Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, khả năng chú ý của học sinh tăng dần từ 6 – 14 tuổi. Độ tập trung chó ý, độ chính xác chú ý và tốc độ chú ý thấp nhất là lúc 6 tuổi, cao nhất là lúc 14 tuổi. Kết quả tương tự có thể thấy trong cơng trình nghiên cứu của các tác giả khác [50], [67].
Nh chóng ta đã biết, tập trung chó ý là khả năng tạo ra các ổ hưng
phấn cực đại tồn tại trong từng thời điểm để hình thành các phản xạ định hướng theo nguyên tắc ưu thế. Nó thể hiện mức độ phát triển và khả năng hoạt động của hệ thần kinh trong quá trình phát triển cá thể. Có lẽ, chính vì vậy mà khả năng chú ý của học sinh từ 6 – 10 tuổi thay đổi nhiều hơn, còn từ 10 – 13 tuổi mức độ thay đổi chậm dần. Lúc 14 tuổi, khả năng chó ý của các em tăng nhanh, có thể do cuối cấp các em được rèn luyện nhiều hơn các kỹ năng để tập trung cho các kỳ thi chọn lọc và thi vào líp 10.
So sánh khả năng chú ý của nam và nữ trong cùng độ tuổi có chênh lệch chút Ýt nhưng không cã ý nghĩa thống kê. Khi xét chung trên tổng số thì trong ba chỉ số về khả năng chú ý chỉ có tốc độ chú ý là có sự khác biệt. Tốc độ chú ý của nữ cao hơn của nam ở mức ý nghĩa. Chúng tôi nghĩ, sự khác nhau này có liên quan đến đặc điểm của bài test Ochan Bourdon. Test
Ochan Bourdon đòi hỏi sức bền chú ý, tính kiên trì cao. Điều này thể hiện ở học sinh nữ tốt hơn so với học sinh nam.
Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Loan chúng tơi thấy, độ tập trung chó ý và tốc độ chú ý của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi thÊp hơn của tác giả. Do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi thuộc vùng nông thôn, mọi điều kiện cho trẻ học tập và rèn luyện không thể bằng Hà Nội. Còn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thế Tân thuộc cùng địa bàn huyện thì, độ chính xác chú ý của học sinh chúng tôi gần nh ngang bằng,
đồng thời cịn có chiều hướng phát triển tốt hơn.