Cỏ thể học môn Toán tốt hơn:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp giảng dạy toán cúa giáo viên và tự học toán của học sinh PTTH hiện nay tại TP (Trang 91 - 96)

I. Về thực trạng phƣơng pháp giảng dạy

9) cỏ thể học môn Toán tốt hơn:

49,1% học sinh cho rằng cần phân bố thời gian học Toán cho hợp lý. 26,4% học sinh yêu cầu có nhiều tài liệu hơn

15,1% học sinh yêu cầu tổ chức thi đố vui và các hình thức khác sinh động hơn về môn Toán và rất ít thí sinh kiến nghị về chất lƣợng dạy giỏi của ngƣời thầy (5,7%).

Đặc biệt là có đến 62% học sinh đề nghị thay đổi phƣơng pháp dạy sinh động hơn. * Đặc biệt đi sâu tìm hiểu các học sinh thích học môn Toán, chúng ta nhận thấy đa số các em có đi học thêm môn Toán, có nhiều loại sách tham khảo Toán. Tuy các em lên bảng giải Toán nhiều hơn, có nêu ra thắc mắc hơn các bạn khác nhƣng cũng chỉ ở mức độ "thỉnh thoảng".

58% số các học sinh thích Toán cho rằng Toán có ích cho việc nâng cao khả năng suy luận và 52,9% cho rằng cần thiết là để thi đại học.

Hầu hết các học sinh thích môn Toán sử dụng sách giáo khoa là "xem lại phần không hiểu" (88,2%) chứ chƣa tìm tòi nâng cao kiến thức.

KHOA TOÁN – TIN ĐHSP TP. HCM Trang 15 CHƢƠNG IV : TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - BÌNH LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

I. Tóm tắt kết quả nghiên cứu – Bình luận

1. Thực trạng phương pháp giảng dạy Toán hiện nay:

Tại các trƣờng PTTH trong thành phố hiện nay, nói chung, phƣơng pháp dạy và học Toán chƣa thể hiện sự đổi mới, so với hai, ba chục năm trƣớc đây; vẫn là phƣơng pháp dạy học và học lấy "ngƣời thầy làm trung tâm", thầy nặng về thuyết trình; giảng giải và ghi chép lên bảng, học sinh chỉ cố gắng nghe, hiểu và chép lại.

Kiến thức chỉ truyền đạt một chiều từ thầy đến trò, do đó hoạt động dạy và học trong lớp đơn điệu, thiếu sinh động và hấp dẫn, học sinh thụ động, lƣời suy nghĩ để đặt lại vấn đề, từ đó tƣ duy và cá tính sáng tạo của học sinh không đƣợc phát huy.

Một số không nhiều giáo viên đƣợc đánh giá là "dạy giỏi và có nhiều kinh nghiệm" cũng vẫn chƣa đạt đƣợc phƣơng pháp giảng dạy "theo hƣớng tập trung vào học sinh", mà chỉ thể hiện qua các yếu tố: chính xác, cô đọng và sáng sủa trong cách truyền đạt nội dung, đƣa nhiều kỹ năng và thủ thuật giải toán trong việc hƣớng dẫn học sinh giải bài tập thực hành, chứ chƣa chú ý phát huy tính chủ động, tích cực học tập, suy nghĩ và tìm tòi của học sinh. Đó là hệ quả của:

(1) Chính sách vĩ mô trong nhiều năm trƣớc đây chƣa đầu tƣ đúng mức cho ngành giáo dục - đào tạo, một bộ phận giáo viên chƣa đủ trình độ, chƣa có kiến thức sâu và rộng, thậm chí có nhiều giáo viên còn yếu, chƣa nắn đƣợc nội dung giảng dạy vẫn đứng lớp.

(2) Ngoài giờ dậy chính khóa, ngƣời thầy phải làm việc thêm quá nhiều để giải quyết kinh tế gia đình nên không còn thời gian đầu tƣ cho việc tự học tự nâng cao trình độ và phƣơng pháp giảng dạy.

(3) Đánh giá về chất lƣợng dạy và học của các cấp quản lý còn phiến diện chỉ lấy điểm số và kết quả thi để đánh giá, chƣa có chuẩn khoa học.

KHOA TOÁN – TIN ĐHSP TP. HCM Trang 16 (5) Thầy giáo ít đƣợc bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nhiệm vụ; không đƣợc giao lƣu, học hỏi các phƣơng pháp mới ở các nƣớc phát triển.

