Tầm quan trọng của sự tự học

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp giảng dạy toán cúa giáo viên và tự học toán của học sinh PTTH hiện nay tại TP (Trang 31 - 33)

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Cách học tập, phải lấy tự học làm cốt". Và ngay từ những năm 60, Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng đã viết: "Trong nhà trƣờng, điều chủ yếu không phải là nhồi nhét cho học trò một mớ kiến thức hỗn độn, tuy rằng kiến thức là cần thiết. Điều chủ yếu là giáo dục cho học trò phƣơng pháp suy nghĩ, phƣơng pháp suy luận, phƣơng pháp diễn tả, rồi phƣơng pháp nghiên cứu, phƣơng pháp học tập, phƣơng pháp giải quyết vấn đề". "Dạy học phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự học, tự rèn luyện của học sinh", "Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo", "Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học", đó chính là một quá trình thống nhất biện chứng: Quá trình dạy - tự học.

KHOA TOÁN – TIN ĐHSP TP. HCM Trang 30 Đặc biệt, chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ về thông tin, lƣợng kiến thức khoa học mới mà thế giới đạt đƣợc trong mỗi phút trôi qua là vô cùng đồ sộ. Trong khoảng thời gian có hạn, nhà trƣờng, thầy cô giải giáo chỉ có thể chuyển tải đến học sinh một lƣợng kiến thức rất nhỏ, trong khi đó, thế kỷ 21 là thế kỷ của tri thức - tri thức đến đòi hỏi không phải chỉ ở một số ít mà toàn xã hội, tri thức chất chứa trong mọi sản phẩm của con ngƣời do đó không một nhà trƣờng nào, một thầy cô nào có khả năng đáp ứng đủ tri thức cho từng ngƣời dân trong xã hội hiện đại - chỉ có tự học, học suốt đời và toàn xã hội học tập mới đáp ứng đƣợc yêu cầu của thời đại mới.

Hiện nay, đất nƣớc ta trên đà phát triển, mở rộng quan hệ quốc tế. Thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa và công nghệ thông tin đã làm cho nhu cầu "học" trong nhân dân trở thành nhu cầu cấp thiết. Yêu cầu đó đã làm cho vấn đề giáo dục nƣớc ta trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng của toàn xã hội.

Đó là những nhân tố mới trong quan hệ cung - cầu về giáo dục - đào tạo. Đây là một thế mới về "cầu", một đà mới về "cung" có ý nghĩa hết sức lớn lao, trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài nhằm thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc. Đó là những tín hiệu ban đầu về xu thế gia tăng tính đại chúng, ngày càng nhanh và càng rộng của nền giáo dục của chúng ta trong thế kỷ 21.

Đáng quan tâm nhất là chất lƣợng và hiệu quả giáo dục còn thấp. Trình độ kiến thức, kỹ năng thực hành, phƣơng pháp tƣ duy khoa học, trình độ ngoại ngữ và thể lực đa số học sinh còn yếu. Đào tạo chƣa gắn với việc sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý.

Trong thực tế hiện nay các trƣờng phổ thông đào tạo theo mô hình có sẵn. Mô hình đó không phát huy đầy đủ nhân cách học sinh. Nó chƣa kết hợp việc đào tạo con ngƣời thích ứng theo tình hình xã hội mới, trong khuôn khổ của đời sống tập thể. Học sinh phục tùng quyền uy đạo đức và trí tuệ của thầy giáo. Chính vì thế mà giáo dục không thể hình thành những nhân cách tự chủ trong lĩnh vực đạo đức. Cá thể chịu sự câu thúc về mặt trí tuệ đến mức đành phải học theo lệnh chỉ huy, chứ không đƣợc tự mình khám phá ra chân lý. Theo ông Vũ Văn Tảo khi bàn về sự học ngày nay cho rằng: "nếu trẻ em thụ động về mặt trí tuệ thì nó không thể tự do về mặt đạo đức" và ngƣợc lại nếu đạo đức chủ yếu lại là một sự tuân thủ quyền uy của ngƣời

KHOA TOÁN – TIN ĐHSP TP. HCM Trang 31 lớn, và nếu những quan hệ xã hội duy nhất tạo nên đời sống của lớp học là những quan hệ giữa mỗi cá thể học sinh với một ngƣời Thầy nắm mọi quyền lực, thì cũng không thể có sự chủ động về mặt trí tuệ.

Học sinh chỉ cần ghi nhớ tổng số kiến thức cần thiết để đại kết qủa trong kỳ thi, biết nhắc lại những chân lý đã có sẵn. Chính vì thế mà học sinh ngày càng mất đi khả năng tự học, tự nghiên cứu. Do đó, họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tự xây dựng lập luận và khái niệm.

Nhiều ý kiến cho rằng tình hình giáo dục hiện nay rất lạc hậu, cụ thể là phƣơng pháp giảng dạy. Tại sao trong thời đại khoa học kỹ thuật tiên tiến, với sự mở cửa ra thế giới, nhận mọi tiến bộ về khoa học kỹ thuật phục vụ công việc cũng nhƣ nâng cao mức sống, thì giáo dục vẫn còn trì trệ, cả nội dung lẫn phƣơng pháp giảng dạy, còn rất nặng nề và từ chƣơng. Học sinh phải học thuộc lòng nhƣ vẹt, học mẫu, làm theo mẫu (thậm chí cho cả môn văn) và hệ quả là mất dần khả năng sáng tạo. Học sinh không đƣợc tập trung suy nghĩ độc lập, không đƣợc phát huy khả năng tranh luận hoặc độc lập giải quyết vấn đề.

Tóm lại, nền giáo dục đào tạo nƣớc la còn yếu kém cả về quy mô, cơ cấu lẫn về chất lƣợng và hiệu quả. Nó chƣa đáp ứng kịp những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội. Đứng trƣớc tình hình đó, đại hội Đảng lần VIII đã nêu: "Nâng cao dân trì, bồi dƣỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con ngƣời Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa; khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nƣớc, ý chí quật cƣờng, phát huy tài trí của ngƣời Việt Nam, quyết tâm đƣa nƣớc nhà ra khỏi nghèo nàn và lạc hậu bằng khoa học và công nghệ"; "phát triển mạnh phong trào tự học, tự dào tạo thƣờng xuyên và rộng khắp; tạo năng lực tự học, sáng tạo của học sinh"... thể hiện quan điểm xây dựng năng lực phái triển nội sinh, một tƣ tƣởng cơ bản chỉ đạo sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp giảng dạy toán cúa giáo viên và tự học toán của học sinh PTTH hiện nay tại TP (Trang 31 - 33)