt chẽ. Vì giữa chúng có hệ số tương quan mang giá trị dương , trong đó hệ số tương quan giữa chỉ số IQ với trí nhớ thính giác r = 0,79799, với trí nhớ thị giác r = 0,79827. Điều này có nghĩa là học sinh có chỉ số IQ càng cao thì khả năng ghi nhớ càng tốt, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả [13], [67].

Giữa chỉ số IQ với khả năng chó ý có mối tương quan thuận, chặt chẽ. Cụ thể hệ số tương quan giữa chỉ số IQ với đé tập trung chó ý là r = 0,67945, với độ chính xác chú ý r = 0,70163, với tốc độ chú ý r = 0,61121. Như vậy là giữa chỉ số IQ với độ tập trung chó ý và độ chính xác chú ý có mối tương quan chặt chẽ hơn với tốc độ chú ý. Trên thực tế, mét sè Ýt học sinh có chỉ số IQ thấp mà tốc độ chó ý nhanh nhưng độ chính xác và độ tập trung chó ý thấp. Mét số học sinh có chỉ số IQ cao nhưng tốc độ chú ý khơng nhanh do các em có thãi quen thận trọng trong q trình làm bài nên độ chính xác chú ý rất cao.

Khi nghiên cứu mối tương quan giữa năng lực trí tuệ với thời gian phản xạ cảm giác – vận động chúng tôi thấy, hệ số tương quan có giá trị âm.

càng cao thì tốc độ phản xạ càng nhanh. Hệ số tương quan giữa chỉ số IQ với thời gian phản xạ thị giác r = - 0,67394, với thời gian phản xạ thính giác r = - 0,92843. Đây là mối tương quan tuyến tính và chặt chẽ, phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả [13], [27], [50], [54], [59]...trên đối tượng học sinh, sinh viên.

4.1.5.2. Mối tương quan giữa các chỉ số sinh học của học sinh

KÕt quả nghiên cứu cho thấy, độ tập trung chó ý với trí nhớ ngắn hạn có mối tương quan thuận, chặt chẽ phù hợp với nhận xét của tác giả Nguyễn Thế Tân [67]. Hơn nữa, chúng tơi cịn nhận thấy mối tương quan nghịch giữa độ tập trung chó ý với thời gian phản xạ.

Tập trung chó ý là khả năng tạo ra ổ hưng phấn cực đại tồn tại trong từng thời điểm nhất định mà não có thể huy động các vùng khác nhau tham gia vào việc hình thành phản xạ định hướng theo nguyên tắc ưu thế. Đường ra của điểm ưu thế trở thành “con đường chung cuối cùng” cho tất cả các điểm hưng phấn khác [36]. Nã liên quan mật thiết với q trình hình thành trí nhớ ngắn hạn. Vì thế, độ tập trung chó ý càng cao thì khả năng ghi nhớ càng tốt, tốc độ phản xạ càng nhanh, khả năng xử lý thơng tinh càng chính xác.

4.1.5.3. Mối tương quan giữa năng lực trí tuệ và học lực của học sinh

Kết quả nghiên cứu mối tương quan giữa năng lực trí tuệ với học lực cho thấy, đa số học sinh có học lực giỏi, khá thường có năng lực trí tuệ từ trung bình trở lên, cịn học sinh có học lực trung bình, yếu và kém đa số thuộc loại trí tuệ trung bình trở xuống. Điều này có nghĩa là học sinh có học lực giỏi và khá thường có năng lực trí tuệ cao, những học sinh có học lực trung bình, yếu, kém có năng lực trí tuệ thấp. Vì vậy, giữa chỉ số IQ với học lực của học sinh có mối tương quan thuận.

