Khả năng ghi nhí

Một phần của tài liệu tiểu luận Nghiên cứu trí tuệ và một số chỉ số sinh học của học sinh trường tiểu học và trung học cơ sở Thị trấn Phố Mới - Huyện Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh (Trang 71 - 73)

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, khả năng ghi nhớ của học sinh tăng dần từ 6 đến 14 tuổi, khả năng nhớ tăng nhanh ở giai đoạn 6 - 10 tuổi và chậm dần ở lứa tuổi 11 - 14. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả [50], [67].

Khả năng ghi nhớ có liên quan với q trình hồn thiện về cấu trúc và chức năng của các tế bào thần kinh, cũng như quá trình hình thành đường liên hệ giữa chúng với nhau và giữa những cấu trúc thần kinh liên quan với chức năng tiếp nhận và duy trì thơng tin trong não bộ. Do đó hệ thần kinh của các em học sinh từ 6 – 14 tuổi là giai đoạn đang phát triển và hoàn thiện dần về chức năng. Kết quả nghiên cứu về hình ảnh điện não đồ của các tác giả [45], [68] cho thấy, trong giai đoạn từ 6 – 12 tuổi các sóng điện não đồ phát triển hồn chỉnh hố dần dần. Mức độ phát triển của nhịp α tại thuỳ chẩm phụ thuộc vào năng lực trí tuệ của trẻ. Vì vậy, khả năng ghi nhớ của các em trong giai đoạn này cũng thay đổi theo líp tuổi.

So sánh với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Loan [50] (bảng 4.2) thì khả năng ghi nhớ của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn. Như chúng tôi đã đề cập ở trên, do đối tượng nghiên cứu thuộc địa bàn khác

nhau, nên điều kiện kinh tế, mức sống cũng như điều kiện học tập của học sinh trên địa bàn nghiên cứu của chúng tôi đều thấp hơn.

Bảng 4.2. Khả năng ghi nhớ của học sinh theo nghiên cứu của một số tác giả

Tuổi

Nguyễn Thị Xuyến Trần Thị Loan

Trí nhớ thị giác Trí nhớ thính giác Số chữ số nhớ đúng

chung chung Nam Nữ

6 2,31 1,95 4,05 4,02 7 2,53 2,32 4,34 4,24 8 3,17 2,70 4,66 4,54 9 4,42 4,12 5,00 4,80 10 5,33 4,82 5,73 5,51 11 5,34 5,01 6,61 6,38 12 5,62 5,39 7,26 6,93 13 6,09 5,58 7,88 7,74 14 6,69 6,59 8,42 8,01

Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hương Hải [13] trên cùng địa bàn huyện thì, khả năng nhớ của học sinh trong nghiên cứu của chúng tơi tốt hơn. Điều này, có thể do đối tượng nghiên cứu không giống nhau. Ngồi ra địa bàn nghiên cứu của chùng tơi thuộc trung tâm thị trấn, còn đối tượng nghiên cứu của Nguyễn Hương Hải thuộc nhiều xã trong huyện. Hơn nữa, theo kết quả nghiên cứu của Võ Văn Tồn [68] về sù thay đổi hình ảnh điện não đồ. Theo tác giả thì các sóng phát triển hoàn chỉnh lúc 12 tuổi. Trong giai đoạn dậy thì (từ 12 – 15 tuổi) nhịp α tại thuỳ chẩm khơng ổn định. Có lẽ, cũng chính vì vậy mà khả năng ghi nhớ và tập trung chó ý của trẻ giảm đi đôi chút.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, trong cùng một độ tuổi khả năng ghi nhớ của học sinh nam và học sinh nữ khơng có sự khác biệt

Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả [17], [52], [69] nhưng khác với kết quả nghiên cứu của các tác giả [13]. Chóng tơi nghĩ, điều này liên quan đến quá trình hình thành trí nhớ hình tượng. Thực tế đối tượng học sinh của chúng tôi là thế hệ học sinh đã được áp dụng những phương pháp dạy học mới, với đồ dùng dạy hoc trực quan, sách giáo khoa có nhiều hình vẽ sinh động. Do đó, học sinh quen với việc quan sát đối tượng rồi phân tích, tổng hợp và đưa ra kết luận. Có lẽ, vì vậy mà các em có khả năng nhớ bằng quan sát tốt hơn. Điều này cho thấy, cần phát huy phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh có khả năng ghi nhí nhanh hơn.

Một phần của tài liệu tiểu luận Nghiên cứu trí tuệ và một số chỉ số sinh học của học sinh trường tiểu học và trung học cơ sở Thị trấn Phố Mới - Huyện Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w