(6) Lớp học quá đông học sinh với lành độ không đồng đều. (7) Lệ thuộc có tính pháp lý về sách giáo khoa của Bộ.

(8) Sự gắn kết giữa trƣờng Đại học sƣ phạm với các trƣờng phổ thông trung học, giữa các trƣờng với các nhà máy, Công ty, xí nghiệp... chƣa đƣợc chú trọng.

2) Tình hình học Toán và tự học Toán của học sinh

* Số học sinh yêu thích môn Toán và hứng thú trong việc học toán rất thấp. Theo kết quả nghiên cứu thì có 17 HS trên tổng số 200 HS của toàn mẫu là có khả năng tự học giữa học sinh nam và nữ. Việc tự học Toán tập trung ở khối lớp 11 và 12; tập trung ở HS khá giỏi. Nhƣng ngay ở nhóm này, học sinh học Toán cũng chỉ quan tâm nhiều đến kỳ thi đại học. Đối với các học sinh tự học, các em tham gia tích cực vào hoạt động của lớp nhƣ thƣờng xuyên phải biểu ý kiến, tích cực lên bảng giải bài tập, đọc nhiều tài liệu tham khảo hơn. Số đông còn lại thì học thụ động, thƣờng các em không biết cách lự học, thiếu tự tin trong việc tự đọc sách, phải dành thời gian cho nhiều môn học khác; các em chỉ chú trọng cách giải toán nhanh để đối phó với các kỳ kiểm tra và thi nên ngại tìm tòi, suy nghĩ. Một số gia đình học sinh chƣa hiểu giá trị của việc tự học và do đó không tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, tài liệu tham khảo để các em có thể tự học tốt.

Mặt khác, nhà trƣờng chƣa quan tâm đến việc tự học của học sinh do phải chạy theo thành tích trƣớc mắt; do đó chƣa có các phong nào thi đua, hội thảo, hƣớng dẫn việc tự học. Đa số thƣ viện của các trƣờng PTTH chƣa trang bị đầy đủ sách báo, tài liệu tham khảo. Chƣơng trình môn Toán có sự phân bổ thời gian chƣa hợp lý,

B. Đề xuất

Để việc "đổi mới phương pháp giảng dạy" có tính khả thi, và "phong trào tự học"

trở thành phổ biến trong tất cả học sinh PTTH, chúng tôi có các đề nghị sau:

1) Nhà nƣớc cần đầu tƣ nhiều hơn nữa cho ngành giáo dục - đào tạo, đặc biệt là bảo đảm đời sống, điều kiện làm việc; học tập, nghiên cứu của các thầy cô giáo; môi trƣờng thuận lợi và điều kiện học tập, nâng cao sức khỏe của học sinh.

KHOA TOÁN – TIN ĐHSP TP. HCM Trang 17 Tạo điều kiện để các cấp lãnh đạo ngành giáo dục, các thầy cô giao lƣu học tập, trao đổi kinh nghiệm với các trƣờng PTTH ở các nƣớc tiên tiến và các nƣớc trong khu vực.

2) Cải tổ bộ máy quản lý theo hƣớng tinh giản, hiệu quả. Chọn những cán bộ có trình độ, năng động, có trách nhiệm, có bản lĩnh và dũng khí trong việc cải tổ chấn hƣng nền giáo dục, làm công lác quản lý. Phải sàng lọc lại đội ngũ giáo viên chỉ ngƣời giáo viên đủ trình độ, năng lực, tƣ cách đạo đức tốt, trung thực yêu nghề mới đƣợc chọn đứng lớp. cần nhiều chế độ ƣu đãi để thu hút những ngƣời có tài, đạo đức tham gia hoạt động giáo dục - đào tạo. Thƣờng xuyên bồi dƣỡng và nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho giáo viên.

3) Cải cách việc đánh giá chất lƣợng dạy và học - cách thi cử. Tiêu chí hòng chuẩn hóa việc đánh giá. Quản lý chặt chẽ việc thi cử và đánh giá chính xác, trung thực.

4) Tăng cƣờng công tác, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn; dành thời gian thích hợp cho các hoạt động ngoại khóa, giao lƣu khoa học nhằm bổ sung kiến thức và làm cho học sinh thấy đƣợc hiện thực sinh động.

5) Tìm các phƣơng thức kết hợp chặt chẽ nhà trƣờng với gia đình, Trƣờng đại học Sƣ phạm với các trƣờng PTTH.