Tuy nhiên trên thực tế, một số Ýt học sinh có chỉ số IQ ở mức xuất sắc (0,38%) và thông minh (12,07%) nhưng lại xếp học lực trung bình hoặc học lực yếu lại có chỉ số IQ ở mức thơng minh và trung bình chỉ có ở bậc

THCS. Cịng nh các tác giả khác [16], [26], [46], [50], chóng tơi cho rằng, sở dĩ tồn tại hiện tượng này là do học sinh thiếu động cơ học tập, ham chơi và lười biếng. Hơn nữa, học sinh bậc THCS là giai đoạn các em chuẩn bị và bước vào tuổi dậy thì. Đây là giai đoạn xung đột trong cuộc sống, có nhiều thay đổi lớn [44]. Vì thế, một số em có những việc làm vượt khỏi tầm kiểm sốt của cha mẹ, có thể đây cũng là một trong những lÝ do đưa các em đến tình trạng xa dần với cơng việc học tập và rèn luyện. Ngược lại, một số Ýt học sinh ở bậc tiểu học có chỉ số IQ thấp (tầm thường) lại có học lực giỏi (3,53%). Đây có lẽ là do những học sinh nhỏ được sự quan tâm chăm sóc của các bậc cha mẹ, dễ nghe lời người lớn, có tinh thần học tập tốt, cần cù và siêng năng nên đã có được kết quả học tập tốt.

Nh vậy, kết quả học tập của học sinh phần chủ yếu phụ thuộc vào

năng lực trí tuệ. Ngồi ra nó cịn phụ thuộc vào một số yếu tố khác nh tinh thần, thái độ học tập, điều kiện học tập, sự quan tâm chăm sóc của gia đình, nhà trường và xã hội. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả Mai Văn Hưng [26], Trần Thị Loan [50], Lê thị Phương Hoa [16], Nguyễn Thị Tường Loan [46]...

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh học của học sinh từ 6 đến 14 tuổi thuộc hai trường tiểu học và trung học cơ sở thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, chúng tơi rót ra một số kết luận.

1) Năng lực trí tuệ của học sinh tiểu và trung học cơ sở thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh xếp loại trung bình (IQ=102,65), khơng có sự khác biệt đáng kể về năng lực trí tuệ theo giới tính. Chỉ sè IQ của học sinh tăng dần theo tuổi, thấp nhất là lúc 6 tuổi (IQ=96,53), cao nhất là lúc 12 tuổi (IQ=106,66). Sự phân bố học sinh theo các mức trí tuệ có dạng phân phối chuẩn, tỷ lệ học sinh có mức trí tuệ trung bình chiếm nhiều nhất 42,47%, tiếp đến là tỷ lệ học sinh có mức trí tuệ trên trung bình (35,33%) và cuối cùng là học sinh có mức trí tuệ dưới trung bình chiếm (22,20%). 2) Khả năng ghi nhớ của học sinh tăng theo tuổi thấp nhất là lúc 6 tuổi (trí nhớ thính giác là 1,95 điểm, trí nhớ thị giác là 2,31 điểm) và cao nhất ở tuổi 14 (trí nhớ thính giác là 6,59 điểm, trí nhớ thị giác là 6,69 điểm). Trong cùng một độ tuổi khả năng ghi nhớ của học sinh nam và học sinh nữ khơng có sù khác biệt đáng kể. Khi so sánh trí nhớ thính giác và trí nhớ thị giác ở từng lứa tuổi thường Ýt có sự khác biệt. Tuy nhiên, khi so sánh trên tổng thể thì trí nhớ thị giác tốt hơn trí nhớ thính giác ở mức có ý nghĩa.

3) Khả năng chú ý của học sinh tăng dần từ 6 đến 14 tuổi, thấp nhất là lúc 6 tuổi (độ tập trung chó ý là 18,03 chữ/phút, độ chính xác chú ý là 0,81, tốc độ chú ý là 2,47 chữ/giây), cao nhất là lúc 14 tuổi (độ tập trung chó ý là 41,85 chữ/phút, độ chính xác chú ý là 0,93, tốc độ chú ý là 5,69 chữ/giây). Trong cùng một độ tuổi khả năng chú ý của nữ cao hơn của nam chót Ýt nhưng khơng đáng kể.