6) Cải cách chƣơng trình, nội dung sách giáo khoa, chú trọng tính hợp lý trong việc phân bố nội dung dạy Toán giữa các cấp lớp và thời gian phù hợp.

KHOA TOÁN – TIN ĐHSP TP. HCM Trang 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đề tài nghiên cứu này đƣợc sự tham gia tích cực của Tống Phƣớc Lộc với luận văn tốt nghiệp đại học: Tìm hiểu thực trạng giảng dạy Toán ở trường phổ thông trung học - 2001,

Trần Yến Phƣơng với luận văn tốt nghiệp đại học: Tìm hiểu tình hình tự học Toán của học sinh ở một số trường PTTH trên địa bàn TP.HCM -2001 và Nguyễn Thị Thu Thảo với luận văn tốt nghiệp đại học: Tìm hiểu về cấu trúc chương trình toán II - 2001.

SÁCH:

1. Phạm Văn Đồng - Hãy tiến mạnh trên mặt trận khoa học và kỹ thuật, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1969.

2. Nguyễn Cảnh Toàn - Học - Tự học, NXB Giáo dục, 1997.

3. Lê Thị Hoài Châu - Lê Văn Tiến - Nguyễn Văn Vĩnh - Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động - TP. Hồ Chí Minh, 1999.

4. Hoàng Chúng - Phương pháp dạy học ở trường PTTH cơ sở. NXB Giáo Dục, 1995. 5. Hoàng Chúng - Rèn luyện khả năng sáng tạo Toán học ở trường phổ thông. NXB TP.

Hồ Chí Minh, 1993.

6. Quang Dƣơng - Một số phương pháp dạy học mới - Đại học Đà Lạt, 1991.

7. Nguyễn Bá Kim và cộng sự - Phương pháp dạy học môn Tóan. NXB Giáo dục, 1997. 8. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dƣơng Thụy - Phương pháp dạy học Toán phần 2. NXB Giáo dục,

1994.

9. Nguyễn Thái Hòe - Rèn luyện tư duy qua giải bài tập Toán - NXB Giáo dục, 1997. 10. Nguyễn Hiến Lê - Tự học - Một nhu cầu cửa thời đại. NXB Mũi Cà Mau, 1994.

11. Micheal Develay (Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Phan Hữu Châu dịch) - Một số vấn đề về sáng tạo giáo viên.

KHOA TOÁN – TIN ĐHSP TP. HCM Trang 19 12. Nguyễn Thị Oanh - Giáo dục chủ động - Hội tâm lý giáo dục TP. Hồ Chí Minh, 1992. 13. Okon - Những cơ sở của việc dạy học nên vấn đề. NXB Giáo Dục.

14. GSTS. Dƣơng Thiệu Tống - Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, Bộ GD-ĐT 15. GSTS. Dƣơng Thiệu Tống - Suy nghĩ về văn hóa giáo dục Việt Nam - NXB Trẻ, 1995. 16. Nguyễn Đức Danh - Những cơ sở của kỹ thuật trắc nghiệm (Tài liệu lƣu hành nội bộ),

1994.

17. Hàm Châu - Hiếu học và tài năng, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998. BÁO - TẠP CHÍ

1. Nghiên cứu Giáo dục

2. Tạp chí Toán học và Tuổi trẻ. 3. Giáo dục sáng tạo

4. Giáo dục và thời đại. 5. Báo Phụ nữ TP.HCM 6. Báo Sài Gòn Giải Phóng 7. Báo Tuổi trẻ. .

8. Tạp chí Khoa học (Trƣờng Đại học Sƣ phạm). 9. Kỷ yếu Khoa học (Trƣờng Đại học Sƣ phạm). 10. Tạp chí nghiên cứu khoa học

11. Kỷ yếu hội thảo Khoa học: Đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng hoạt động hóa ngƣời học - Hà Nội, 1995.

12. Phƣơng pháp luận sáng tạo KHKT - UB.KHKT TP. Hồ Chí Minh, 1992.

13. Kỷ yếu hội thảo: Đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng Đại học Sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh, 1999.

14. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Đổi mới phƣơng pháp dạy học - Một yêu cầu bức xúc của giáo dục và đào tạo.

15. Hội nghị Trƣờng Sƣ phạm đón đầu Đổi mới Giáo dục Phổ thông, Mầm Non Nha Trang 8/2.000.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp giảng dạy toán cúa giáo viên và tự học toán của học sinh PTTH hiện nay tại TP (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)