4) Thời gian phản xạ cảm giác – vận động của học sinh giảm dần theo tuổi, dài nhất là lúc 6 tuổi (thời gian phản xạ thị giác là 716 ms, thính giác 711 ms) và ngắn nhất ở tuổi 14 (thời gian phản xạ thị giác 481 ms, thính giác 469 ms). Trong cùng một độ tuổi, thời gian phản xạ của học sinh nam và học sinh nữ khơng có sự khác biệt.

5) Mối tương quan giữa năng lực trí tuệ với một số chỉ số sinh học của học sinh đều là mối tương quan tuyến tính và chặt chẽ. Cụ thể, giữa chỉ số IQ với khả năng ghi nhớ có mối tương quan thuận, chặt chẽ. Giữa chỉ số IQ với khả năng chú ý có mối tương quan thuận. Giữa chỉ số IQ với thời gian phản xạ cảm giác – vận động có mối tương quan nghịch, hệ số tương quan có giá trị âm (với thời gian phản xạ thị giác r = - 0,92843, với thời gian phản xạ thính giác r = - 0,67394).

Nh vậy, đa số những học sinh có chỉ số IQ cao thì khả năng ghi nhớ,

khả năng chú ý cũng tốt và phản xạ nhanh.

6) Độ tập trung chó ý với khả năng ghi nhớ có mối tương quan thuận, chặt chẽ. Cịn giữa độ tập trung chó ý với thời gian phản xạ có mối tương quan nghịch. Khi độ tập trung chó ý cao thì khả năng ghi nhớ tốt và phản xạ nhanh.

7) Giữa năng lực trí tuệ và học lực của học sinh có mối tương quan thuận. Đa số những họ sinh có học lực khá, giỏi đều có chỉ số IQ cao từ trung bình trở lên, cịn những học sinh có học lực trung bình, yếu, kém thường có chỉ số IQ thấp từ trung bình trở xuống. Có một số Ýt học sinh có học lực giỏi mà chỉ số IQ ở mức tầm thường (3,53%), hoặc học lực trung bình lại có chỉ số IQ ở mức xuất sắc (0,35%). Điều này có nghĩa là học lực chủ yếu phụ thuộc vào năng lực trí tuệ, nhưng ngồi ra cịn phụ thuộc vào một số yếu tố khác.

KIẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: 1. Năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh học thay đổi thường xuyên theo tuổi và phụ thuộc nhiều vào điỊu kiện mơi trường, điều kiện học tập.

Vì vậy, cần tiếp tục tiến hành nghiên cứu vấn đề này trên đối tượng học sinh để đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp cho từng độ tuổi.

2. Trong giáo dục cần kết hợp các phương pháp dạy học tích cực để đem lại hiệu quả cao trong học tập, đặc biệt giáo viên phải tăng cường sử dụng giáo cụ trực quan giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn và nhanh thuộc bài. Hơn nữa giáo viên phải thiết kế được những bài giảng hợp lý, sinh động để thu hót sự chú ý cũng như phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh.

3. Việc đào tạo thế hệ trẻ thông minh, năng động, sáng tạo, nhanh nhạy... phơ thuộc vào điều kiện gia đình, nhà trường và xã hội. Vì vậy, nhà nước cần phải có những chính sách tối ưu để nâng cao đời sống kinh tế, văn hoá, cần phải quan tâm đến giáo dục gia đình và đầu tư cho giáo dục nhiều hơn nữa. Các bậc cha mẹ phải quan tâm hơn đến sự phát triển của con em mình.

Một phần của tài liệu tiểu luận Nghiên cứu trí tuệ và một số chỉ số sinh học của học sinh trường tiểu học và trung học cơ sở Thị trấn Phố Mới - Huyện Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w